Lý thuyết KHTN 6 ( Kết nối tri thức 2024) Bài 53: Mặt Trăng

Tóm tắt lý thuyết Bài 53: Mặt Trăng sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1 113 lượt xem


Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 53: Mặt Trăng

I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy

1. Mặt Trăng

- Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời. Đôi khi chúng ta thấy nó rất sáng vào đêm.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

- Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng mặt trời.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

- Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

- Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Đó là các pha của Mặt Trăng.

+ Không Trăng (Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Mặt Trăng.

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.  

- Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn khoảng hai tuần. Hai tuần sau đó Trăng tròn sẽ trở lại là không Trăng.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)

- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mất khoảng một tháng để đi hết một vòng.

- Vị trí Mặt Trăng ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó. Phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

1 113 lượt xem