Lý thuyết Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2024) Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
Tóm tắt lý thuyết Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) sách Lịch sử 7 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.
Nội dung bài viết
Lịch sử lớp 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
Video giải Lịch sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển nước (1009-1225) - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
1. Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long
- Sự thành lập nhà Lý:
+ Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi, đã thi hãnh nhiều chính sách tàn bạo.
+ Năm 1009, sau khi Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi và đại thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua Nhà Lý được thành lập.
- Nhà Lý dời đô về Thăng Long
+ Năm 1010, vua Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) và đổi tên là Thăng Long.
+ Ở khu vực trung tâm, nhà Lý đã xây dựng nhiều cung điện làm nơi làm việc của vua và triều đình, nơi ở của hoàng gia. Bên ngoài là khu vực buôn bán, làm ăn của dân chúng.
Vua Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long (tranh minh họa)
- Năm 1054, nhá Lý đổi tên nước là Đại Việt.
2. Tình hình chính trị
a) Tổ chức chính quyền
- Nhà Lý xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương.
- Ở trung ương:
+ Đứng đẩu là vua, ngôi vua được thiết lập theo chế độ cha truyền con nối.
+ Dưới vua có các quan đại thần giúp việc.
+ Những người thân tin được cất nhắc lên nắm các chức vụ cao trong triều đình.
- Ở địa phương:
+ Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ. Ở miền núi gọi là châu.
+ Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.
b) Xây dựng luật pháp và quân đội
- Luật pháp: bộ Hình thư được ban hành năm 1042.
- Quân đội:
+ Chia thành hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
Mô phỏng chính sách “ngụ binh ư nông”
c) Chính sách đối nội, đối ngoại
- Đối nội:
+ Thực hiện chính sách mềm dẻo để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;
+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.
- Đối ngoại: quan hệ hòa hiếu với nhà Tống, dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.
3. Tình hình kinh tế, xã hội
a) Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: nhà Lý thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhờ vậy nhiều năm mùa màng bội thu.
- Thủ công nghiệp: khá phát triển, bao gồm hai bộ phận:
+ Thủ công nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các vật phẩm phục vụ nhà vua và hoàng tộc.
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển với nhiều ngành nghề.
- Thương nghiệp:
+ Nội thương: ở các địa phương, hình thành các chợ và một số trung tâm trao đổi hàng hóa.
+ Ngoại thương: quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển; cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh ngày ngay) trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.
b) Tình hình xã hội
- Lực lượng thống trị:
+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan): có nhiều đặc quyền.
+ Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
- Lực lượng bị thống trị:
+ Nông dân: chiếm đa số trong dân cư, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.
+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo.
+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình vá gia đình quan lại.
4. Tình hình văn hoám giáo dục
a) Tôn giáo
- Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.
- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.
- Đạo giáo cũng khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
b) Văn học, nghệ thuật
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
+ Xuất hiện một số tác phẩm có giá trị như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,...
- Nghệ thuật:
+ Hát chèo, múa rối nước đều phát triển.
+ Các trò chơi dân gian như đá cầu, đấu vật, đua thuyền,… rất được ưa chuộng.
Múa rối nước
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn vá độc đáo được xây dựng như cấm thành, chùa Một Cột...
+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rồng, phượng và các bệ đá hình hoa sen,...
Chùa Một cột (Hà Nội)
c) Giáo dục
- Nhà Lý đã chú ý đến việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài bổ sung vào bộ máy chính quyền.
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu.
+ Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lai.
+ Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập của con em quý tộc, sau đỏ, mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.
Khuê Văn Các (Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội)
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
Câu 1. Năm 1076, nhà Lý thành lập Quốc Tử Giám để
A. biên soạn sử sách cho nhà nước.
B. thờ Khổng Tử.
C. ghi chép về tông thất hoàng gia.
D. dạy học cho con em quý tộc.
Đáp án đúng là: D
Năm 1076, nhà Lý thành lập Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc; sau đó mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.
Câu 2. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?
A. Hình văn
B. Hình thư.
C. Hình luật.
D. Luật Hồng Đức
Đáp án đúng là: B
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (SGK Lịch Sử 7 – trang 54).
