Lý thuyết Lịch sử 6 (Kết nối tri thức 2024) Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á
Tóm tắt lý thuyết Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á sách Lịch sử 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.
Nội dung bài viết
Lịch sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á
A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến
- Thế kỉ VII – X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy 1 bộ tộc làm nòng cốt, như:
+ Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn.
+ Vương quốc Pa-gan của người Miến.
+ Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn.
+ Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me…
2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa.
- Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram…
- Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á.
B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á
Câu 1. Trong khoảng mười thế kỉ đầu công nguyên, ở Đông Nam Á đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như
A. Đại Chiêm, Pa-lem-bang…
B. Pi-rê, Mác-xây…
C. Pa-lem-bang, Pi-rê…
D. Mác-xây, Am-xtét-đam…
Đáp án: A.
Trong khoảng mười thế kỉ đầu công nguyên, ở Đông Nam Á đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như Đại Chiêm, Pa-lem-bang… (SGK Lịch Sử 6/ trang 57).
Câu 2. Vương quốc nào của người Môn được thành lập tại lưu vực sông I-ra-oa-đi?
A. Sri Kse-tra.
B. Sri Vi-giay-a.
C. Ca-lin-ga.
D. Chân Lạp.
Đáp án: A.
Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn được thành lập tại lưu vực sông I-ra-oa-đi (SGK Lịch Sử 6/ trang 55).
Câu 3. Vương quốc nào của người Mã Lai được thành lập trên đảo Xu-ma-tra?
A. Sri Kse-tra.
B. Sri Vi-giay-a.
C. Ca-lin-ga.
D. Chân Lạp.
Đáp án: B.
Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai được thành lập trên đảo Xu-ma-tra (SGK Lịch Sử 6/ trang 55).
Câu 4. Vương quốc nào của người In-đô-nê-xi-a được thành lập trên đảo Gia-va?
A. Sri Kse-tra.
B. Sri Vi-giay-a.
C. Ca-lin-ga.
D. Chân Lạp.
Đáp án: C.
Vương quốc Ca-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a được thành lập trên đảo Gia-va (SGK Lịch Sử 6/ trang 55).
Câu 5. Vương quốc Ca-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a được thành lập ở
A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.
B. lưu vực sông Mê Nam.
C. đảo Xu-ma-tra.
D. đảo Gia-va.
Đáp án: C.
Vương quốc Ca-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a được thành lập ở đảo Gia-va (SGK Lịch Sử 6/ trang 55)
Câu 6. Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn được thành lập ở
A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.
B. lưu vực sông Mê Nam.
C. đảo Xu-ma-tra.
D. đảo Gia-va.
Đáp án: A.
Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn được thành lập ở lưu vực sông I-ra-oa-đi (SGK Lịch Sử 6/ trang 55)
Câu 7. Vương quốc Pa-gan của người Miến được thành lập ở
A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.
B. lưu vực sông Mê Nam.
C. đảo Xu-ma-tra.
D. đảo Gia-va.
Đáp án: A.
Vương quốc Pa-gan của người Miến được thành lập ở lưu vực sông I-ra-oa-đi (SGK Lịch Sử 6/ trang 55)
Câu 8. Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn được thành lập ở
A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.
B. lưu vực sông Mê Nam.
C. đảo Xu-ma-tra.
D. đảo Gia-va.
Đáp án: B.
Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn được thành lập ở lưu vực sông Mê Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 55)
Câu 9. Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me được thành lập ở
A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.
B. lưu vực sông Mê Nam.
C. đảo Xu-ma-tra.
D. đảo Gia-va.
Đáp án: B.
Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me được thành lập ở lưu vực sông Mê Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 55)
Câu 10. Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai được thành lập ở
A. lưu vực sông I-ra-oa-đi.
B. lưu vực sông Mê Nam.
C. đảo Xu-ma-tra.
D. đảo Gia-va.
Đáp án: C.
Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai được thành lập ở đảo Xu-ma-tra (SGK Lịch Sử 6/ trang 55)
Câu 11. Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quóc Đông Nam Á đã góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là
A. Con đường tơ lụa.
B. Con đường gốm sứ.
C. Con đường Gia vị.
D. Con đường xạ hương.
Đáp án: C.
Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quóc Đông Nam Á đã góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị (SGK Lịch Sử 6/ trang 56)
Câu 12. Tộc người nào chiếm đa số ở vương quốc Chân Lạp?
A. Người Môn.
B. Người Miến.
C. Người Mã Lai.
D. Người Khơ-me.
Đáp án: D.
Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me được thành lập tạo lưu vực sông Mê Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 55).
Câu hỏi thông hiểu
Câu 13. Ngành kinh tế chính ở các vương quốc ở vùng Đông Nam Á lục địa là
A. nông nghiệp.
B. thủ công nghiệp.
C. khai thác thủy sản.
D. buôn bán đường biển.
Đáp án: A.
Ngành kinh tế chính ở các vương quốc ở vùng Đông Nam Á lục địa là nông nghiệp (SGK Lịch Sử 6/ trang 56).
Câu 14. Vương quốc phong kiến nào dưới đây được hình thành ở vùng Đông Nam Á lục địa?
A. Chân Lạp.
B. Sri Vi-giay-a.
C. Ca-lin-ga.
D. Ma-ta-ram.
Đáp án: A.
Vương quốc Chân Lạp được hình thành ở vùng Đông Nam Á lục địa (SGK Lịch Sử 6/ trang 55).
Câu 15. Vương quốc phong kiến nào dưới đây được hình thành ở vùng Đông Nam Á hải đảo?
A. Chân Lạp.
B. Chăm-pa.
C. Ca-lin-ga.
D. Pa-gan.
Đáp án: C.
Vương quốc Ca-lin-ga được hình thành ở vùng Đông Nam Á hải đảo (SGK Lịch Sử 6/ trang 55).
Câu hỏi vận dụng