Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 20 Bài 3: Đại từ - Kết nối tri thức
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 20 Bài 3: Đại từ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Tiếng Việt 5 Bài 3 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 20 Bài 3: Đại từ - Kết nối tri thức
Bài 1 trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ in đậm trong câu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. “Vậy” thay thế cho từ “vàng óng”.
b. “Thế” thay thế cho “cao và thẳng”.
c. “Đó” thay thế cho “cánh đồng vàng rộm”.
Bài 2 trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?
a. Cốc! Cốc Cốc! – Ai gọi đó? – Tôi là thỏ… (Võ Quảng)
|
b. Bé nằm ngẫm nghĩ - Nắng ngủ ở đâu? – Nắng ngủ nhà nắng Mai lại gặp nhau. (Thụy Anh)
|
c. Mùa nào phượng vĩ Nở đỏ rực trời Ở khắp nơi nơi Ve kêu ra rả? (Câu đố)
|
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn trích, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Từ được dùng để hỏi: đó
b. Từ được dùng để hỏi: đâu
c. Từ được dùng để hỏi: nào
Bài 3 trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc câu chuyện dưới dây và trả lời câu hỏi.
Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:
– Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được.
- Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.
(Phan Tự Gia Bách)
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu chuyện, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để xưng hô.
b.
- Từ chỉ người nói: Ta, tớ
- Từ chỉ người nghe: Bạn, cậu
Ghi nhớ
Đại từ là từ dùng để thay thế như thế, vậy, đó, này,... (đại từ thay thế), để hỏi như ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, đâu.... (đại từ nghi vấn) hoặc dễ xưng hô như tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, chúng ta,... (đại từ xưng hô). Ngoài ra, trong tiếng Việt, có nhiều danh từ được dùng để xưng hô như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...
Bài 4 trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em dựa vào câu chuyện Hạt thóc, đóng vai và biết câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Tớ xin lỗi vì đã kiêu ngạo như vậy!