Lý thuyết KHTN 6 ( Cánh diều 2024) Bài 19: Đa dạng thực vật

Tóm tắt lý thuyết Bài 19: Đa dạng thực vật sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1 117 lượt xem


Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 19: Đa dạng thực vật

I. Các nhóm thực vật

- Thực vật được phân chia thành các nhóm là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

II. Thực vật không có mạch dẫn (Rêu)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Rêu là những thực vật nhỏ bé, mọc thành từng đám.

- Rêu không có mạch dẫn, sống ở những nơi ẩm ướt.

III. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt (Dương xỉ)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Dương xỉ phân bố ở nơi đất ẩm, dưới tán rừng hoặc ven đường đi…

- Đa số dương xỉ sống trên cạn nhưng cũng có loài sống dưới nước.

- Môi trường sống chủ yếu của dương xỉ là nơi có khí hậu nóng ẩm.

IV. Thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa (hạt trần)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Hạt trần là nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt không được bao kín trong quả và không có hoa.

- Các hạt nằm trên những lá noãn xếp liền nhau thành nón.

- Có hai loại nón: nón đực có kích thước nhỏ và nón cái lớn hơn.

- Cơ quan sinh dưỡng có cả rễ, thân và lá phát triển.

- Phần lớn các cây hạt trần có lá hình kim.

V. Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (hạt kín)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Hạt kín là nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt nằm trong quả và có hoa.

- Cơ quan sinh dưỡng có đủ cả rễ, thân, lá phát triển với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.

- Thực vật hạt kín rất đa dạng về số loài và số cá thể của loài, kích thước cây và môi trường sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

                            

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 19: Đa dạng thực vật

Câu 1: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

A. Cây bưởi          B. Cây vạn tuế                C. Rêu tản            D. Cây thông

Đáp án: A

Cây bưởi được xếp vào nhóm thực vật hạt kín nên vì cơ thể có cả hoa, quả và hạt nằm trong quả.

Câu 2: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch                     B. Vì chúng có hạt nằm trong quả

C. Vì chúng sống trên cạn                  D. Vì chúng có rễ thật

Đáp án: B

Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.

Câu 3: Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?

A. Rêu        B. Dương xỉ          C. Hạt trần            D. Hạt kín

Đáp án: B

Dương xỉ là ngành thực vật đã có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử.

Câu 4: Loại ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?

A. Hạt kín             B. Hạt trần            C. Dương xỉ                    D. Rêu

Đáp án: A

Thực vật hạt kín mọc ở khắp nơi, cả ở trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc nơi có tuyết bao phủ.

Câu 5: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

A. Quả                  B. Hoa                  C. Noãn                D. Rễ

Đáp án: C

Noãn là bộ phận chứa hạt chỉ xuất hiện ở những cây Hạt trần.

Câu 6: Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?

A. Bèo tấm           B. Kim giao          C. Bèo vảy ốc                 D. Bao báp

Đáp án: C

- Bèo tấm và bao báp thuộc ngành Hạt kín

- Kim giao thuộc ngành Hạt trần

Câu 7: Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

Bài tập trắc nghiệm Đa dạng thực vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều

A. (1)                    B. (2)                    C. (3)                    D. (4)

Đáp án: B

Tảo lục đơn bào không được xếp vào nhóm Thực vật.

Câu 8: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá                    B. Mặt trên của lá

C. Thân cây                              D. Rễ cây

Đáp án: A

Các túi bào tử thường tập trung ở mặt dưới của lá tạo thành các ổ túi bào tử.

Câu 9: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 

B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.

C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Đáp án: C

Cây dương xỉ, cây thông, cây rêu không thuộc ngành Hạt kín.

Câu10: Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín                      B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm                 D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết

Đáp án: B

Giới thực vật được chia thành các ngành là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

1 117 lượt xem