Lý thuyết Lịch sử 6 (Cánh diều 2024) Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Tóm tắt lý thuyết Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại sách Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 87 lượt xem


Bài giảng Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại - Cánh diều

Lịch sử lớp 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên

a. Hy Lạp cổ đại

- Lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.

+ Có ít đồng bằng, đất đai không thuận lợi trồng cây lương thực.

+ Có nhiều loại khoán sản như sắt, đồng, vàng...

+ Có nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự đi lại và trú ẩn của tàu thuyền.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại | Cánh diều

b. La Mã cổ đại:

ơi khởi sinh nền văn minh La Mã là bán đảo I-ta-li-a.

- Có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt...

+ Đường biển, có nhiều cảng vịnh thuận lợi cho những hoạt động buôn bán trên biển.

2. Tổ chức nhà nước thành bang:

- Thời gian ra đời: thế kỉ VIII - VI TCN, các nhà nước thành bang ở Hy Lạp ra đời. 

- Đặc điểm: các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những thần bảo hộ riêng.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại | Cánh diều

- Tổ chức nhà nước: nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

3. Tổ chức nhà nước đế chế:

- Khoảng thế kỉ III TCN, thành bang La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành bang xung quanh. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào khoảng thế kỉ II.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại | Cánh diều

- Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã, nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng cao cả, tối cao).

- Tổ chức nhà nước: dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng.

4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã

- Lịch pháp: người Hy Lạp và La Mã đều làm ra dương lịch.

- Chữ viết:

+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. 

+ Người La Mã sáng tạo ra mẫu tự La-tin, số La Mã.

- Văn học: I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp.

- Sử học: Hy Lạp và La Mã xuất hiện những nhà sử học tiểu biểu như Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Pô-li-biu-xơ... 

- Khoa học cơ bản: Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học, với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét...

- Kiến trúc: người Hy Lạp và La Mã đã tạo nên rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại | Cánh diều

                        

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Câu 1. Năm 27 TCN, ai là người thống trị duy nhất ở La Mã?

A. Ốc-ta-viu-xơ.

B. Pê-ri-clét.

C. Hê-rô-đốt.

D. Pi-ta-go.

Đáp án: A

Lời giải: Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã (trang 45/SGK).

Câu 2. Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của tổ chức nào được coi trọng?

A. Đại hội nhân dân.

B. Hội đồng bộ trưởng.

C. Hội đồng 500.

D. Viện Nguyên lão.

Đáp án: D

Lời giải: Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng, với số nghị viện khoảng 600 người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão.

Câu 3. Thể loại văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp là

A. thần thoại.

B. thơ.

C. truyện ngụ ngôn.

D. tiểu thuyết.

Đáp án: A

Lời giải: Thể loại văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp là thần thoại.

Câu 4. I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của quốc gia nào?

A. Ai Cập 

B. Ấn Độ

C. Hy Lạp

D. La Mã

Đáp án: C

Lời giải: I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp (trang 46/SGK).

Câu 5. Điều kiện thuận lợi của Hy Lạp và La Mã cổ đại thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp trồng lúa.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp đường biển. 

D. Chăn nuôi gia súc lớn.

Đáp án: C

Lời giải: Với nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự đi lại và trú ẩn của tàu thuyền, hoạt động buôn bán trên biển... tạo điều kiện thuận lợi để cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế thương nghiệp đường biển.

Câu 6. Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm ra lịch, đó là

A. âm lịch.

B. dương lịch.

C. nông lịch.

D. Phật lịch.

Đáp án: B

Lời giải: Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm ra lịch, đó là dương lịch (trang 44/SGK).

Câu 7. Lãnh thổ của đế quốc La Mã được mở rộng nhất vào thế kỉ nào?

A. Thế kỉ I TCN.

B. Thế kỉ II.

C. Thế kỉ V TCN.

D. Thế kỉ V.

Đáp án: B

Lời giải: Vào khoảng thế kỉ II, lãnh thổ của đế quốc La Mã được mở rộng nhất (trang 45/SGK).

Câu 8. Ở Hy Lạp, đất đai không thuận lợi cho trồng cây lương thực nhưng thích hợp với việc trồng cây

A. nho và ô-liu.

B. quế và đại hồi.

C. nghệ tây và lúa nước.

D. ớt và hồ tiêu.

Đáp án: A

Lời giải: Hy Lạp có ít đồng bằng, đất đai không thuận lợi cho trồng cây lương thực nhưng thích hợp với việc trồng nho và ô-liu.

Câu 9. Các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời trong khoảng thời gian nào?

A. Từ khoảng thế kỉ VII – thế kỉ V TCN.

B. Từ khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ VI TCN.

C. Từ khoảng thế kỉ V – thế kỉ VII TCN.

D. Từ khoảng thế kỉ VI – thế kỉ VIII TCN.

Đáp án: B

Lời giải: Từ khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Trong đó, hai thành bang tiêu biểu nhất là Xpác-ta và A-ten.

Câu 10. Các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm giống nhau cơ bản về

A. Thời gian ra đời (thiên niên kỉ I TCN).

B. Cơ cấu xã hội (giai cấp thống trị và bị trị).

C. Nền tảng kinh tế (nông nghiệp trồng lúa).

D. Thể chế chính trị (dân chủ chủ nô).

Đáp án: B

Lời giải: Điểm giống nhau cơ bản giữa các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) với các quốc gia cổ đại phương Tây (Hy Lạp và La Mã) là cơ cấu xã hội – bao gồm 2 giai cấp: giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

Câu 11. Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten?

A. Đại hội nhân dân.

B. Viện Nguyên lão.

C. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

D. Tòa án 6000 người.

Đáp án: A

Lời giải: Hơn 30.000 công dân A-ten họp thành Đại hội nhân dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc.

Câu 12. Cuộc đấu tranh nào ở La Mã cổ đại là minh chứng điển hình về sự phản kháng của nô lệ đối với chủ nô?

A. Cuộc chiến thành Tơ-roa.

B. Khởi nghĩa của Xpác-ta-cút.

C. Cuộc chiến thành A-ten.

D. Đảo chính của Ốc-ta-viu-xơ.

Đáp án: B

Lời giải: Thời La Mã cổ đại, vào năm 73 TCN, Xpác-ta-cút đã lãnh đạo các đấu sĩ nô lệ vùng lên chống lại chủ nô.

Câu hỏi vận dụng

Câu 13. Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại?

A. Thiết chế chính trị của các thành bang đều giống nhau.

B. Mỗi thành bang có đường biên giới lãnh thổ riêng.

C. Các thành bang chính quyền, quân đội riêng.

D. Mỗi thành bang có một vị thần bảo hộ riêng.

Đáp án: A

Lời giải:

- Các thành bang có đường biên giới lãnh thổ riêng, có chính quyền, quân đội hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những thần bảo hộ riêng.

- Mặc dù đều là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô, nhưng thiết chế chính trị và tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.

Câu 14. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều

A. là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

B. có chung một vị thần bảo hộ.

C. có chung hệ thống kinh tế, đơn vị đo lường.

D. giống nhau về thể chế và tổ chức chính trị.

Đáp án: A

Lời giải: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là những nhà nước chiếm hữu nô lệ (trang 44/SGK).

Câu 15. I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh cổ đại nào dưới đây?

A. La Mã.

B. Ấn Độ.

C. Trung Quốc.

D. Ai Cập.

Đáp án: A

Lời giải: Nơi khởi sinh nền văn minh La Mã là I-ta-li-a (trang 43/SGK).

1 87 lượt xem