50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu có đáp án

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 (có đáp án) Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2.

1 89 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Câu 1. Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?

A. Mĩ, Anh, Tây Ban Nha.

B. Anh, Pháp, Bồ Đào Nha.

C. Pháp, Đức, Italia.

D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Đáp án đúng là: D

Những quốc gia đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI là: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (SGK Lịch Sử 7 – trang 15).

Câu 2. Để có thể sản xuất và kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản cần có

A. sự nghiên cứu về khoa học- kĩ thuật.

B. vốn và công nhân làm thuê.

C. của cải dư thừa nhiều.

D. một nền văn hóa mới.

Đáp án đúng là: B

Tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản là phải có tiền bạc (tức là vốn) và công nhân làm thuê (SGK Lịch Sử 7 – trang 17).

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí?

A. Tìm ra những vùng đất mới.

B. Thị trường thế giới được mở rộng.

C. Xuất hiện tình trạng buôn bán nô lệ.

D.Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.

Đáp án đúng là: C

Tình trạng buôn bán nô lệ, xâm lược lãnh thổ gây bao đau khổ cho các dân tộc ở châu Á, châu Phi.... nên không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí.

Câu 4. Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu gắn liền với hai giai cấp mới là

A. địa chủ và nông dân.

B. tư sản và vô sản.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. chủ nô và nô lệ.

Đáp án đúng là: B

Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu gắn liền với hai giai cấp mới là tư sản và vô sản (HS quan sát hình 4. Sơ đồ Những biến đổi của xã hội Tây Âu cuối thời trung đại, SGK Lịch Sử 7 – trang 17).

Câu 5. Cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương mới là

A. Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Thái Bình Dương.

Đáp án đúng là: D

Cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương mới là Thái Bình Dương (SGK Lịch Sử 7 – trang 15).

Câu 6. Cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô đã tìm ra một châu lục mới là

A. châu Đại Dương.

B. châu Úc.

C. châu Mĩ.

D. châu Phi.

Đáp án đúng là: C

Cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô đã tìm ra một châu lục mới là châu Mĩ (SGK Lịch Sử 7 – trang 15).

Câu 7. Các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI) đã mang đến sự giàu có cho tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Nông nô và lãnh chúa.

B. Quý tộc và thương nhân.

C. Thợ thủ công và nông nô.

D. Thợ thủ công và thương nhân.

Đáp án đúng là: B

Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ thuộc địa (SGK Lịch Sử 7 – trang 16).

Câu 8. Cuối thế kỉ XV, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất ở châu Âu đã làm nảy sinh nhu cầu về

A. tiêu dùng của người dân.

B. nguồn nguyên liệu từ Mĩ.

C. vàng bạc, nguyên liệu, thị trường.

D. thị trường từ các nước phương Tây.

Đáp án đúng là: C

Cuối thế kỉ XV, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất ở châu Âu đã làm nảy sinh nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, thị trường. Tuy nhiên, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người A-rập độc chiếm. Do đó, giới quý tộc và thương nhân châu Âu muốn tìm ra con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

Câu 9. Ai là người dẫn đầu đoàn thám hiểm hoàn thành chuyến đi đường biển vòng quanh thế giới từ năm 1519-1522?

A. Ma-gien-lăng.

B. Cô-lôm-bô.

C. Đi-a-xơ.

D. Va-xcô đơ Ga-ma.

Đáp án đúng là: A

Ma-gien-lăng là người dẫn đầu đoàn thám hiểm hoàn thành chuyến đi đường biển vòng quanh thế giới từ năm 1519 - 1522 (SGK Lịch Sử 7 – trang 15).

Câu 10. Tại sao nông nô buộc phải làm việc trong các xí nghiệp của tư sản?

A. Trong các xí nghiệp có điều kiện làm việc tốt hơn.

B. Nông nô không muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

C. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nhiều lợi nhuận.

D. Quý tộc và thương nhân đã cướp đoạt ruộng đất của nông nô.

Đáp án đúng là: D

Quý tộc và thương nhân tước đoạt ruộng đất của nông nô để biến thành đồn điền. Nông nô không có ruộng đất, mất tư liệu sản xuất => để nuôi sống bản thân và gia đình, nông nô buộc phải làm thuê cho các xí nghiệp của tư sản.

