Lý thuyết Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2024) Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Tóm tắt lý thuyết Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo sách Lịch sử 7 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.

1 109 lượt xem


Lịch sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Video giải Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi:

Biến đổi về kinh tế:

+ Các công trường thủ công, công ti thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô.

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xưởng đóng tàu của công ty Đông Ấn Hà Lan (tranh vẽ)

Biến đổi về xã hội:

+ Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật,…

+ Giai cấp vô sản (công nhân) làm việc vất vả, đời sống khó khăn, có mâu thuẫn lợi ích đối với giai cấp tư sản.

2. Phong trào Văn hóa Phục hưng

- Nguồn gốc: phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV), sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

a) Những thành tựu tiêu biểu

Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật tiêu biểu.

- Về văn học:

+ M. Xéc-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn Ki-hô-tê.

+ W. Sếch-xpia (người Anh) - nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng với nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô,…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của nhà văn Xéc-van-téc (minh họa)

- Về nghệ thuật:

+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi (người I-ta-li-a) là một họa sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 Bữa tiệc cuối cùng - một kiệt tác của Lê-ô-na Đơ Vanh-xi

+ Mi-ken-lăng-giơ (người I-ta-li-a) là một danh họa, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng, Tượng Đa-vít,…

- Về thiên văn học: thời kì này xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ:

+ Cô-péc-ních (người Ba Lan) là nhà thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng Trái đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, học thuyết của cô bị Giáo hội cấm lưu truyền.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chân dung nhà Thiên văn học Cô-péc-ních

+ G. Ga-li-lê (người I-ta-li-a) vì công bố thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi đã 70 tuổi, ông nổi tiếng với câu nói khi bị kết án: “Dù sao thì trái đất vẫn quay”.

b) Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Các nhà Văn hóa Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.

- Văn hóa Phục hưng đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dan tộc, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hóa nhân loại.

- Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.

3. Phong trào Cải cách tôn giáo

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.

- Đến đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.

=> Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu từ Đức sau đó lan sang các nước Tây Âu.

Tiêu biểu nhất là tư tường cải cảch của Mác-tin Lu-thơ (Đức) và Giăng Can-vanh (Thuỵ Sĩ).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Nội dung cơ bản

- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.

- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hoàng.

- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

c) Tác động

- Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái:

Cựu giáo (Thiên Chúa giáo)

Tân giáo (Anh giáo, Tin lành,… là những tôn giáo cải cách).

Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức, thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

- Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Câu 1. Phong trào văn hoá Phục hưng được đánh giá là một “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” bởi vì đã

A. mở ra những con đường mới, vùng đất mới và nhận thức mới.

B. mở rộng thị trường thế giới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

C. làm bùng nổ phong trào nông dân chống lại Giáo hội phong kiến.

D. mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và nhân loại.

Đáp án đúng là: D

Văn hoá Phục hưng có nhiều thành tựu nổi bật, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá nhân loại, vượt trội hơn hẳn thời kì phong kiến lạc hậu ở châu Âu nên được đánh giá là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại.

Câu 2. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là

A. tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.

B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

C. tập thơ “Mùa hái quả”.

D. sử thi “I-li-át”.

Đáp án đúng là: A

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.

(SGK Lịch Sử 7 – trang 19).

Câu 3. Tên một nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng có nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-let…

A. Ma-gien-lăng.

B. Sếch-xpia.

C. Lu-thơ.

D. Mi-ken-lăng-giơ.

Đáp án đúng là: B

Sếch-xpia là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-let…

(SGK Lịch Sử 7 – trang 19).

Câu 4. Quê hương của phong trào văn hoá Phục hưng là ở nước nào?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. I-ta-li-a.

Đáp án đúng là: D

Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV), sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

Câu 5. Sự kiện nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời?

A. Phong trào cải cách tôn giáo.

B. Phong trào văn hoá Phục hưng.

C. Các cuộc phát kiến địa lí.

D. Các cuộc cách mạng công nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Phong trào văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời (SGK Lịch Sử 7 – trang 21).

Câu 6. Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại?

A. Ma-gien-lăng.

B. Sếch-xpia.

C. Mác-tin Lu-thơ.

D. Mi-ken-lăng-giơ.

Đáp án đúng là: C

- Mác-tin Lu-thơ là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại (SGK Lịch Sử 7 – trang 21).

- Ma-gien-lăng là nhà thám hiểm nổi tiếng, thực hiện chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới bằng đường biển.

- Sếch-xpia và Mi-ken-lăng-giơ là những nhà văn hóa tiêu biểu trong phong trào Văn hóa Phục hưng.

Câu 7. Sự kiện nào được đánh giá là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu?

A. Chiến tranh Pháp - Phổ.

B. Chiến tranh nông dân Đức.

C. Chiến tranh nông dân Pháp.

D. Chiến tranh nông dân Nga.

Đáp án đúng là: B

Phong trào Cải cách tôn giáo còn làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức (SGK Lịch Sử 7 – trang 22).

Câu 8. Cô-péc-ních là nhà Thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: Trái Đất

A. là trung tâm của vũ trụ.

B. quay xung quanh Mặt Trăng.

C. đứng yên, không chuyển động.

D. quay xung quanh Mặt Trời.

Đáp án đúng là: D

Cô-péc-ních là nhà Thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời (sgk 7 – trang 20).

Câu 9. “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói nổi tiếng của nhà khoa học nào dưới đây?

A. Cô-péc-ních.

B. Bru-nô.

C. Mi-ken-lăng-giơ.

D. Ga-li-lê.

Đáp án đúng là: D

“Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê (sgk 7 – trang 20).

Câu 10. Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng; họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời của Thiên Chúa giáo, muốn xây dựng một nền văn hóa mới. Đó là

A. nguyên nhân của phong trào văn hoá Phục hưng

B. đặc điểm của phong trào văn hoá Phục hưng

C. hệ quả của phong trào văn hoá Phục hưng

D. mục đích của phong trào văn hoá Phục hưng

Đáp án đúng là: A

Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng; họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời của Thiên Chúa giáo, muốn xây dựng một nền văn hóa mới… để mở đường cho chủ nghĩa tư bản. Đó chính là nguyên nhân của phong trào Văn hóa Phục hưng.

Câu 11. Bằng những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã

A. tuyên truyền giáo lí của Thiên Chúa giáo.

B. ca ngợi công lao của các vị Hoàng đế.

C. củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiến.

D. lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo.

Đáp án đúng là: D

Bằng những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.

Câu 12. Chân lí khoa học về thiên văn nào do Cô-péc-ních và Ga-li-lê đưa ra nhưng bị Giáo hội phong kiến cấm lưu truyền?

A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

C. Trái Đất đứng yên không chuyển động.

D. Trái Đất là trung tâm của Thái Dương hệ.

Đáp án đúng là: B

- Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã đưa ra quan điểm: Trái Đất chuyển động quanh trục và quay xung quanh Mặt Trời. Trong khi đó, Giáo hội Thiên Chúa cho rằng: Trái Đất là trung tâm của vũ trị, các hành tinh khác, kể cả Mặt Trời cũng quay quanh Trái Đất.

=> Do đó, quan điểm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê bị Giáo hội phong kiến cấm lưu truyền.

Câu 13. Thời trung đại, tôn giáo nào là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Đáp án đúng là: D

Thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.

Câu 14. