Lý thuyết Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2024) Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Tóm tắt lý thuyết Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Lịch sử 7 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.

1 103 lượt xem


Lịch sử lớp 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Video giải Lịch sử 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19 - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4 (mới 2022 + trắc nghiệm): Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Trung Quốc dưới thời Đường

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4 (mới 2022 + trắc nghiệm): Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Kết nối tri thức (ảnh 2)

3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4 (mới 2022 + trắc nghiệm): Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Kết nối tri thức (ảnh 3)

4. Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4 (mới 2022 + trắc nghiệm): Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX | Kết nối tri thức (ảnh 4)

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Câu 1. “Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du được lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học nào của Trung Quốc?

A. “Hồng Lâu Mộng”.

B. “Kim, Vân, Kiều truyện”.

C. “Nho lâm ngoại sử”.

D. “Tam quốc diễn nghĩa”.

Đáp án đúng là: B

“Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du được lấy cảm hứng từ tác phẩm “Kim, Vân, Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân.

Câu 2. Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Thiên chúa giáo.

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án đúng là: C

Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là Nho giáo (SGK Lịch Sử 7 – trang 27).

Câu 3. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời Đường là

A. Đỗ Phủ.

B. Tố Hữu.

C. Lỗ Tấn.

D. Nguyễn Du.

Đáp án đúng là: A

Dưới thời Đường, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: sLý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… (SGK Lịch Sử 7 – trang 27).

Câu 4. Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là

A. nhà Hán.

B. nhà Mãn Thanh.

C. nhà Tống.

D. nhà Minh.

Đáp án đúng là: B

Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là nhà Mãn Thanh (sgk 7 – trang 25).

Câu 5. Các tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc như: Thuỷ hử, Tây du kí, Tam Quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng thuộc thể loại nào?

A. Thơ Đường luật.

B. Kinh kịch.

C. Tiểu thuyết.

D. Truyện ngắn.

Đáp án đúng là: C

Các tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc như: Thuỷ hử, Tây du kí, Tam Quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng thuộc thể loại tiểu thuyết (SGK Lịch Sử 7 – trang 27).

Câu 6. Chế độ lấy ruộng công và ruộng hoang chia cho nông dân dưới thời nhà Đường được gọi là

A. chế độ tỉch điền.

B. chế độ quân điền.

C. chế độ lĩnh canh.

D. chế độ công điền.

Đáp án đúng là: B

Chế độ lấy ruộng công và ruộng hoang chia cho nông dân dưới thời nhà Đường được gọi là chế độ quân điền (SGK Lịch Sử 7 – trang 25).

Câu 7. Ở Trung Quốc, những mầm mống của kinh tế hàng hóa đã xuất hiện dưới thời kì cai trị của

A. nhà Đường – Tống.

B. nhà Tần – Hán.

C. nhà Tống – Nguyên.

D. nhà Minh – Thanh.

Đáp án đúng là: D

Ở Trung Quốc, những mầm mống của kinh tế hàng hóa đã xuất hiện dưới thời kì cai trị của nhà Minh – Thanh (SGK Lịch Sử 7 – trang 26).

Câu 8. Dưới thời Đường, chế độ phong kiến ở Trung Quốc

A. mới được hình thành.

B. bước đầu phát triển.

C. phát triển đến đỉnh cao.

D. lâm vào khủng hoảng.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời Đường, chế độ phong kiến ở Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao (sgk 7 – trang 25).

Câu 9. So với nhà Tần - Hán, hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Đường có điểm tiến bộ hơn là: thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức

A. thi cử.

B. mua chức tước.

C. giới thiệu.

D. tiến cử.

Đáp án đúng là: A

So với nhà Tần - Hán, hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Đường có điểm tiến bộ hơn là: thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức thi cử (sgk 7 – trang 25).

Câu 10. Tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây được hình thành dưới thời Đường được gọi là

A. “con đường xạ hương”.

B. “con đường gốm sứ”.

C. “con đường hương liệu”.

D. “con đường tơ lụa”.

Đáp án đúng là: D

Tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây được hình thành dưới thời Đường được gọi là “con đường tơ lụa” – sgk 7 – trang 25.

Câu 11. Bộ phim Tây Du Kí (sản xuất năm 1986) được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nào?

500 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Kết nối tri thức có đáp án, mới nhất

A. Thi Nại Am.

B. La Quán Trung.

C. Tào Tuyết Cần.

D. Ngô Thừa Ân.

Đáp án đúng là: D

Bộ phim Tây Du Kí (sản xuất năm 1986) được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Câu 12. Công trình kiến trúc nào dưới đây được biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?

A. Thánh địa Mỹ Sơn.

B. Chùa Phật Ngọc.

C. Tử cấm thành.

D. Chùa Thiên Mụ.

Đáp án đúng là: C

Tử cấm thành được biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Quốc (SGK Lịch Sử 7 – trang 28).

Câu 13. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển tới đỉnh cao dưới thời kì cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Đường.

C. nhà Minh.

D. nhà Thanh.

Đáp án đúng là: B

Thời Đường, chế độ phong kiến ổn định, là thời kì đỉnh cao: chính trị - xã hội ổn định; kinh tế phát triển; văn hóa đạt được nhiều thành tựu.

Câu 14. Tử Cấm Thành – một công trình biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gắn với tên tuổi của một người Việt là

A. Nguyễn Hiền.

B. Nguyễn An.

C. Nguyễn Trãi.

D. Nguyễn Du.

Đáp án đúng là: B

Tử Cấm Thành – một công trình biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gắn với tên tuổi của một người Việt là Nguyễn An (sgk 7 – trang 28).

Câu 15. Sản phẩm thủ công nổi tiếng nào dưới thời nhà Minh được mô tả “ trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy, vang như chuông”?

A. Tranh thêu.

B. Lụa tơ tằm.

C. Đồ sứ.

D. Đồ mộc.

Đáp án đúng là: C

Đồ sứ dưới thời nhà Minh được mô tả “ trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy, vang như chuông” (SGK Lịch Sử 7 – trang 25).

1 103 lượt xem