Lý thuyết Lịch sử 7 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Tóm tắt lý thuyết Bài 8: Vương triều Gúp-ta sách Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.

1 86 lượt xem


Lịch sử lớp 7 Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Video giải Lịch sử 7 Bài 8: Vương triều Gúp-ta - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 8: Vương triều Gúp-ta

1. Điều kiện tự nhiên

- Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á được ví như một tiểu lục địa.

+ Phía Bắc thuộc dãy Hi-ma-lay-a ngăn cách với các vùng đất bên ngoài.

+ Ba mặt giáp biển thuận lợi giao thương, buôn bán.

+ Đồng bằng Sông Hằng, Ấn cung cấp phù sa màu mỡ cho nông nghiệp.

+ Phía Nam là vùng cao nguyên Đê-can, sống chủ yếu nghề chăn thả gia súc.

=> Sự đa dạng về tự nhiên tác động đến sự lịch sử Ấn Độ thời phong kiến.

Sản xuất nông nghiệp tại đồng bằng sông Ấn

2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Gúp-ta

a. Chính trị

- Năm 232 TCN Hoàng đế A-Sô-Ca băng hà. Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt.

- Hơn 500 năm sau, năm 320 Ấn Độ thống nhất dưới vương triều Gúp-ta.

- Đầu thế kỉ VI, Người Hung Nô và tộc người ở Trung Á xâm lược Bắc Ấn.

- Năm 535 Vương quốc Gúp-ta bị chia nhỏ và kết thúc.

Chân dung Hoàng đế A-sô-ca

b. Kinh tế

- Phần lớn người dân ở nông thôn sống bằng nghề nông.

- Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi.

- Nghề luyện kim, đặt biệt luyện sắt, làm đồ trang sức đạt đỉnh cao.

c. Xã hội

Thời kì Gúp-ta chế độ đẳng cấp được tiếp tục tồn tại thể hiện rõ ở vị trí xã hội, nghề nghiệp của mỗi người.

3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Tôn giáo:

Hin-đu giáo là tôn giáo chính ở Ấn Độ. Ngoài ra Phật giáo cũng được coi trọng dưới thời kì Gúp-ta.

+ Trường đại học Phật giáo Na-lan-đa trở thành trung tâm giáo dục bậc cao nhất thời Gúp-ta. Người học vẫn học kinh Vê-đa, triết học Hin-đu cũng với ngữ pháp, y học.

- Về văn học: văn thơ chữ Phạn đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là nhà văn Ca-li-đa-sa ông là tác giả của tác phẩm Sơ-cun-tơ-la.

Nhà thơ Ca-li-đa-sa (tranh vẽ)

- Thiên văn học:

+ Người Ấn Độ đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực, bóng Trái Đất có hình tròn phủ trên Mặt trăng => đưa ra giả thuyết Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục.

+ Đến thế kỉ XVI người Châu Âu vẫn tin Trái Đất có hình vuông hoặc nằm trên một mặt phẳng.

- Về y học:

Biết phẫu thuật và khử trùng vết thương.

+ Biết làm vắc-xin trên cơ sở tạo ra lây nhiễm ở dạng bệnh nhẹ để người đó không bị bệnh ở dạng nặng hơn.

- Kiến trúc, điêu khắc:

Thời kì này tạo nên một phong cách nghệ thuật điển hình mang tên vương triều sản sinh ra nó: Phong cách nghệ thuật Gúp-ta.

+ Những công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng tiêu biểu: Chùa hang A-gian-ta, bảo tháp San-chi, cụm đền tháp En-lô-ra, Đa-sa-va-ta-ra,…

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Câu 1. Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ dưới thời kì Gúp-ta đã đưa ra giả thuyết Trái Đất có dạng hình gì?

A. Mặt phẳng.

B. Hình vuông.

C. Hình tròn.

D. Hình cầu.

Đáp án đúng là: C

Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực, đã phát hiện ra bóng của Trái Đất có hình tròn phủ lên Mặt Trăng, từ đó họ đưa ra giả thuyết Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó (SGK - Trang 35, 36)

Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào đã đem đến những thuận lợi để Ấn Độ phát triển nông nghiệp?

