Lý thuyết Lịch sử 6 (Cánh diều 2024) Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Tóm tắt lý thuyết Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII sách Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 92 lượt xem


Bài giảng Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII - Cánh diều

Lịch sử lớp 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

1. Điều kiện tự nhiên

- Trung Quốc cổ đại nằm ở khu vực Đông Bắc Á.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang.

- Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Cánh diều

2. Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng

- Quá trình thống nhất:

+ Từ khoảng thiên niên kỉ III đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhà Hạ, Thương, Chu lần lượt thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc.

+ Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nhà nước ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.

+ Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. 

+ Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật thống nhất trong cả nước.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Cánh diều

Xã hội phong kiến Trung Quốc bắt đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng với sự ra đời của hai giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

- Năm 206 TCN, Lưu Bang lật đổ nhà Tần, lập ra nhà Hán.

3. Trung Quốc nhà Hán đến nhà Tùy

- Từ nhà Hán (206 TCN - 220) 

- Tam Quốc (220 - 280).

- Nhà Tấn (280 - 420).

- Nam - Bắc Triều (420 - 581).

- Nhà Tùy (581 - 618).

4. Một số thành tựu của văn minh Trung Quốc

Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

- Sử học: các bộ sử nổi tiếng: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...

- Chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.

+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Cánh diều

Văn học:

Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.

+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời chiến quốc)…

- Về y học: 

+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.

+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...

- Kỹ thuật: phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...

- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Cánh diều

                      

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Câu 1. Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở khu vực nào?

A. Đồng bằng Hoa Bắc.

B. Đồng bằng Hoa Nam. 

C. Lưu vực sông Hoàng Hà.

D. Lưu vực sông Trường Giang.

Đáp án: C

Lời giải: Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ rất sớm, những nhà nước cổ đại đầu tiên đã ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà.

Câu 2. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là

A. quý tộc – địa chủ.

B. địa chủ - nông dân lĩnh canh.

C. lãnh chúa - nông nô.

D. tư sản - vô sản.

Đáp án: B

Lời giải: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là địa chủ - nông dân lĩnh canh (tá điền).

Câu 3. Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các triều đại và thời kì nào?

A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.

B. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.

C. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc. 

D. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều.

Đáp án: A

Lời giải: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các triều đại và thời kì nối tiếp nhau: Hán, Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều, Tuỳ.

Câu 4. Duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức và lễ nghĩa là chủ trương của phái

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. thuyết Âm – Dương.

D. Đạo gia.

Đáp án: A

Lời giải: Duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức và lễ nghĩa là chủ trương của phái Nho gia, đại diện là Khổng Tử.

Câu 5. Trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến, những người nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là

A. nông nô.

B. nông dân tự canh.

C. nông dân lĩnh canh.

D. nô lệ.

Đáp án: C

Lời giải: Nông dân công xã bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là nông dân lĩnh canh (tá điền).

Câu 6. Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì

A. ngũ đại – thập quốc.

B. nhà Hán. 

C. nhà Đường.

D. Xuân Thu - Chiến Quốc.

Đáp án: D

Lời giải: Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc (trang 37/SGK).

Câu 7. Người thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN là

A. Lưu Bang.

B. Tần Doanh Chính.

C. Lý Uyên. 

D. Ái Tân Giác La Dận Chân.

Đáp án: B

Lời giải: Nửa sau thế kỉ III TCN, nhà Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Vua nước Tần là tần Doanh Chính xưng là Hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng.

Câu 8. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A. Nhà Hạ.

B. Nhà Thương.

C. Nhà Chu.

D. Nhà Tần.

Đáp án: D

Lời giải: Xã hội phong kiến Trung Quốc bước đầu hình thành dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.

Câu 9. Trong thời Xuân Thu, tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Trung Quốc là

A. Sở Từ.

B. Kinh Thi.

C. Li Tao.

D. Cửu ca.

Đáp án: B

Lời giải:Trong thời Xuân Thu, tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Trung Quốc là Kinh Thi (trang 40/SGK).

Câu 10. Công trình phòng ngự nổi tiếng nào của Trung Quốc được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1987?

A. Vạn Lí Trường Thành.

B. Thành cổ Tây An.

C. Tử Cấm Thành.

D. Lâu đài thành đỏ.

Đáp án: A

Lời giải: Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.

Câu 11. Khi nhận ruộng đất để canh tác, những người nông dân lĩnh canh phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ - phần hoa lợi đó được gọi là

A. thuế thân.  

B. địa tô.

C. cống phẩm.

D. tô lao dịch.

Đáp án: B

Lời giải: Khi nhận ruộng đất để canh tác, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.

Câu 12. Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung lần đầu tiên trong cả nước?

A. Nhà Chu.

B. Nhà Tuỳ.

C. Nhà Hán.

D. Nhà Tần.

Đáp án: D

Lời giải: Để củng cố sự thống nhất đất nước, Tần Thuỷ Hoàng đã ban hành chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung lần đầu tiên trong cả nước (trang 38/SGK).

Câu 13. Đâu là công trình kiến trúc được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc?

A. Quần thể kim tự tháp Gi-za.

B. Vạn Lí Trường Thành.

C. Lăng Taj Mahan

D. Đền Bô-rô-bu-đua.

Đáp án: B

Lời giải: Vạn Lí Trường Thành được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc (trang 41/SGK).

Câu 14. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về các thành phần xã hội đưới thời nhà Tần?

A. Địa chủ.  

B. Lãnh chúa.

C. Tá điền.

D. Nông dân lĩnh canh.

Đáp án: B

Lời giải:

- Địa chủ, nông dân lĩnh canh (tá điền) là hai giai cấp trong xã hội phong kiến dưới thời Tần.

- Lãnh chúa là giai cấp trong xã hội phong kiến ở Tây Âu => đáp án B sai        

Câu 15. Ở Trung Quốc thời cổ đại, Lão Tử là người sáng lập ra trường phái tư tưởng nào dưới đây?

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Đáp án: D

Lời giải: Lão Từ là người sáng lập ra phái Đạo gia ở Trung Quốc. Nội dung tư tưởng chủ yếu của phái Đạo gia là: không tranh giành của cải hay quyền lực.

1 92 lượt xem