Lý thuyết Lịch sử 7 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)
Tóm tắt lý thuyết Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) sách Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.
Nội dung bài viết
Lịch sử lớp 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)
Video giải Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009) - Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết Độ Sứ, đóng đô ở Cổ Loa.
- Xây dựng chính quyền:
+ Triều đình: đứng đầu là vua, dưới có quan văn, quan võ.
+ Địa phương: Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.
- Ngô Quyền lên ngôi được 6 năm đất nước bình yên, độc lập dân tộc => bước đầu thể hiện ý thức độc lập tự chủ. Tạo nền tảng cho sự phát triển thời kì sau.
Cổng làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)
2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
* Công cuộc thống nhất đất nước:
- Năm 944, Ngô Quyền mất, các con ông không đủ sức giữ chính quyền trung ương, một số hào trưởng địa phương nổi dậy chiếm giữ các nơi.
- Năm 965, nhà Ngô tan rã đất nước rơi vào tình trạng chia cắt. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
Lược đồ loạn 12 sứ quân
- Hoàn cảnh đất nước rối ren, ở Hoa Lư lúc này xuất hiện Đinh Bộ Lĩnh là người có tài cầm quân đánh đâu thắng đó và được tôn làm Vạn Thắng Vương.
- Trong vòng hai năm 966 – 967, Đinh Bộ Lĩnh sử dụng quân sự kết hợp với biện pháp mềm dẻo thu phụ và dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
* Sự thành lập nhà Đinh:
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa Lư.
- Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình. Đúc tiền “ Thái Bình Hưng Bảo” khẳng định vị thế độc lập Đại Cồ Việt.
Đền vua Đinh Tiên Hoàng - Hoa Lư - Ninh Bình
3. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)
- Hoàn cảnh:
+ Cuối thời Đinh, nội bộ lục đục, chia rẽ. Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn lên nối ngôi chỉ mới 6 tuổi.
+ Bên ngoài nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.
+ Đất nước lâm nguy, nhiều người trong triều đình suy tôn Lê Hoàn lên làm Vua, lãnh đạo kháng chiến.
Thái hậu Dương Vân Nga trao áo Long Cổn cho Lê Hoàn (tranh minh họa)
- Diễn biến:
+ Năm 981 Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống tiến đánh Đại Cồ Việt theo hai đường thủy, bộ.
+ Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,..tướng Hầu Nhân Bảo tử trận.
- Kết quả: quân Tống rút về nước, nền độc lập dân tộc được giữ vững.
4. Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê
a. Thời Đinh:
- Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương, giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ. Đinh Tiên Hoàng cử tướng lĩnh quân sự thân cận giữ các chức vụ chủ chốt.
- Chính quyền địa phương gồm các cấp: Đạo (châu), giáp, xã.
b. Thời Tiền Lê:
- Tổ chức chính quyền:
+ Năm 981 Lê Hoàn lập nhà Tiền Lê, niên hiệu Thiên Phúc.
+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương. Phong vương cho các con, cử đi trấn giữ các nơi quan trọng. Thái sư, đại sư, quan văn, võ giúp vua lo việc nước.
+ Năm 1002 ở địa phương, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu, giáp. Đơn vị cơ sở là xã.
- Quân đội:
+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân (bảo vệ vua, triều đình) và quân địa phương.
+ Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông” (gửi quân ở nhà nông).
5. Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
- Xã hội: gồm 2 bộ phận: thống trị và bị trị có địa vị chính trị, kinh tế khác nhau.
+ Giai cấp thống trị: Vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì
+ Nông dân là lực lượng sản xuất chính cày ruông công làng xã. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, số lượng ít, hầu hạ vua, quan
- Tôn giáo: Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.
+ Chùa được xây dựng nhiều nơi. Kinh đô Hoa Lư có Chùa Bà Ngô, Nhất Trụ,..
+ Nhà sư là người có học, được tôn trọng, nhiều cao tăng tham gia quản lí đất nước, một số nhà Sư mở lớp dạy học ở chùa.
- Văn hóa dân gian: Phát triển đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật..Kinh đô Hoa Lư là đất tổ của sân khấu Chèo.
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)
Câu 1. Đơn vị hành chính cấp cơ sở trong bộ máy chính quyền dưới thời Đinh - Tiền Lê là
A. phủ.
B. huyện.
C. xã.
D. châu.
Đáp án đúng là: C
- Thời Đinh, chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu) => giáp => xã.