A. Sông Ấn và sông Hằng tạo ra vùng đồng bằng phù sa màu mỡ

B. Diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Ba mặt giáp biển.

D. Ấn Độ bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ.

Đáp án đúng là: A

Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng cung cấp nguồn phù sa màu mỡ cho sự phát triển của nông nghiệp (SGK - Trang 33)

Câu 3. Điều kiện tự nhiên nào tạo thuận lợi cho giao thương, buôn bán của Ấn Độ phát triển?

A. Sông Ấn và sông Hằng tạo ra vùng đồng bằng phù sa màu mỡ.

B. Diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Ba mặt giáp biển.

D. Ấn Độ bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ.

Đáp án đúng là: A

Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như tiểu lục địa. Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ; ba mặt còn lại giáp biển tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, buôn bán (SGK - Trang 33)

Câu 4. Dưới thời Gúp-ta, tôn giáo chính của Ấn Độ là

A. Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Hin-đu giáo.

D. Đạo giáo.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời Gúp-ta, Hin-đu (Hindu) giáo là tôn giáo chính ở Ấn Độ (SGK - Trang 35)

Câu 5. Đầu thế kỉ VI, vương triều Gúp-ta phải đối mặt với khó khăn nào?

A. Bị người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi tràn vào xâm lược.

B. Đất nước phân liệt sau khi Hoàng đế A-sô-ca băng hà.

C. Đất nước bị phân liệt do các cuộc đấu tranh của nông dân.

D. Người Hung Nô và một số tộc người Trung Á tràn vào xâm lược.

Đáp án đúng là: D

Đầu thế kỉ VI, Người Hung Nô và tộc người ở Trung Á tràn vào xâm lược Bắc Ấn.

Câu 6. Chùa hang A-gian-ta và bảo tháp San-chi là thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ trên lĩnh vực nào?

A. Văn học.

B. Tôn giáo.

C. Kiến trúc, điêu khắc.

D. Nghệ thuật.

Đáp án đúng là: C

Về kiến trúc và điêu khắc, thời kì này đã tạo lên một phong cách nghệ thuật điển hình mang tên vương triều sản sinh ra nó: Phong cách nghệ thuật Gúp-ta.

Những công trình xây dựng từ thời cổ đại như chùa hang (Ajanta), bảo tháp San-chi (Sanchi) được hoàn thiện vào thời kì này (SGK - Trang 36)

Câu 7. Vương triều phong kiến bản địa cuối cùng ở miền Bắc Ấn Độ là

A. Vương triều Gúp-ta.

B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương Triều Mô-gôn.

D. Vương triều Hác-sa.

Đáp án đúng là: A

Vương triều Gúp-ta là vương triều phong kiến bản địa cuối cùng ở miền Bắc Ấn Độ.

Câu 8. Dưới thời Gúp-ta, cư dân Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì trên lĩnh vực y học?

A. Sử dụng thảo dược để chữa trị một số loại bệnh.

B. Chế tạo ra vắc-xin, phẫu thuật và khử trùng vết thương.

C. Biết cách gây mê, điều trị bệnh bằng thảo dược.

D. Sử dụng thuật châm cứu để chữa trị bệnh tật.

Đáp án đúng là: B

Về y học, các thầy thuốc thời Gúp-ta đã biết phẫu thuật và khử trùng vết thương. Đặc biệt họ đã biết làm ra vắc-xin (vaccine) trên cơ sở tạo ra lây nhiễm cho một người ở dạng bệnh nhẹ để người đó không bị bệnh ở dạng nặng hơn (SGK - Trang 36)

Câu 9. Dưới thời Gúp-ta, việc trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa của Ấn Độ dạy cả tri thức về Hin-đu giáo thể hiện điều gì?

