Lý thuyết Lịch sử 6 (Kết nối tri thức 2024) Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Tóm tắt lý thuyết Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X sách Lịch sử 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.
Lịch sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ
a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo
- Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời. Con trai ông là Khúc Hạo lên nối nghiệp, vẫn xưng Tiết độ sứ. Chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ (907 - 917)
b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta lập lại quyền cai trị.
- Năm 931, thuộc tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
- Cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.
2. Ngô Quyền và khúc tráng ca sông Bạch Đằng
a. Kế hoạch đánh giặc
- Hoàn cảnh:
+ Năm 938, vua Nam Hán cử Hoằng Tháo chỉ huy quân thủy tiến sang xâm lược nước ta
+ Ngô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa biển Bạch Đằng.
- Kế hoạch của Ngô Quyền:
+ Lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Vạt nhọn cọc lớn, đầu vạt bịt sắt, sau đó đóng ngầm cọc ở cửa biển.
+ Lợi dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch.
b. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng
- Diễn biến:
+ Khi nước biển dâng cao, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.
+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy; chiến thuyền của quân Nam Hán va vào cọc, vỡ và bị chìm. Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.
- Ý nghĩa: chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Câu 1. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (931) của người Việt đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Khúc Thừa Dụ.
B. Ngô Quyền.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Khúc Hạo.
Đáp án: C.
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (931) của người Việt đặt dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ (SGK Lịch Sử 6/ trang 86).
Câu 2. Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi là
A. An Đông đô hộ phủ.
B. An Tây đô hộ phủ.
C. An Nam đô hộ phủ.
D. An Bắc đô hộ phủ.
Đáp án: C.
Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi An Nam đô hộ phủ.
Câu 3. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?
A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905).
B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).
C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).
D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).
Đáp án: D.
Chiến thắng Bạch Đằng (938) đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 89).
Câu 4. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”
A. Ngô Quyền.
B. Khúc Thừa Dụ.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Mai Thúc Loan.
Đáp án: A.
Câu đố trên chứa nhiều dữ liệu phản ánh về Ngô Quyền:
+ Để đối phó với quân Nam Hán, Ngô Quyền đã lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc; sai người đem cọc lớn, vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển…
+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 5. Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để dấy binh khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ vào năm 905?
A. Nhà Hán suy yếu nghiêm trọng.
B. Nhà Đường lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. Nhà Ngô chưa thiết lập được chính quyền đô hộ ở Việt Nam.
D. Chính quyền đô hộ của nhà Đường mới được thiết lập, còn lỏng lẻo.
Đáp án: B.
Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền tự chủ của người Việt (SGK Lịch Sử 6/ trang 85).
Câu 6. Người tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là
A. Khúc Thừa Dụ.
B. Ngô Quyền.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Khúc Hạo.
Đáp án: B.
Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách (SGK Lịch Sử 6/ trang 85).
Câu 7. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Tiết độ sứ.
D. Huyện lệnh.
Đáp án: C.
Chức quan đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường là tiết độ sứ.
Câu 8. Năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh khởi nghĩa ở
A. làng Ràng (Thanh Hóa).
B. núi Nưa (Thanh Hóa).
C. Hát Môn (Hà Nội).
D. Đường Lâm (Hà Nội).
Đáp án: A.
Năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh khởi nghĩa ở làng Ràng (Thanh Hóa) – SGK Lịch Sử 6/ trang 86.
Câu 9. Năm 938, quân Nam Hán từ Quảng Đông theo Đường Biển ồ ạt kéo sang xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của chủ tướng
A. Thoát Hoan.
B. Lưu Hoằng Tháo.
C. Sầm Nghi Đống.
D. Ô Mã Nhi.
Đáp án: B.
Năm 938, quân Nam Hán từ Quảng Đông theo Đường Biển ồ ạt kéo sang xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của chủ tướng Lưu Hoằng Tháo (SGK Lịch Sử 6/ trang 87).
Câu 10. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược?
A. Vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
C. Làng Ràng (Thanh Hóa).
D. Núi Nưa (Thanh Hóa).
Đáp án: B.
Vùng cửa sông Bạch Đằng được Ngô Quyền lựa chọn làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (SGK Lịch Sử 6/ trang 87).
Câu 11. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân xâm lược Tống (981)?
A. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
B. Vườn không nhà trống.
C. Tiên phát chế nhân.
D. Đánh thành diệt viện.
Đáp án: A.
Quân dân tiền Lê dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đã kế thừa, vận dụng kế sách: đóng cọc trên sông Bạch Đằng để đánh đuổi quân xâm lược Tống (981).
Câu 12. Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077).
B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
C. Chiến thắng Bạch Đằng (981).
D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).
Đáp án: B.
Chiến thắng Bạch Đằng (938) đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 89).
Câu 13. Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lí Bí, Mai Thúc Loan,… đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề ấy. Vậy cuối cùng, nhân vật nào đã hoàn thành trọn vẹn ước ước nguyện độc lập thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?
A. Khúc Thừa Mỹ.
B. Ngô Quyền.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Triệu Quang phục.
Đáp án: B.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt thời kì bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử Việt Nam.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của Khúc Hạo?
A. Định lại mức thuế cho công bằng.
B. Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.
C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường.
D. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
Đáp án: C.
Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách:
+ Định lại mức thuế cho công bằng.
+ Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.
+ Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938)?
A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ.
D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.
Đáp án: C.
- Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938):
+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
+ Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng.
+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
+ Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.