Lý thuyết Lịch sử 7 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Tóm tắt lý thuyết Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI sách Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.

1 77 lượt xem


Lịch sử lớp 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Video giải Lịch sử 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

1. Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á

- Thế kỉ X, nhà nước độc lập thống nhất của người Việt được thành lập. Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vi-giay-a bước vào thời kì thống nhất và phát triển.

- Thế kỉ XIII đặt dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á:

+ Đại Việt chặn đứng được cuộc xâm lược quân Mông - Nguyên và bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.

+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái, như: Su-khô-thây, A-út-thay-a… ở lưu vực sông Mê Nam.

+ Vùng Hải đảo vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời và thống nhất phần lớn các đảo thuộc In-đô-nê-si-a.

- Đầu thế kỉ XV, Vương quốc Ma-lắc-ca thành lập trên cơ sở phân liệt của Mô-giô-pa-hit và sau đó nhanh chóng phát triển thịnh vượng.

- Nửa sau thế kỉ X - XVI, là thời kì phát triển thịnh vượng nền kinh tế khu vực.

2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Tôn giáo:

+ Phật giáo phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, các quốc gia nói tiếng Thái, Cam-pu-chia.

+ Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á và trở thành Quốc giáo của nhiều vương quốc hải đảo.

- Chữ viết: Xuất hiện sớm tạo cơ sở cho sự phát triển của văn học, sử học.

- Văn học: Nhiều tác phẩm nổi tiếng: Đám cưới A-rơ-giu-na của nhà thơ người Ja-va, kan-va, thế kỉ XI, Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, thế kỉ XIII, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, thế kỉ XV.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:

Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long.

+ Nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia, bức bích họa màu sắc rực rỡ trên ngôi chùa Pa-gan vào thế kỉ XII -XIII.

Kinh đô chùa Pa-gan (Mi-an-ma)

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Câu 1. Trong các thế kỉ X - XV, tôn giáo nào phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, Cam-pu-chia và các vương quốc nói tiếng Thái?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Nho giáo.

Đáp án đúng là: B

Phật giáo phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái và Cam-pu-chia (SGK - Trang 44)

Câu 2. Từ thế kỉ XIII, tôn giáo nào được du nhập vào Đông Nam Á?

A. Hồi giáo.

B. Hin-đu giáo.

C. Phật giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Đáp án đúng là: A

Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á và trở thành quốc giáo của nhiều vương quốc vùng hải đảo (SGK - Trang 44)

Câu 3. Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nào?

A. Vương quốc Phù Nam sụp đổ trước sự tấn công của Chân Lạp.

B. Nhà nước thống nhất của người Việt được thành lập.

C. Các quốc gia của người Thái ra đời ở lưu vực sông Mê Nam.

D. Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập ở vùng hải đảo.

Đáp án đúng là: B

Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt được thành lập.

Câu 4. Thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bị đe dọa bởi cuộc tấn công xâm lược của người

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Thổ Nhĩ Kì.

D. Mông Cổ.

Đáp án đúng là: D

Thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bị đe dọa bởi cuộc tấn công xâm lược của người Mông Cổ.

Câu 5. Quốc gia nào ở Đông Nam Á đã 3 lần chặn đứng được cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Đại Việt.

B. Mô-gô-pa-hít.

C. Ma-lắc-ca.

D. Su-khô-thay.

Đáp án đúng là: A

Ở thế kỉ XIII, Đại Việt đã 3 lần chặn đứng được cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông - Nguyên.

Câu 6. Quốc giáo của nhiều vương quốc hải đảo Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIII là

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Nho giáo.

Đáp án đúng là: A

Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á và trở thành quốc giáo của nhiều vương quốc vùng hải đảo (SGK - Trang 44)

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

A. Thực dân Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca vào năm 1511.

B. Ma-lắc-ca là vương quốc phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.

C. Các quốc gia có nền nông nghiệp trù phú như A-út-thay-a, Đại Việt…

D. Các quốc gia mạnh về thương mại biển như Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca.

Đáp án đúng là: A

- Nửa sau thế kỉ X - XVI, là thời kì phát triển thịnh vượng nền kinh tế khu vực Đông Nam Á:

+ Các quốc gia có nền nông nghiệp trù phú như A-út-thay-a, Đại Việt…

+ Các quốc gia mạnh về thương mại biển như Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca….

+ Ma-lắc-ca là vương quốc phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Câu 8. Quốc gia nào dưới đây ra đời vào thế kỉ XV, trên cơ cở phân liệt của vương quốc Mô-giô-pa-hít?

A. Sri Vi-giay-a.

B. Ka-lin-ga.

C. Ma-lắc-ca.

D. A-giút-thay-a.

Đáp án đúng là: C

Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập dựa trên cơ sở sự phân liệt của Mô-giô-pa-hít.

Câu 9. Vương quốc Mô-giô-pa-hít thuộc lãnh thổ của quốc gia Đông Nam Á nào hiện nay?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Mi-an-ma.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Phi-líp-pin.

Đáp án đúng là: C

Vương quốc Mô-giô-pa-hít thuộc lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a hiện nay.

Câu 10. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia Đông Nam Á nào hiện nay?

A. Việt Nam.

B. Lào.

C. Thái Lan.

D. Mi-an-ma.

Đáp án đúng là: D

Vương quốc Pa-gan là tiền thân của Mi-an-ma hiện nay.

Câu 11. Thế kỉ XIII, nhiều quốc gia của người Thái được thành lập ở lưu vực

A. sông Mê Nam.

B. sông Đà.

C. sông Hồng.

D. sông I-ra-oa-đi.

Đáp án đúng là: A

Thế kỉ XIII, nhiều quốc gia của người Thái được thành lập ở lưu vực sông Mê Nam, như: Su-khô-thay (Sukhothai), A-út-thay-a (Ayutthaya)…

Câu 12. Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của nhân dân Chăm-pa thời phong kiến?

A. Kinh đô chùa Pa-gan.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Đền Ăng-co Vát.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Đáp án đúng là: B

Thánh địa Mỹ Sơn là thành tựu của nhân dân Chăm-pa thời phong kiến.

Câu 13. Công trình kiến trúc dưới đây là thành tựu của nhân dân Đại Việt thời phong kiến?

C. Đền Ăng-co Vát.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

A. Kinh đô chùa Pa-gan.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Đáp án đúng là: D

Hoàng thành Thăng Long là thành tựu của nhân dân Đại Việt thời phong kiến.

Câu 14. Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập dựa trên cơ sở sự phân liệt của

A. Sri Vi-giay-a.

B. Ka-lin-ga.

C. Mô-giô-pa-hít.

D. A-giút-thay-a.

Đáp án đúng là: C

Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập dựa trên cơ sở sự phân liệt của Mô-giô-pa-hít.

Câu 15. Quốc gia phong kiến nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo?

A. Đại Việt.

B. Lan Xang.

C. Mô-giô-pa-hít.

D. A-ut-thay-a.

Đáp án đúng là: C

Trong các thế kỉ XIII - XV, ở vùng hải đảo, Vương quốc Mô-giô-pa-hít ra đời và thống nhất phần lớn các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a.

1 77 lượt xem