Lý thuyết Lịch sử 6 (Cánh diều 2024) Bài 7: Ấn Độ cổ đại

Tóm tắt lý thuyết Bài 7: Ấn Độ cổ đại sách Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 67 lượt xem


Bài giảng Lịch sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại - Cánh diều

Lịch sử lớp 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng

-Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 : Ấn Độ cổ đại | Cánh diều

+ Nằm ở khu vực Nam Á, phía bắc là những dãy núi cao; phía tây và phía đông là những đồng bằng trù phú.

+ Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pha-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét... ngày nay. 

- Có các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng…

- Khí hậu: lưu vực sông Hằng, có sự tác động của gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. 

2. Chế độ xã hội của Ấn Độ

- Sự hình thành chế độ xã hội của Ấn Độ:

+ Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, hình thành các thành thị cổ.

+ Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi và biến người Đra-vi-đa thành nô lệ.

- Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại (chế độ Vác-na):

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 : Ấn Độ cổ đại | Cánh diều

+ Đẳng cấp Bra-ma (tăng lữ).

+ Đẳng cấp Ksa-tri-a (Quý tộc, chiến binh).

+ Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công).

+ Đẳng cấp Su-đra (những người thấp kém nhất trong xã hội).

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ

- Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.

- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến...

- Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…

Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 : Ấn Độ cổ đại | Cánh diều

- Lịch pháp: chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.

- Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số từ 0 – 9

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 : Ấn Độ cổ đại | Cánh diều

                      

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại

Câu 1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là

A. sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.

B. sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.

C. sông Nin và sông Ti-grơ.

D. sông Ấn và sông Hằng.

Đáp án: D

Lời giải: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là sông Ấn và sông Hằng.

Câu 2. Theo lịch của người Ấn cổ đại, sau bao nhiêu năm sẽ có một tháng nhuận?

A. 5 năm.

B. 6 năm.

C. 7 năm.

D. 8 năm.

Đáp án: A

Lời giải: Người Ấn độ đã biết làm ra lịch, chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày (một năm có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thêm một tháng nhuận (trang 35/SGK).

Câu 3. Chữ số 0 là thành tựu văn hóa của cư dân quốc gia cổ đại nào dưới đây?

A. Ai Cập.

B. Hy Lạp.

C. Ấn Độ. 

D. Lưỡng Hà.

Đáp án: C

Lời giải: Người Ấn Độ sáng tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn đang được sử dụng, quan trọng nhất là việc sáng tạo ra chữ số 0 (trang 35/SGK).

Câu 4. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, nông dân, thương nhân, thợ thủ công thuộc đẳng cấp nào?

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Đáp án: C

Lời giải:

- Bra-man (tăng lữ)

- Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh)

- Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công)

- Su-đra (những người thấp kém trong xã hội)

=> Đáp án C đúng 

Câu 5. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân Ấn Độ cổ đại phát triển nền kinh tế nào dưới đây?

A. Tiểu thủ công nghiệp.

B. Mậu dịch hàng hải.

C. Nông nghiệp.

D. Công nghiệp và dịch vụ.

Đáp án: C

Lời giải: Ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng có: đất đai màu mỡ, dễ canh tác; nguồn nước tưới tiêu dồi dào... tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

Câu 6. Sau khi tràn vào miền Bắc Ấn Độ, người A-ri-a thành lập một số nhà nước và thiết lập chế độ

A. quân chủ lập hiến.

B. đẳng cấp Vác-na.

C. quân chủ chuyên chế.

D. phân biệt giới tính.

Đáp án: B

Lời giải: Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ. Họ xua đuổi và biến người Đra-vi-a thành nô lệ, người hầu, trở thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp. Chế độ này được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na.

Câu 7. Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở

A. lưu vực sông Ấn.

B. lưu vực sông Hằng.

C. miền Đông Bắc Ấn.

D. miền Nam Ấn.

Đáp án: A

Lời giải: Từ khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, người Đra-vi-a đã định cư sinh sống và dần hình thành các thành thị cổ, tiêu biểu là Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa.

Câu 8. Chữ viết được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là

A. chữ hình nêm.

B. chữ Phạn.

C. giáp cốt văn.

D. kim đỉnh văn.

Đáp án: B

Lời giải: Chữ viết được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn (trang 34/SGK)

Câu 9. Những vùng đồng bằng trù phú ở phía tây và phía đông của Ấn Độ được bồi đắp bởi phù sa của những dòng sông nào?

A. Hoàng Hà và  Trường Giang.

B. Sông Nin và sông Ấn.

C. Sông Ấn và sông Hằng.

D. Sông Hồng và sông Đà.

Đáp án: C

Lời giải: Những vùng đồng bằng trù phú ở phía tây và phía đông được tạo nên bởi sự bồi đắp phù sa của sông Ấn và sông Hằng (trang 31/SGK)

Câu 10. Các công trình kiến trúc của Ấn Độ cổ đại chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định, nổi bật nhất là kiến trúc

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Hồi giáo và Thiên chúa giáo.

C. Đạo Bà la môn.

D. Thiên chúa giáo.

Đáp án: A

Lời giải: Các công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định, nổi bật nhất là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo (trang 34/SGK).

Câu 11. Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ 

A. tên một ngọn núi.

B. tên một con sông.

C. tên một tộc người.

D. tên một sử thi.

Đáp án: B

Lời giải: Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông, phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a rồi đổ ra biển A ráp – đó là dòng sông Ấn.

Câu 12. Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở đâu?

A. Trung Quốc.

B. Các nước Ả Rập.

C. Các nước Đông Nam Á.

D. Việt Nam.

Đáp án: C

Lời giải: Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là về chữ viết, tôn giáo và kiến trúc.

+ Chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở chữ Phạn.

+ Phật giáo, Hin-đu giáo được truyền bá và phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á.

+ Kiến trúc: Những ngôi chùa, đền tháp mang màu sắc Phật giáo, Hin-đu giáo...

Câu 13. Chế độ đẳng cấp Vác-na là sự phân biệt về

A. tôn giáo và sắc tộc.

B. chủng tộc và màu da.

C. tuổi tác và giới tính.

D. giàu – nghèo và trình độ hiểu biết.

Đáp án: B

Lời giải: Chế độ đẳng cấp Vác-na là sự phân biệt về chủng tộc và màu da (trang 32/SGK)

Câu 14. Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ dưới lên trên..

A. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.

B. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man.

C. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.

D. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.

Đáp án: B

Lời giải: Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ dưới lên trên là: Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man

Câu 15. Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tộc người nào đã sinh sống tại lưu vực sông Ấn?

A. Người Đra-vi-đa.

B. Người Mã Lai.

C. Người Miến.

D. Người Môn.

Đáp án: A

Lời giải: Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, người Đra-vi-a đã định cư sinh sống và dần hình thành các thành thị cổ (trang 32/SGK)

1 67 lượt xem