- Thời Tiền Lê, ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu, rồi đến giáp. Đơn vị cơ sở là xã.
Câu 2. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?
A. Hoa Lư.
B. Cổ Loa.
C. Phong Châu.
D. Phú Xuân.
Đáp án đúng là: B
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)
Câu 3. Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở
A. Hoa Lư.
B. Cổ Loa.
C. Phong Châu.
D. Phú Xuân.
Đáp án đúng là: A
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt (SGK - Trang 53)
Câu 4. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền.
D. Lý Công Uẩn.
Đáp án đúng là: B
Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn.
Câu 5. Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?
A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.
C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.
Đáp án đúng là: C
Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta (SGK - Trang 53)
Câu 6. Tầng lớp giữ địa vị thống trị trong xã hội thời Ngô - Đinh- Tiền Lê là
A. địa chủ và nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh và thợ thủ công.
C. quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.
D. vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.
Đáp án đúng là: D
Xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê gồm hai bộ phận thống trị và bị trị, có địa vị chính trị và kinh tế khác nhau. Vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ giữ địa vị thống trị (SGK - Trang 55)
Câu 7. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Đất nước đang trong tình trạng phân liệt, “loạn 12 sứ quân”.
B. Đất nước thanh bình, thịnh trị; kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
C. Nhà Tống hoàn thành cuộc xâm lược và đặt ách cai trị ở Đại Cồ Việt.
D. Nhà Đinh suy yếu, vua mới còn nhỏ tuổi, quân Tống lăm le xâm lược.
Đáp án đúng là: D
Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục, chia rẽ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn nối ngôi vua khi mới sáu tuổi. Nhân cơ hội này nhà Tống lăm le xâm lược nước ta. Đất nước lâm nguy, tướng sĩ trong triều suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, lãnh đạo kháng chiến (SGK - Trang 53)
Câu 8. “Ngụ binh ư nông” có nghĩa là gì?
A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
B. Bảo vệ vua, bảo vệ kinh thành.
C. Những ưu đãi cho quân lính.
D. Gửi quân ở nhà nông.
Đáp án đúng là: D
Dưới thời Tiền Lê, chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi quân ở nhà nông) được thực hiện (SGK - Trang 55)
Câu 9. Kế sách đánh giặc nào đã được Lê Hoàn vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)?
A. Tiên phát chế nhân.
B. Vườn không nhà trống.
C. Đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
D. Công thành, diệt viện.
Đáp án đúng là: C
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981), Lê Hoàn đã vận dụng kế sách đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
Câu 10. Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền đã
A. lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.
B. lên ngôi vua, bãi bỏ chức Tiết độ sứ.
C. lên ngôi vua, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch.
D. chọn Hoa Lư làm kinh đô của đất nước.
Đáp án đúng là: B
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
A. Nền độc lập của đất nước Đại Cồ Việt được giữ vững.
B. Đất nước được thống nhất, thoát ra khỏi chiến tranh loạn lạc.
C. Khiến cho nhà Tống sợ hãi, từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta.
D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Đáp án đúng là: B
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (981) đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhà nước Đại Cồ Việt.
Câu 12. Vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước ta là
A. Đại Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Cồ Việt.
D. Việt Nam.
Đáp án đúng là: C
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt (SGK - Trang 53)
Câu 13. Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt có ý nghĩa như thế nào?
A. Chứng minh sức mạnh của đất nước.
B. Khẳng định vị thế độc lập của đất nước.
C. Khẳng định uy quyền và tài năng của mình.
D. Cho thấy sự lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
Đáp án đúng là: A
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lấy niên hiệu là Thái Bình, đúc tiền “Thái Bình hưng bảo”, khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt (SGK - Trang 53)
Câu 14. Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?
A. Năm 938.
B. Năm 939.
C. Năm 968.
D. Năm 981.
Đáp án đúng là: B
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) (SGK - Trang 51)
Câu 15. Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền.
D. Lý Công Uẩn.
Đáp án đúng là: A
Trong hoàn cảnh nước nhà rối ren, ở Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện một người có tài cầm quân là Đinh Bộ Lĩnh, đánh đâu thắng đó được suy tôn là Vạn Thắng Vương. Trong hai năm (966 - 967), ông đã sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với những biện pháp mềm dẻo để thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước (SGK - Trang 52)