Lý thuyết Lịch sử 6 (Cánh diều 2024) Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Tóm tắt lý thuyết Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X) sách Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 65 lượt xem


Bài giảng Lịch sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỉ X) - Cánh diều

Lịch sử lớp 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc  hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á.

- Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.

- Tại Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều thương cảng lớn, như: Lâm Ấp (ở Chăm-pa); Pa-lem-bang (ở Si Vi-giay-a)…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 11 : Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X) | Cánh diều

2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

- Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

- Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.

- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi: Riêm kê (Campuchia); Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a).

- Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 11 : Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X) | Cánh diều

                        

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Câu 1. Chữ viết của người Khơ-me và người Chăm có nguồn gốc từ loại văn tự nào?

A. Chữ tượng hình củaAi Cập.

B. Chữ Phạn của Ấn Độ.

C. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

D. Chữ La-tinh của La Mã.

Đáp án: B

Lời giải: Tiếp thu hệ thống chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm và người Khơ-me đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.

Câu 2. Kiến trúc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á mang đậm dấu ấn kiến trúc và tôn giáo của quốc gia nào?

A. Ai Cập.

B. Lưỡng Hà.

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

Đáp án: C

Lời giải: Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp, như tháp Chăm (Việt Nam), khu đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a),…

Câu 3. Văn hoá các nước Đông Nam Á chịu sự ảnh ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của quốc gia nào? 

A. Trung Quốc.

B. Ả Rập.

C. Ấn Độ.

D. Ai Cập.

Đáp án: C

Lời giải: Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là về chữ viết, tôn giáo và kiến trúc.

+ Chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở chữ Phạn (Lào, Khơ-me,...).

+ Phật giáo và Ấn Độ giáo được truyền bá vàocác nước Đông Nam Á.

+ Kiến trúc: Những ngôi chùa, đền tháp mang màu sắc Phật giáo, Ấn Độ giáo.

Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là nhận định đúng về văn hoá Đông Nam Á?

A. Văn học Ấn Độ ảnh hướng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á,

B. Kiến trúc đền - núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.

C. Tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á đã dung hợp Ấn Độ giáo, Phật giáo.

D. Cư dân Đông Nam Á không sáng tạo được có chữ viết riêng.

Đáp án: D

Lời giải:

- Trên cơ sở tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ, cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình, như: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Môn cổ, chữ Mã Lai cổ...

Câu 5. Các tháp Chăm tại Thánh Địa Mĩ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam) chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật kiến trúc của tôn giáo nào dưới đây?

A. Ấn Độ giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án: A

Lời giải: Các tháp Chăm tại Thánh Địa Mĩ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam) chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo.

Câu 6. Chùa Suê-đa-gon là công trình kiến trúc của quốc gia nào?

A. Việt Nam.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Mi-an-ma.

D. Cam-pu-chia.

Đáp án: C

Lời giải: Chùa Suê-đa-gon là công trình kiến trúc của Mi-an-ma, mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.

Câu 7.   Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã được truyền bá vào Đông Nam Á?

A. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo. 

C. Hin-đu giáo và Phật giáo.

D. Hồi giáo và Phật giáo.

Đáp án: C

Lời giải: Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ đã theo chân các nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á, hoà nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

Câu 8. Người Việt cổ đã tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây? 

A. Chữ tượng hình củaAi Cập.

B. Chữ Phạn của Ấn Độ.

C. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

D. Chữ Hán của Trung Quốc.

Đáp án: D

Lời giải: Người Việt tiếp thu các lớp từ Hán và chữ Hán từ Trung Quốc.

Câu 9. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Đông Nam Á chủ yếu buôn bán với

A. Ai Cập, Lưỡng Hà.

B. Hà Lan, Bồ Đào Nha.

C. Ấn Độ, Trung Quốc.

D. Mĩ, Anh, Pháp.

Đáp án: C

Lời giải: Ngay từ khoảng đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á có thể đóng được thuyền lớn, đi biển được nhiều ngày, buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu là với Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 10. Người Chăm, người Khơ-me, người Môn, người Mã Lai ở Đông Nam Á đã tiếp thu chữ viết của quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Lưỡng Hà. 

D. Ai Cập.

Đáp án: B

Lời giải: Tiếp thu hệ thống chữ cổ của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng, như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Môn, người Mã Lai,…

1 65 lượt xem