Lý thuyết KHTN 6 ( Kết nối tri thức 2024) Bài 34: Thực vật

Tóm tắt lý thuyết Bài 34: Thực vật sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1 113 lượt xem


KHTN lớp 6 Bài 34: Thực vật

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 34: Thực vật

I. Đa dạng thực vật

- Thực vật sống ở khắp nơi xung quanh chúng ra, chúng có nhiều loài, có kích thước và môi trường sống khác nhau.

Thực vật | Kết nối tri thức

II. Các nhóm thực vật

- Thực vật bao gồm các ngành chính là Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

Thực vật | Kết nối tri thức

1. Thực vật không có mạch 

- Thực vật không có mạch gồm những loài cơ thể không có mạch dẫn (rêu)

- Đặc điểm: 

+ Cơ thể nhỏ bé

+ Có rễ giả

+ Thân và lá không có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử

Thực vật | Kết nối tri thức

2. Thực vật có mạch

a) Dương xỉ

Thực vật | Kết nối tri thức

- Đặc điểm:

+ Có hệ mạch

+ Sinh sản bằng bào tử

+ Sống ở những nơi ẩm, mát (bờ ruộng, chân tường,…)

b) Thực vật hạt trần:

Thực vật | Kết nối tri thức

- Đặc điểm:

+ Là những cây gỗ có kích thước lớn

+ Có hệ mạch dẫn phát triển

+ Chưa có hoa và quả

+ Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở

c) Thực vật hạt kín

Thực vật | Kết nối tri thức

- Đặc điểm:

+ Cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt

+ Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái

+ Hệ mạch phát triển

III. Vai trò của thực vật

1. Vai trò đối với môi trường

- Thực vật hấp thụ khí carbon dioxide để quang hợp và giái phóng khí oxygen ra môi trường giúp cân bằng hàm lượng hai loại khí này trong khí quyển.

- Thoát hơi nước ở lá góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính.

2. Vai trò của thực vật đối với động vật và con người

Thực vật | Kết nối tri thức

- Cây xanh quang hợp cung cấp oxygen cho hoạt động hô hấp của người và động vật 

- Chất hữu cơ do cây xanh tổng hợp là nguồn thức ăn cho các loài động vật ăn thức vật, các loài động vật này lại là nguồn thức ăn của các loài động vật khác

- Thực vật còn là nơi trú ngụ và sinh sản của nhiều loài động vật giống trên cây như: sóc, chim…                              

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 34: Thực vật

Câu 1: Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

Bài tập trắc nghiệm Thực vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

A. (1)                    B. (2)                    C. (3)                    D. (4)

Lời giải Tảo lục đơn bào không được xếp vào nhóm Thực vật.

Đáp án: B

Câu 2: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

A. Quả                  B. Hoa                  C. Noãn                D. Rễ

Lời giải Noãn là bộ phận chứa hạt chỉ xuất hiện ở những cây Hạt trần.

Đáp án: C

Câu 3: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch                     B. Vì chúng có hạt nằm trong quả

C. Vì chúng sống trên cạn                  D. Vì chúng có rễ thật

Lời giải Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.

Đáp án: B

Câu 4: Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?

A. Rêu        B. Dương xỉ          C. Hạt trần            D. Hạt kín

Lời giải Dương xỉ là ngành thực vật đã có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử.

Đáp án: B

Câu 5: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá                    B. Mặt trên của lá

C. Thân cây                              D. Rễ cây

Lời giải Các túi bào tử thường tập trung ở mặt dưới của lá tạo thành các ổ túi bào tử.

Đáp án: A

Câu 6: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn                 B. Ngăn biến đổi khí hậu

C. Giữ đất, giữ nước                 D. Cung cấp thức ăn, nơi ở

Lời giải Thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài động vật.

Đáp án: D

Câu 7: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

A. Cây bưởi          B. Cây vạn tuế                C. Rêu tản            D. Cây thông

Lời giải Cây bưởi được xếp vào nhóm thực vật hạt kín nên vì cơ thể có cả hoa, quả và hạt nằm trong quả.

Đáp án: A

Câu 8: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 

B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.

C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Lời giải Cây dương xỉ, cây thông, cây rêu không thuộc ngành Hạt kín.

Đáp án: C

Câu 9: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2

B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2

C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2

D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Lời giải Thực vật quang hợp có khả năng lọc bớt bụi và khí độc, giúp cân bằng hàm lượng CO2 và Otrong không khí.

Đáp án: B

Câu 10: Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín                       B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm                 D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết

Lời giải Giới thực vật được chia thành các ngành là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

Đáp án: B

1 113 lượt xem