Lý thuyết Lịch sử 6 (Kết nối tri thức 2024) Bài 4: Nguồn gốc loài người
Tóm tắt lý thuyết Bài 4: Nguồn gốc loài người sách Lịch sử 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.
Lịch sử lớp 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người
A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 1: Nguồn gốc loài người
1. Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người
- Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người đã diễn ra cách đây hàng triệu năm.
+ Cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, đã có một loài Vượn người sinh sống.
+ Từ loài Vượn người, một nhánh đã phát triển lên thành Người tối cổ. Dạng người này xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước.
+ Khoảng 15 vạn năm trước, Người tối cổ biến đổi thành Người tinh khôn.
2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam
- Tại khu vực Đông Nam Á:
+ Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người đã diễn ra từ rất sớm.
+ Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á. Đó là những di cốt hóa thạch và công cụ đá do con người chế tạo.
- Ở Việt Nam:
+ Đã phát hiện răng của Người tối cổ ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn),...
+ Những công cụ đá được ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ cũng đã có mặt ở An Khê (Gia Lai), Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước),...
B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người
Câu 1. Những dấu tích nào của người tối cổ được tìm thấy tại Đông Nam Á?
A. Công cụ và vũ khí bằng đồng.
B. Di cốt hóa thạch và công cụ bằng đá.
C. Di cốt hóa thạch và vu khí bằng sắt.
D. Đồ gốm và vũ khí bằng đồng thau.
Đáp án: B.
Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á đó là những di cốt hóa thạch và công cụ lao động bằng đá do con người chế tạo ra.
Câu 2. Người tối cổ đã
A. loại bỏ hết dấu tích của loài vượn trên cơ thể mình.
B. biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ.
C. hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân.
D. có cấu tạo cơ thể giống với con người hiện nay.
Đáp án: C.
Người tối cổ đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân (SGK Lịch Sử 6/ trang 17).
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả về đặc điểm hình thể của Người tối cổ?
A. Hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân.
B. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi cao.
C. Thể tích hộp sọ lớn hơn so với vượn cổ.
D. Trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt.
Đáp án: D.
- Đặc điểm của Người tối cổ: hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân; trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi cao; thể tích hộp sọ lớn hơn so với vượn cổ.
- Trán cao, mặt phẳn, cơ thể gọn và linh hoạt là đặc điểm của Người tinh khôn.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả đặc điểm hình thể của Người tinh khôn?
A. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống với con người hiện nay.
B. Thể tích hộp sợ lớn hơn so với Người tối cổ.
C. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi lên cao.
D. Trên cơ thể chỉ còn một lớp lông mỏng.
Đáp án: C.
- Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi lên cao là đặc điểm hình thể của Người tối cổ.
- Đặc điểm hình thể của Người tinh khôn:
+ Cấu tạo cơ thể cơ bản giống với con người hiện nay.
+ Thể tích hộp sợ lớn hơn so với Người tối cổ.
+ Trên cơ thể chỉ còn một lớp lông mỏng.
Câu 5. Loài vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng
A. 5 – 6 triệu năm.
B. 4 triệu năm.
C. 15 vạn năm.
D. 4 vạn năm.
Đáp án: A.
Loài vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 5 – 6 triệu năm (SGK Lịch Sử 6/ trang 17).
Câu 6. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người diễn ra theo tiến trình nào sau đây?
A. Vượn người => người hiện đại => người tối cổ.
B. Người tối cổ => người tinh khôn => vượn nhân hình.
C. Vượn người => người tối cổ => người tinh khôn.
D. Người hiện đại => người tối cổ => vượn người.
Đáp án: C.
Quá trình tiến hóa từ vượn thành người diễn ra theo tiến trình Vượn người => người tối cổ => người tình khôn.
Câu 7. Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng
A. 5 – 6 triệu năm.
B. 4 triệu năm.
C. 15 vạn năm.
D. 4 vạn năm.
Đáp án: B.
Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 triệu năm (SGK Lịch Sử 6/ trang 17).
Câu 8. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng
A. 5 – 6 triệu năm.
B. 4 triệu năm.
C. 15 vạn năm.
D. 4 vạn năm.
Đáp án: B.
Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm (SGK Lịch Sử 6/ trang 17).
Câu 9. Cách ngày nay khoảng 4 triệu năm, một nhánh của loài Vượn cổ đã tiến hóa thành
A. vượn người.
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn.
C. Người hiện đại.
Đáp án: B.
Cách ngày nay khoảng 4 triệu năm, một nhánh của loài Vượn cổ đã tiến hóa thành Người tối cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 17).
Câu 10. Cách ngày nay khoảng 15 vạn năm, dạng người nào đã xuất hiện
A. người vượn.
B. Người tối cổ.
C. người khéo léo.
D. Người tinh khôn.
Đáp án: D.
Cách ngày nay khoảng 15 vạn năm, Người tinh khôn đã xuất hiện.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm hình thể của Người tinh khôn?
A. Di chuyển bằng bốn chân.
B. Loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể.
C. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi lên cao.
D. Trên cơ thể có một lớp lông rất dày.
Đáp án: B.
Người tinh khôn đã loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể người (SGK Lịch Sử 6/ trang 17).
Câu 12. Tại hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn, Việt Nam), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích nào của Người tối cổ?
A. Công cụ và vũ khí bằng sắt.
B. Răng hóa thạch.
C. Bộ xương hóa thạch.
D. Công cụ và vũ khí bằng đồng.
Đáp án: B.
Tại hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn, Việt Nam), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những chiếc răng hóa thạch của Người tối cổ.
Câu 13. Tại di chỉ Núi Đọ (Thanh Hóa, Việt Nam), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích nào của Người tối cổ
A. Công cụ và vũ khí bằng sắt.
B. Răng hóa thạch.
C. Bộ xương hóa thạch.
D. Công cụ lao động bằng đá.
Đáp án: D.
Tại Núi Đọ (Thanh Hóa, Việt Nam), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy công cụ lao động bằng đá của Người tối cổ.
Câu 14. Tại di chỉ Xuân Lộc (Đồng Nai, Việt Nam), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích nào của Người tối cổ
A. Răng hóa thạch.
B. Bộ xương hóa thạch.
C. Công cụ lao động bằng đá.
D. Công cụ và vũ khí bằng sắt.
Đáp án: C.
Tại di chỉ Xuân Lộc (Đồng Nai, Việt Nam), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy công cụ lao động bằng đá của Người tối cổ.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm hình thể của Người tối cổ?
A. Di chuyển bằng bốn chân.
B. Loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể.
C. Thể tích hộp sọ lớn, trong não đã hình thành trung tâm phát tiếng nói.
D. Cơ thể gọn, linh hoạt, cơ bản giống với cơ thể của con người hiện nay.
Đáp án: C.
Người tối cổ đã có thể tích hộp sọ lớn, trong não đã hình thành trung tâm phát tiếng nói (SGK Lịch Sử 6/ trang 17).