Lý thuyết Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2024) Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI)

Tóm tắt lý thuyết Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI) sách Lịch sử 7 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.

1 114 lượt xem


Lịch sử lớp 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI)

Video giải Lịch sử 7 Bài 6: Các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI)

1. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Từ nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc phong ra đời trước đó tiếp tục phát triển.

- Thế kỉ XIII, quân Mông- Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á, nhu cầu liên kết chống ngoại xâm dẫn đến ra đời một số vương quốc phong kiến mới.

- Bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp. Luật pháp cũng được hoàn thiện.

- Kinh tế là nông nghiệp lúa nước, buôn bán bằng đường biển, kinh tế phát triển thịnh đạt. 

2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Thành tựu

Lĩnh vực

Tín ngưỡng-tôn giáo

Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á (Lan Xang, Cam-pu-chia, Thái Lan,…)

Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á vào thế kỉ XII-XIII

Chữ viết

- Chữ Thái (đầu thế kỉ XIII), chữ Lào (thế kỉ XIV) được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn.

- Người Việt cải tiến chữ Hán (Trung Quốc) tạo ra chữ Nôm

Kiến trúc, điêu khắc

- Kiến trúc: Ăng -co, chùa Vàng,…

- Nghệ thuật: điêu khắc tạc tượng thần, Phật, phù điêu,…có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI)

Câu 1. Eo biển nào ở Đông Nam Á nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, chiếm khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới hàng năm?

A. Eo biển Ma-lắc-ca.

B. Eo biển Be-ring

C. Eo biển Măng-sơ.

D. Eo biển Ma-gien-lan.

Đáp án đúng là: A

Eo biển Ma-lắc-ca ở Đông Nam Á nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, chiếm khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới hàng năm(SGK Lịch Sử 7 - trang 37).

Câu 2. Từ nửa sau thế kỉ X - thế kỉ XIII, Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh ở

A. lưu vực sông Hồng.

B. đảo Gia-va.

C. đảo Xu-ma-tra.

D. lưu vực sông I-ra-oa-đi.

Đáp án đúng là: C

Từ nửa sau thế kỉ X - thế kỉ XIII, Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh ở đảo Xu-ma-tra (SGK Lịch Sử 7 - trang 35).

Câu 3. Vào thế kỉ XIII, Đông Nam Á bị quân đội nước nào xâm lược?

A. Thổ Nhĩ Kì.

B. Pháp.

C. Ấn Độ

D. Mông - Nguyên

Đáp án đúng là: D

Vài thế kỉ XIII, quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (SGK Lịch Sử 7 - trang 36).

Câu 4. Từ nửa sau thế kỉ X - thế kỉ XIII, trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành, phát triển của

A. Vương quốc Chăm-pa.

B. Vương quốc Mi-an-ma.

C. Vương quốc Phù Nam.

D. Vương quốc Chân Lạp.

Đáp án đúng là: B

Từ nửa sau thế kỉ X - thế kỉ XIII, trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

Câu 5. Hai vương quốc A-út-thay-a và Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào ngày nay?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Ma-lay-xi-a.

D. Lào.

Đáp án đúng là: B

Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay, thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay) - SGK Lịch Sử 7 - trang 36.

Câu 6. Từ nửa sau thế kỉ X - thế kỉ XIII, ở lưu vực sông Chao Phray-a có sự hiện diện của vương quốc nào dưới đây?

A. Vương quốc Pa-gan.

B. Vương quốc Phù Nam.

C. Vương quốc Chân Lạp.

D. Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a

Đáp án đúng là: D

Từ nửa sau thế kỉ X - thế kỉ XIII, ở lưu vực sông Chao Phray-a có sự hiện diện của vương quốc Ha-ri-pun-giay-a (SGK Lịch Sử 7 - trang 35).

Câu 7. Chữ viết của phần lớn các dân tộc Đông Nam Á được hình thành dựa trên cơ sở

A. chữ tượng hình của Ai Cập.

B. chữ Hán của Trung Quốc.

C. chữ Phạn của Ấn Độ.

D. chữ Nôm của Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Chữ viết của phần lớn các dân tộc Đông Nam Á được hình thành dựa trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Ví dụ: chữ Chăm cổ; chữ Khơ-me cổ; chữ Thái… (SGK Lịch Sử 7 - trang 37).