Câu 3. Chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý được hiểu là
A. cho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng.
B. nhân dân nộp sản phẩm để không phải đi lính.
C. nhân dân chỉ cần nộp tiền là không phải đi lính.
D. nhà nước lấy ruộng đất công để chia cho quân sĩ.
Đáp án đúng là: A
Chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý được hiểu làcho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng (SGK Lịch Sử 7 – trang 54).
Câu 4. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập
A. Đô sát viện.
B. Văn Miếu.
C. Quốc Tử Giám.
D. Quốc sử quán.
Đáp án đúng là: B
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu để thờ Khổng Tử (SGK Lịch Sử 7 – trang 57).
Câu 5. Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?
A. Đạo Thiên Chúa.
B. Đạo Phật.
C. Đạo Hồi.
D. Đạo Cao Đài.
Đáp án đúng là: B
Các vua nhà Lý sùng bái đạo Phật (SGK Lịch Sử 7 – trang 56).
Câu 6. Năm 1054, vua Lý Nhân Tông đổi quốc hiệu thành
A. Đại Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Ngu.
D. Đại Cồ Việt.
Đáp án đúng là: A
Năm 1054, vua Lý Nhân Tông đổi quốc hiệu thành Đại Việt (SGK Lịch Sử 7 – trang 53).
Câu 7. Thời nhà Trần, cả nước được chia thành bao nhiêu lộ, phủ?
A. 11 lộ, phủ.
B. 12 lộ, phủ.
C. 23 lộ, phủ.
D. 24 lộ, phủ.
Đáp án đúng là: D
Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu (SGK Lịch Sử 7 - trang 54)
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng về hoàn cảnh thành lập của nhà Lý?
A. Lê Long Đĩnh lên ngôi không đủ tài đức để điều khiển đất nước.
B. Lê Long Đĩnh chủ động nhường ngôi cho Lý Công Uẩn.
C. Các tăng sư và đại thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
D. Lý Công Uẩn là người có tài đức nên được triều thần quý trọng.
Đáp án đúng là: B
Sau khi Lê Long Đĩnh qua đời, giới sư sãi và các đại thần trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
Câu 9. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A.Vua tôn sùng đạo Phật nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là các loài động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là những loài động vật linh thiêng.
D. Bảo vệ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp
Câu 10. Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?
A. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
B.Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
C. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Đáp án đúng là: B
Vùng biên giới là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống. Nhà Lý thực hiện chính sách gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó ổn định vùng biên giới.
Câu 11. Công trình kiến trúc nào thời nhà Lý có hình dạng mô phỏng bông hoa sen nở trên mặt nước?
A. Chùa Trấn Quốc.
B. Chùa Dâu.
C. Chùa Diên Hựu.
D. Chùa Phật Tích.
Đáp án đúng là: C
Năm 1049, vua Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu (Một Cột). Chùa được đặt trên một cột đá cao tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước (SGK Lịch Sử 7 – trang 56).
Câu 12. Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì
A. nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.
B. Đại La gần với quê hương của ông (Từ Sơn - Bắc Ninh).
C. nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.
D. muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với nhà Tiền Lê.
Đáp án đúng là: C
- Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước:
+ Đại La ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi; chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sau sông trước
+ Vùng đất Đại La rộng mà bẳng phẳng, thế đất cao, sáng sủa; muôn vật tươi tốt, phồn thịnh…
Câu 13. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của nhà Lý?
A. Tổ chức cày ruộng tịch điền.
B. Cấm giết mổ trâu bò bừa bãi.
C. Đào đắp kênh mương, đắp đê phòng lụt.
D. Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang.
Đáp án đúng là: D
Nhà Lý khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang để mở rộng diện tích canh tác.
Câu 14. Trong việc duy trì mối quan hệ với các nước láng giềng, nhà Lý luôn kiên quyết
A. nhân nhượng để giữ môi trường hòa bình.
B. thần phục nhà Tống một cách tuyệt đối.
C. giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. tấn công quân sự ra bên ngoài để mở rộng lãnh thổ.
Đáp án đúng là: C
Trong việc duy trì mối quan hệ với các nước láng giềng, nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (sgk 7 – trang 54).
Câu 15. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là
A. Luật Hồng Đức.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình thư.
D. Luật Gia Long.
Đáp án đúng là: C
Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi làHình thư, được ban hành vào năm 1042, dưới triều Lý (SGK Lịch Sử 7 – trang 54).