Lý thuyết Lịch sử 6 (Cánh diều 2024) Bài 4: Xã hội nguyên thủy
Tóm tắt lý thuyết Bài 4: Xã hội nguyên thủy sách Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.
Bài giảng Lịch sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy - Cánh diều
Lịch sử lớp 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy
A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy
1. Tổ chức xã hội nguyên thủy
a. Bầy người nguyên thủy:
+ Tồn tại ở giai đoạn người tối cổ.
+ Có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Con người sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước và nguồn thức ăn; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, mỗi bầy gồm khoảng 5-7 gia đình.
b. Công xã thị tộc
+ Tồn tại ở giai đoạn người tinh khôn.
+ Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống, đứng đầu là tộc trưởng.
+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.
2. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
- Thông qua lao động, người nguyên thủy đã từng bước chinh phục tự nhiên.
- Những thành tựu về vật chất của người nguyên thủy:
+ Biết dùng lửa và tạo ra lửa.
+ Cải tiến công cụ lao động.
+ Chuyển biến trong cách thức lao động, địa bàn cư trú và trang phục...
3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
- Người nguyên thủy quan niệm mọi vật đều có linh hồn và họ sùng bái 'vật tổ', có tục chôn cất người chết…
- Làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá...
4. Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam
- Từ văn hóa Hòa Bình, dấu tích nền nông nghiệp sơ khai đã xuất hiện.
- Người tinh khôn biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
- Họ sống quần tụ thành các thị tộc, bộ lạc với địa bàn cư trú ổn định và mở rộng hơn.
B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy
Câu 1. Tổ chức xã hội của người tối cổ là
A. bầy người nguyên thuỷ.
B. thị tộc, bộ lạc.
C. thị tộc phụ hệ.
D. thị tộc mẫu hệ.
Đáp án: B
Lời giải: Tổ chức xã hội của người tối cổ là bầy người nguyên thủy (trang 17/SGK)
Câu 2. Người tối cổ kiếm sống bằng
A. chăn nuôi, hái lượm.
B. săn bắt, chăn nuôi.
C. săn bắt, hái lượm.
D. chăn nuôi, trồng trọt.
Đáp án: C
Lời giải: Người tối cổ kiếm sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm.
Câu 3. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là
A. làng bản.
B. thị tộc.
C.
D. bộ lạc.
Đáp án: C
Lời giải: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là bầy người nguyên thuỷ (trang 17/SGK)
Câu 4. Công cụ lao động của người tối cổ được làm từ nguyên liệu nào?
A. Đá.
B. Sắt.
C. Đồng đỏ.
D. Đồng thau.
Đáp án: A
Lời giải: Công cụ lao động của người tối cổ chủ yếu được làm từ nguyên liệu đá.
Câu 5. Người tinh khôn đã
A. phát minh ra lửa.
B. sinh sống thành từng bầy.
C. biết trồng trọt, chăn nuôi.
D. xuất hiện cách ngày nay khoảng 6 triệu năm.
Đáp án: C
Lời giải: Người tinh khôn đã biết trồng trọt, chăn nuôi. Nội dung các đáp án A, B, D phản ánh về người tối cổ.
Câu 6. Xã hội nguyên thuỷ đã lần lượt trải qua những giai đoạn phát triển nào?
A. Bầy người nguyên thủy => công xã thị tộc.
B. Bộ lạc => bầy người nguyên thủy => thị tộc.
C. Công xã thị tộc => bầy người nguyên thủy.
D. Thị tộc => bộ lạc => bầy người nguyên thủy.
Đáp án: A
Lời giải: Xã hội nguyên thuỷ đã lần lượt trải qua những giai đoạn phát triển: Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc (thị tộc, bộ lạc).
Câu 7. Ở Việt Nam, dấu tích nền nông nghiệp sơ khai được phát hiện ở nền văn hóa nào?
A. Văn hoá Hòa Bình.
B. Văn hoá Bắc Sơn.
C. Văn hoá Quỳnh Văn.
D. Văn hoá Đông Sơn.
Đáp án: A
Lời giải: Ở Việt Nam, dấu tích nền nông nghiệp sơ khai được phát hiện ở nền văn hóa Hoà Bình (trang 20/SGK).
Câu 8. Đứng đầu bộ lạc là
A. tộc trưởng.
B. tù trưởng.
C. bộ trưởng.
D. xóm trưởng.
Đáp án: B
Lời giải: Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng (trang 17/SGK)
Câu 9. Đứng đầu thị tộc là
A. tộc trưởng.
B. tù trưởng.
C. bộ trưởng.
D. xóm trưởng.
Đáp án: B
Lời giải: Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng (trang 17/SGK)
Câu 10. So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết
A. săn bắt, hái lượm.
B. ghè đẽo đá làm công cụ.
C. trồng trọt, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.
D. dùng lửa để sưởi ấm, nấu chín thức ăn...
Đáp án: C
Lời giải: So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết trồng trọt, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.
Câu 11. Nguyên nhân chính nào khiến chế độ thị tộc mẫu hệ chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy?
A. Sự phát triển của công cụ lao động bằng sắt.
B. Ảnh hưởng của quan niệm xã hội.
C. Ảnh hưởng của tôn giáo nguyên thủy.
D. Sự phân công lao động tự nhiên.Bottom of Form
Đáp án: D
Lời giải: Trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy, nền kinh tế của người nguyên thủy là săn bắt, hái lượm. Nhiệm vụ săn bắt thuộc về người đàn ông, hái lượm thuộc về người phụ nữ. Lượng thức ăn người phụ nữ kiếm được ổn định hơn so với người đàn ông. Do đó vị thế của người phụ nữ trong gia đình cao hơn so với người đàn ông.
Câu 12. Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là
A. nhóm gồm vài chục gia đình, không có quan hệ huyết thống.
B. nhiều bầy người nguyên thủy cư trú trên cùng một địa bàn.
C. nhóm gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống.
D. một nhóm người có chung huyết thống, sống riêng biệt, không hợp tác kiếm sống.
Đáp án: C
Lời giải: Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là nhóm gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống (trang 17/ SGK)
Câu 13. Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện ở các mặt là
A. công cụ lao động, đời sống tâm linh.
B. cách thức lao động, địa bàn cư trú, trang phục.
C. đời sống tâm linh, cách thức lao động, địa bàn cư trú.
D. đời sống nghệ thuật, công cụ lao động, cách thức lao động.
Đáp án: B
Lời giải: Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện ở các mặt là cách thức lao động, địa bàn cư trú, trang phục.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của Người tinh khôn?
A. Biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
B. Sống thành bầy khoảng 5 - 7 gia đình lớn.
C. Sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình.
D. Biết làm trang sức tinh tế, làm đồ gốm.
Đáp án: B
Lời giải: Sống thành bầy khoảng 5 - 7 gia đình lớn là đặc điểm của bầy người nguyên thuỷ.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây phản ánh về đời sống vật chất của người nguyên thủy?
A. Có tục chôn cất người chết.
B. Làm đồ trang sức từ đá, xương thú…
C. Dựng lều từ cành cây, xương thú.
D. Vẽ tranh trên vách hang động.
Đáp án: C
Lời giải: Đáp án C phản ánh đời sống vật chất của người nguyên thủy (các đáp án A, B, D phản ánh về đời sống tinh thần).