Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 18 Bài 3: Tuổi ngựa - Kết nối tri thức

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 18 Bài 3: Tuổi ngựa sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Tiếng Việt 5 Bài 3 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 238 lượt xem


Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 18 Bài 3: Tuổi ngựa - Kết nối tri thức

Khởi động trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1

Trao đổi về những tên gọi của năm (theo âm lịch) mà em biết.

G: năm Mão (năm Mèo)

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của bản thân về tên gọi của năm (theo âm lịch), suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những tên gọi của năm (theo âm lịch) mà em biết:

- Năm Mão (năm Mèo)

- Năm Tý (năm Chuột)

- Năm Sửu (năm Trâu)

- Năm Dần (năm Hổ)

- Năm Thìn (năm Rồng)

- Năm Tỵ (năm Rắn)

- Năm Ngọ (năm Ngựa)

- Năm Mùi (năm Dê)

- Năm Thân (năm Khỉ)

- Năm Dậu (năm Gà)

- Năm Tuất (năm Chó)

- Năm Hợi (năm Lợn)

Bài 1 trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1

                                                   TUỔI NGỰA

– Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi...

– Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá...

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền.

Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Loá màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi hoa huệ ngọt ngào

Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại.

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi, đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ dường.

(Xuân Quỳnh)

Tuổi Ngựa: sinh năm Ngựa (năm Ngọ), theo âm lịch.

Qua trò chuyện với mẹ, vì sao bạn nhỏ lại tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây?

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thơ đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Qua trò chuyện với mẹ, bạn nhỏ tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây vì mẹ nói với bạn nhỏ rằng tuổi của bạn nhỏ là tuổi Ngựa. Tuổi Ngựa là tuổi đi, không yên một chỗ.

Bài 2 trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1

Qua trò chuyện với mẹ, vì sao bạn nhỏ lại tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây?

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thơ đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Qua trò chuyện với mẹ, bạn nhỏ tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây vì mẹ nói với bạn nhỏ rằng tuổi của bạn nhỏ là tuổi Ngựa. Tuổi Ngựa là tuổi đi, không yên một chỗ.

Bài 3 trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1

Kể lại hành trình của chú ngựa con theo trí tưởng tượng của bạn nhỏ.

- Những miền đất đã qua

- Những cảnh vật đã thấy

- Những cảm nghĩ đã có

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những miền đất đã qua: miền trung du, triền núi đá, những cánh đồng hoa.

Những cảnh vật đã thấy: ngọn gió, gió xanh, gió hồng, gió đen, núi đá, cánh đồng hoa, nắng, đồng hoa cúc.

Những cảm nghĩ đã có: vui vẻ, thích thú, say mê.

Bài 4 trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1

Qua đoạn thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói với mẹ điều gì?

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thơ cuối cùng của bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói với mẹ rằng dù chú ngựa con sẽ đi xa, đi khắp nơi, nhưng chú vẫn nhớ và luôn muốn trở về bên mẹ. Đây là sư biết ơn và tình yêu thương của bạn nhỏ với người mẹ, dù có phải rời xa nhưng tình cảm vẫn không thay đổi.

Bài 5 trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1

Nêu nhận xét về bạn nhỏ trong bài thơ.

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ trong bài thơ thể hiện sự tự tin và say mê trong việc khám phá và trải nghiệm cuộc sống. Dù còn nhỏ nhưng bạn đã có tinh thần phiêu lưu và quyết tâm đi tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Đồng thời, sự nhạy cảm và tình cảm gia đình sâu sắc cũng được thể hiện qua tình yêu thương và mong muốn trở về bên mẹ của bạn.

* Học thuộc lòng bài thơ.

1 238 lượt xem