Lý thuyết Năng lượng điện. Công suất điện (Chân trời sáng tạo 2024) Vật lí 11
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 11 Bài 19: Năng lượng điện. Công suất điện ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật lí 11.
Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 19: Năng lượng điện. Công suất điện
A. Lý thuyết Năng lượng điện. Công suất điện
1. Năng lượng và công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch
Năng lượng tiêu thụ điện của một đoạn mạch
Năng lượng tiêu thụ điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch với thời gian dòng điện chạy qua: A = UIt
Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là jun (J).
Công suất tiêu thụ điện của một đoạn mạch
Công suất tiêu thụ điện của một đoạn mạch là năng lượng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
Trong hệ SI, công suất có đơn vị là oát (W).
Trường hợp đoạn mạch là điện trở
Nhiệt lượng toả ra trên điện trở R được xác định bởi:
Công suất toả nhiệt được xác định bởi:
2. Năng lượng và công suất của một nguồn điện
Sự biến đổi năng lượng trong một nguồn đang phát điện
Một phần năng lượng của nguồn phát ra dòng điện cung cấp cho mạch ngoài, phần còn lại chuyển thành nhiệt lượng toả ra bên trong nguồn.
Công suất tiêu thụ điện của mạch ngoài:
Năng lượng và công suất điện
Năng lượng toàn phần do nguồn điện sinh ra trên toàn mạch:
Công suất của nguồn điện:
Hiệu suất của nguồn điện:
B. Trắc nghiệm Năng lượng điện. Công suất điện
Câu 1. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 W thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).
D. R = 6 (Ω).
Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài
Đáp án đúng là A.
Câu 2: Một ấm điện có ghi 220 V – 1000 W có thể đun sôi 1,5 lít nước từ 200C trong thời gian 10 phút. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K) và khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3. Hiệu suất của bếp là
A. 72,5%.
B. 76,4%.
C. 84%.
D. 95%.
Nhiệt lượng cung cấp cho 1,5 lít nước từ 20oC đến sôi ở 100oC là:
Q = mc∆t = 1,5.4200.(100-20) = 504 000 J
Điện năng tiêu thụ của bếp là:
Hiệu suất của bếp là:
Đáp án đúng là C
Câu 3. Đối với mạch điện kín dưới đây, thì hiệu suất của nguồn điện không được tính bằng công thức
A. .
B. .
C. .
D. .
Hiệu suất của nguồn điện là
Đáp án đúng là D.
Câu 4. Một mạch điện có 2 điện trở 6 Ω và 9 Ω mắc song song được nối với một nguồn điện có điện trở trong 0,4 Ω. Hiệu suất của nguồn điện là
A. 40%.
B. 60%.
C. 70%.
D. 90%.
Điện trở tương đương của mạch ngoài là:
Hiệu suất của nguồn điện là
Đáp án đúng là D
Câu 5. Một nguồn điện là acquy chì có suất điện động E = 12 V nối với mạch ngoài có điện trở R = 5 Ω thành mạch kín. Hiệu suất của nguồn điện H = 95%. Tính cường độ dòng điện trong mạch.
A. 2,86 A.
B. 2,28 A.
C. 2,68 A.
D. 2,26 A.
Hiệu suất của nguồn là
Đáp án đúng là B
Câu 6. Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
A. 25 phút.
B. phút.
C. 40 phút.
D. 10 phút.
Đổi 1 kJ = 1000 J.
Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là: (phút).
Đáp án đúng là A.
Câu 7. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng
A. 2000 J.
B. 5 J.
C. 120 kJ.
D. 72 kJ.
Đổi 12 phút = 720 giây
Trong 12 phút đoạn mạch tiêu thụ một năng lượng là
A = P.t = 100.720 = 72000 (J) = 72 (kJ).
Đáp án đúng là D
Câu 8: Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?
A. 12 W.
B. 18 W.
C. 2 W.
D. 36 W.
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch = 2 A
Áp dụng công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là:
.
Đáp án đúng là D.
Câu 9. Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là
A. 48 kJ.
B. 24 J.
D. 24000 kJ.
D. 400 J.
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch = 2 A
Áp dụng công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là:
.
Đáp án đúng là D.
Câu 10. Cho mạch điện gồm hai điện trở nối tiếp mắc vào một nguồn điện, biết hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là U1 = 9V, R1 = 15 Ω. Biết hiệu điện thế hai đầu R2 là U2 = 6V. Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 5 phút là
A. 772 J.
B. 1440 J.
C. 1080 J.
D. 1200 J.
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa điện trở R1, ta có
Vì hai điện trở mắc nối tiếp nên I = I1 = I2 = 0,6 A
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa điện trở R2.
Ta có
Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 2 phút là
Đáp án đúng là C.
Câu 11. Một nguồn điện có suất điện động 12 V và điện trở trong 0,2 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở mạch ngoài trong thời gian 30 phút là
A. 49777,4 J.
B. 94776,4 J.
C. 49766,4 J.
D. 76489,4 J.
Cường độ dòng điện trong mạch là
Nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian 30 phút là
Q = I2.R.t = 2,42.4,8.(30.60) = 49766,4 J
Đáp án đúng là C
Câu 12. Một mạch điện gồm 2 nguồn ghép nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong lần lượt là 4,5V và 1 W. Bộ nguồn được nối với 2 điện trở mắc nối tiếp có giá trị lần lượt là 6 W và 7 W. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R1 trong thời gian 5 phút là
A. 468 J.
B. 648 J.
C. 600 J.
D. 756 J.
Hai điện trở mắc nối tiếp, nên điện trở mạch ngoài là RN = 6 + 7 = 13 Ω.
Hai nguồn ghép nối tiếp, nên suất điện động bộ nguồn là , điện trở trong của bộ nguồn là rb = 2r = 2 Ω.
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R1 trong thời gian 5 phút là
Q = I2.R1.t = 0,62.6.(5.60) = 648 J.
Đáp án đúng là B