Lý thuyết Lịch sử 6 (Kết nối tri thức 2024) Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Tóm tắt lý thuyết Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X sách Lịch sử 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 89 lượt xem


Lịch sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của vương quốc Chăm-pa.

a. Vương quốc Chăm-pa ra đời

- Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập ách cai trị đối với vùng đất ở phía Nam dãy Hoành Sơn nước ta, đặt tên gọi là quận Nhật Nam.

-  Năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) nổi dậy lật đồ ách cai trị của nhà Hán, lập ra Vương quốc Chăm-pa.

b. Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên

- Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn (ở Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam)

- Thế kỉ VIII, kinh đô của Chăm-pa dịch chuyển về phía nam (ở vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận).

- Thế kỉ IX, người Chăm lại chuyển kinh đô về Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam).

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | Kết nối tri thức

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp: trồng lúc nước là ngành kinh tế chính.

- Thủ công nghiệp và khai thác lâm sản cũng rất phát triển.

Vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

b. Tổ chức xã hội

- Vua là 'đấng tối cao', đứng đầu vương quốc.

- Bộ máy nhà nước: chia đất nước thành các châu, huyện, làng.

- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | Kết nối tri thức

3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Chữ viết: sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,..).

+ Phật giáo, Hin-đu giáo,… du nhập vào Chăm-pa.

- Kiến trúc, điêu khắc: cư dân Chăm-pa xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam),...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | Kết nối tri thức

- Tổ chức nhiều lễ hội trong năm.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | Kết nối tri thức

B. 13 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Câu 1. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Đáp án: A.

Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của nhà Đường (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).

Câu 2. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ La-tinh của La Mã.

C. Chữ Hán của Trung Quốc.

D. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

Đáp án: A.

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ Phạn của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ Chăm cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 94).

Câu 3. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ.

Đáp án: D.

Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).

Câu 4. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).  

B. Tháp Chăm (Phan Rang).

C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa).                                     

D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Đáp án: A.

Thánh địa Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999.

Câu 5. Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ

A. Chăm cổ.

B. Mã Lai cổ.

C. Khơ-me cổ.

D. Môn cổ.

Đáp án: A.

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ Chăm cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 94).

Câu 6. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?

A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông.

B. Nghề khai thác lâm sản (trầm hương, kì nam, ngà voi…) rất phát triển.

C. Có sự giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ…

D. Nền kinh tế đóng kín, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.

Đáp án: D.

Vương quốc Chăm-pa là một trung tâm buôn bán quốc tế thời bấy giờ, kết nối với Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác (SGK Lịch Sử 6/ trang 93).

Câu 7. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây?

A. Đầu thế kỉ I.

B. Cuối thế kỉ II.

C. Đầu thế kỉ III.

D. Cuối thế kỉ IV.

Đáp án: B.

Cuối thế kỉ II, Vương quốc Chăm-pa được hình thành (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).

Câu 8. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?

A. Pa-lem-bang.

B. Lâm Ấp.

C. Chân Lạp.

D. Nhật Nam.

Đáp án: B.

Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là Lâm Ấp (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).

Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?

A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.

C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.

D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.

Đáp án: A.

Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của nhà Đường, lập ra nhà nước Lâm Ấp (SGK Lịch Sử 6/ trang 92).

Câu 10. Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở

A. ven sông Bạch Đằng.

B. vùng cửa sông Tô Lịch.

C. ven sông Thu Bồn.

D. vùng Phong Khê.

Đáp án: C.

Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn (SGK Lịch Sử 6/ trang 93).

Câu 11. Thế kỉ IX, người Chăm-pa chuyển Kinh đô từ Vi-ra-pu-ra về

A. Sin-ha-pu-ra.

B. In-đra-pu-ra.

C. Pa-lem-bang.

D. Pi-rê.

Đáp án: B.

Thế kỉ IX, người Chăm-pa chuyển Kinh đô từ Vi-ra-pu-ra về In-đra-pu-ra (SGK Lịch Sử 6/ trang 93).

Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của cư dân Chăm-pa?

A. Vua thường được đồng nhất với một vị thần.

B. Xã hội bao gồm: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ.

C. Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ.

D. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.

Đáp án: D.

Nội dung đáp án D phản ánh về tổ chức của nhà nước Văn Lang.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa?

A.Thánh địa Mỹ Sơn.

B. Phật viện Đồng Dương.

C. Lễ hội Ka-tê.

D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Đáp án: D.

Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở là thành tựu của cư dân Ai Cập cổ đại.

1 89 lượt xem