A. Phật giáo là quốc giáo, Hin-đu giáo không được coi trọng.

B. Hin-đu giáo là tôn giáo chính nhưng Phật giáo vẫn được coi trọng.

C. Ấn Độ giáo là tôn giáo chính, Phật giáo bị nhà nước cấm đoán.

D. Cả Hin-đu giáo và Phật giáo đều không được coi trọng.

Đáp án đúng là: B

Hin-đu (Hindu) giáo là tôn giáo chính ở Ấn Độ. Tuy nhiên, Phật giáo cũng được coi trọng dưới thời Gúp-ta. Trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa trở thành trung tâm giáo dục bậc cao trong suốt thời kì Gúp-ta. Ở đây, người ta vẫn được học kinh Vê-đa, triết học Hin-đu cùng với ngữ pháp, y học (SGK - Trang 35)

Câu 10. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng về tình xã hội ở Ấn Độ dưới thời Gúp-ta?

A. Nhà nước thực hiện phân biệt sắc tộc, tôn giáo; ưu tiên người theo Hồi giáo.

B. Chế độ đẳng cấp thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người.

C. Chế độ đẳng cấp đã bị xóa bỏ; mọi người trong xã hội đều bình đẳng.

D. Nhà nước thực hiện chính sách dung hòa các đẳng cấp, tộc người.

Đáp án đúng là: B

Thời kì Gúp-ta chế độ đẳng cấp được tiếp tục tồn tại thể hiện rõ ở vị trí xã hội, nghề nghiệp của mỗi người.

Câu 11. “Vào thế kỉ V, những người thợ luyện kim Ấn Độ đã đúc một cái cột sắt cao 7,25 m, nặng 6 600 kg ở Đê-li. Điều đáng kinh ngạc là cho đến nay (trải qua hơn 1 600 năm) cột sắt đó hầu như vẫn không han rỉ”.

Đoạn tư liệu trên phản ánh điều gì?

A. Trình độ luyện kim đạt đỉnh cao của Ấn Độ thời Gúp-ta.

B. Cách các thợ luyện kim Ấn Độ làm ra cột sắt ở Đê-li.

C. Giải thích vì sao cột sắt Đê-li vẫn chưa bị han rỉ.

D. Sự phát triển của thủ công nghiệp Ấn Độ thời Gúp-ta.

Đáp án đúng là: A

Đoạn tư liệu trên đã phản ánh về sự phát triển đạt đến đỉnh cao của nghề luyện kim ở Ấn Độ dưới thời Gúp-ta.

Câu 12. Lãnh thổ Ấn Độ hiện nay thuộc khu vực nào?

A. Đông Nam Á.

B. Tây Á.

C. Tây Nam Á.

D. Nam Á.

Đáp án đúng là: D

Lãnh thổ Ấn Độ hiện nay thuộc khu vực Nam Á, được ví như một tiểu lục địa (SGK - Trang 33)

Câu 13. Quan niệm về Trái Đất của người Ấn Độ dưới thời Gúp-ta có điểm gì khác biệt so với người châu Âu ở cùng thời điểm (thế kỉ IV – VI)?

A. Trái Đất là trung tâm của hệ Mặt Trời.

B. Trái Đất hình vuông, quay quanh Mặt Trời.

C. Trái Đất là một mặt phẳng có dạng hình đĩa.

D. Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó.

Đáp án đúng là: D

Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực, đã phát hiện ra bóng của Trái Đất có hình tròn phủ lên Mặt Trăng, từ đó họ đưa ra giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. Đáng chú rằng, đến trước thế kỉ XVI, phần lớn người châu Âu vẫn tin Trái Đất có hình vuông hoặc nằm trên một mặt phẳng (SGK - Trang 36)

Câu 14. Nhà văn xuất sắc nhất dưới thời vương triều Gúp-ta là

A. Ca-li-đa-sa.

B. A-sô-ca.

C. Sơ-cun-tơ-la.

D. Bha-ra-ta.

Đáp án đúng là: A

Nhà văn xuất sắc nhất là Ca-li-đa-sa (Kalidasa) (SGK - Trang 35)

Câu 15. Năm 320, Ấn Độ được thống nhất lại dưới thời kì của

A. vương triều Gúp-ta.

B. vương triều Môn-gô.

C. vương triều Hồi giáo Đê-li.

D. vương triều Hác-sa.

Đáp án đúng là: A

Năm 232 TCN, Hoàng đế A-sô-ca băng hà, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt. Hơn 500 năm sau, năm 320, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta (SGK -Trang 33)

1 86 lượt xem