Lý thuyết Dòng điện. Cường độ dòng điện (Chân trời sáng tạo 2024) Vật lí 11

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật lí 11.

1 85 lượt xem


Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện

A. Lý thuyết Dòng điện. Cường độ dòng điện

1. Khái niệm dòng điện

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm).

2. Cường độ dòng điện

Khái niệm cường độ dòng điện

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện

Đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện gọi là cường độ dòng điện, được xác định bằng điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng S trong một đơn vị thời gian.

I=qt

Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A).

- Dòng điện không đổi có cường độ và chiều không thay đổi: I=qt

Định nghĩa đơn vị điện tích

1 culong (1C) là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi dòng điện không đổi có cường độ 1 A chạy qua.

1 C = 1A.1s = 1A.s

3. Vận tốc trôi

Khái niệm vận tốc trôi

Vận tốc trôi của các hạt tải điện tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy trong vật dẫn.

v=InS|q|

Đối với vật dẫn là kim loại, hạt tải điện là electron: I = nSve

B. Trắc nghiệm Dòng điện. Cường độ dòng điện

Câu 1. Một dòng điện không đổi chạy qua dây dẫn có cường độ 2 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4C chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn đó. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn đó là

A. 16C.

B. 6C.

C. 32C.

D. 8C.

Điện lượng cần tìm: q2=q1I1.I2=42.4=8C

Đáp án đúng là D

Câu 2. Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là

A. 1018.

B. 1019.

C. 1020.

D. 1021.

Số electron cần tìm: n=1,610.1,6.1019=1018

Đáp án đúng là A

Câu 3. Trong thời gian 4 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn là 2C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là

A. 0,5A.

B. 4A.

C. 5A.

D. 0,4A.

Cường độ dòng điện: I=qt=24=0,5A

Đáp án đúng là A

Câu 4. Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn. Cường độ của dòng điện chạy qua dây dẫn là

A. 1,2A.

B. 0,12A.

C. 0,2A.

D. 4,8A.

Cường độ dòng điện: I=242.60=0,2A

Đáp án đúng là C

Câu 5. Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một ti vi thường dùng có cường độ 60μA. Số electron tới đập vào màn hình của ti vi trong mỗi giây là

A. 3,75.1014.

B. 7,35.1014.

C. 2,66.1014.

D. 0,266.1014.

Số electron cần tìm: n=qe=Ite=60.106.11,6.1019=3,75.1014

Đáp án đúng là A

Câu 6: Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của

A. electron.

B. neutron.

C. điện tích âm.

D. điện tích dương.

Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của điện tích dương.

Đáp án đúng là D

Câu 7: Xét dòng điện có cường độ 2 A chạy trong một dây dẫn. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 5 s có độ lớn

A. 0,4 C.

B. 2,5 C.

C. 10 C.

D. 7,0 C.

Điện lượng cần tìm q=It=2.5=10C

Đáp án đúng là C

Câu 8. Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 s khi có điện lượng 30C dịch chuyển qua tiết diện của dây dẫn đó trong 30 s là

A. 3.1018.

B. 6,25.1018.

C. 90.1018.

D. 30.1018.

Số electron cần tìm n=301,6.1019.30=6,25.1018

Đáp án đúng là B

Câu 9. Dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ 1 A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong 2 s 

A. 2,5.1019.

B. 1,25.1019.

C. 2.1019.

D. 0,5.1019.

Số electron cần tìm n=2.11,6.1019=1,25.1019

Đáp án đúng là B

Câu 10. Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi với cường độ là 2 mA chạy qua. Trong 1 phút, số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn đó là

A. 2.1020.

B. 12,2.1019.

C. 6.1018.

D. 7,5.1017.

Số lượng electron cần tìm: n=60.2.1031,6.1019=7,5.1017

Đáp án đúng là D

Câu 11. Nếu trong khoảng thời gian Δt=0,1s đầu có điện lượng q = 0,5C và trong thời gian t'=0,1s tiếp theo có điện lượng q'=0,1C chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn thì cường độ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là

A. 6A.

B. 3A.

C. 4A.

D. 2A.

Cường độ dòng điện cần tìm: I=q1+q2t1+t2=0,5+0,10,1+0,1=3A

Đáp án đúng là B

Câu 12. Dòng điện chạy qua dây dẫn của một camera có cường độ 50 μA. Số electron chạy qua dây dẫn mỗi giây là

A. 3,75.1014 hạt.

B. 3,35.1014 hạt.

C. 3,125.1014 hạt.

D. 50.1015 hạt.

Áp dụng công thức I=ΔqΔt=N.|e|ΔtN=I.Δt|e|=50.106.11,6.1019=3,125.1014

Đáp án đúng là C.

1 85 lượt xem