Câu 11. Giai cấp tư sản châu Âu tích luỹ được số vốn ban đầu nhờ vào

A. các cuộc phát kiến địa lí.

B. buôn bán ở thành thị trung đại.

C. bóc lột sức lao động của nông nô.

D. sản xuất nông nghiệp trong lãnh địa.

Đáp án đúng là: A

Các cuộc phát kiến địa lí đem về cho châu Âu khối lượng vàng bạc, nguyên liệu, trở thành nguồn vốn tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản

Câu 12. Dưới tác động của các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI), tôn giáo nào mới được du nhập vào Việt Nam?

A. Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Đạo Do Thái.

D. Đạo Hồi.

Đáp án đúng là: B

Năm 1533, giáo sĩ đạo Thiên Chúa ở Bồ Đào Nha đã theo thuyền buôn phương Tây đến truyền đạo tại Nam Định (Việt Nam).

Câu 13. Trong khoảng thế kỉ XVI – XVII, ở Châu Âu, giai cấp tư sản mới xuất hiện có nhiều tiền bạc nhưng chưa có được

A. kiến thức khoa học uyên bác.

B. nền văn hoá sáng tạo.

C. địa vị chính trị trong xã hội.

D. nhiều đất đai để xây nhà máy.

Đáp án đúng là: C

Trong khoảng thế kỉ XVI – XVII, ở Châu Âu, giai cấp tư sản mới xuất hiện có nhiều tiền bạc nhưng chưa có được địa vị chính trị trong xã hội (sgk 7 – trang 17).

Câu 14. Trong các cuộc phát kiến địa lí, đế xác định phương hướng, các nhà thám hiểm đã sử dụng thiết bị nào?

A. Thuyền buồm.

B. Súng hoả mai.

C. Thuyền Ca-ra-ven.

D. La bàn.

Đáp án đúng là: D

La bàn là thiết bị chuyên dùng để xác định phương hướng.s

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí tới Việt Nam thời trung đại?

A. Thiên chúa giáo từng bước được du nhập vào Việt Nam.

B. Văn hóa Việt Nam có sự giao lưu văn hoá với phương Tây.

C. Xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp: tư sản và vô sản.

D. Thương nhân nhiều nước phương Tây tới Việt Nam buôn bán.

Đáp án đúng là: C

- Tác động của các cuộc phát kiến địa lí tới Việt Nam:

+ Thiên chúa giáo từng bước được du nhập vào Việt Nam (giáo sĩ theo sau các thuyền buôn).

+ Văn hóa Việt Nam có sự giao lưu văn hoá với phương Tây.

+ Thương nhân nhiều nước phương Tây tới Việt Nam buôn bán.

- Ở Việt Nam, giai cấp vô sản và tư sản được hình thành vào khoảng đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (giai cấp vô sản hình thành trong cuộc khai thác lần thứ nhất; giai cấp tư sản hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai).

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

a) Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn

- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.

- Năm 1487, B.Đi-a-xơ - hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha, đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi - mũi Hảo Vọng.

- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ từ Tây Ban Nha đi về phía tây, vượt qua Đại Tây Dương và đã tìm ra vùng đất mởi - châu Mỹ.

- Năm 1497, đoàn thám hiểm của V.Ga-ma gồm 4 chiếc tàu với 160 thuỷ thủ rời cảng Li-xbon (Bồ Đào Nha), cũng vòng qua điểm cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ (1498). Ước mơ phát hiện tuyến đường biển sang Ấn Độ đã được thực hiện.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ Tây Ban Nha, đi về phía tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới năm 1522.

Lý thuyết Lịch Sử Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí lớn

b) Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Hệ quả tích cực:

+ Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,…

+ Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.

- Hệ quả tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa,…

Lý thuyết Lịch Sử Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tình trạng buôn bán nô lệ (tranh minh họa)

2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu

a) Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, nô lệ, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu.

- Tại châu Âu, giới quý tộc và thương nhân châu Âu dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn đề tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công....

=> Tư sản ở Tây Âu đã tích lũy được một nguồn vốn ban đầu và tập hợp được đội ngũ đông đảo những người làm thuê.

- Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện:

+ Giới quý tộc, thương nhân châu Âu lập ra các công trường thủ công, đồn điền quy mô lớn, các công ty thương mại

+ Quan hệ giữ chủ công trường thủ công, chủ đồn điền,… với những người làm thuê (công nhân) quan hệ là chủ - thợ.

b) Sự biến đổi của xã hội Tây Âu

- Trong xã hội với sự hình thành của các giai cấp mới - tư sản và vô sản:

- Giai cấp tư sản:

+ Là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,… trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,…

+ Nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội.

- Giai cấp vô sản:

+ Gồm đội quân lao động làm thuê cho chủ tư sản.

+ Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Lý thuyết Lịch Sử Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản

1 89 lượt xem