Câu 8. Từ sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dựa trên cơ sở nào?

A. Quá trình xâm lược của quân Mông - Nguyên.

B. Tác động của quá trình giao lưu với văn hóa Trung Quốc.

C. Sự di dân của tộc người Thái xuống khu vực Đông Nam Á.

D. Các vương quốc phong kiến đã hình thành ở giai đoạn trước.

Đáp án đúng là: D

Trên cơ sở các vương quốc phong kiến đã được hình thành ở giai đoạn trước, từ nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc này tiếp tục phát triển mạnh mẽ (SGK Lịch Sử 7 - trang 35).

Câu 9. Đặc điểm của bộ máy nhà nước phong kiến Đông Nam Á là

A. nền dân chủ phát triển.

B. nhà nước quân chủ lập hiến.

C. nhà nước quân chủ chuyên chế.

D. quyền lực của vua không lớn.

Đáp án đúng là: C

Ở các vương quốc Đông Nam Á, bộ máy nhà nước được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế, đứng đầu nhà nước là vua, quyền lực của vua là tối cao và tuyệt đối.

Câu 10. Vì sao việc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ XIII là cơ sở dẫn đến sự ra đời nhiều vương quốc phong kiến mới ở Đông Nam Á?

A. Nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ và tộc người trong kháng chiến.

B. Nhà Mông - Nguyên lập nên nhiều chính quyền tay sai ở Đông Nam Á.

C. Nhiều tộc người mới (Thái, A-ri-an…) di cư đến Đông Nam Á.

D. Các vương quốc Đông Nam Á tổ chức lại nhà nước sau chiến tranh.

Đáp án đúng là: A

Vào thế kỉ XIII, quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người trong kháng chiến chống ngoại xâm đã dẫn đến sự ra đời của một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất, hình thành một số vương quốc phong kiến lớn hơn (SGK Lịch Sử 7 - trang 35).

Câu 11. Điểm chung trong nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á là

A. mậu dịch hàng hải là ngành kinh tế chủ đạo.

B. phát triển công - thương nghiệp là chủ yếu.

C. kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.

D. chăn nuôi gia súc theo hình thức du mục là ngành chủ đạo.

Đáp án đúng là: C

Đông Nam Á là khu vực có điều kiệnthuận lợi trồng cây lúa nước. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính ở các vương quốc Đông Nam Á.

Câu 12. Chùa Vàng được trang trí bởi 5448 viên kim cương và 9300 lá vàng. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở

A. Thái Lan.

B. Cam-pu-chia.

C. Mi-an-ma.

D. Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Chùa Vàng được trang trí bởi 5448 viên kim cương và 9300 lá vàng. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Mi-an-ma (SGK Lịch Sử 7 - trang 38)

Câu 13. Đâu không phải là điểm giống nhau giữa các vương quốc Đông Nam Á?

A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chính.

B. Buôn bán trao đổi thương mại đường biển phát triển.

C. Nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.

D. Tất cả các vương quốc đều theo đạo Phật.

Đáp án đúng là: D

Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á có nước theo đạo Phật, có nước theo đạo Hồi; có nước sùng bái Ấn Độ giáo.

Câu 14. Dòng Phật giáo nào của Ấn Độ được truyền bá rộng rãi ở Thái Lan, Mi-an-ma ngày nay ?

A. Phật giáo Đại thừa.

B. Phật giáo Tiểu thừa.

C. Phật giáo Thiền tông.

D. Phật giáo Mật tông.

Đáp án đúng là: B

Dòng Phật giáo Tiểu thừa được truyền bá rộng rãi ở Thái Lan, Mi-an-ma ngày nay (SGK Lịch Sử 7 - trang 37).

Câu 15. Trên cơ sở cải tiến chũ Hán (Trung Quốc), người Việt đã sáng tạo ra

A. chữ Chăm cổ.

B. chữ Nôm.

C. chữ La-tinh.

D. chữ Khơ-me cổ.

Đáp án đúng là: B

Trên cơ sở cải tiến chũ Hán (Trung Quốc), người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (SGK Lịch Sử 7 - trang 37).

1 114 lượt xem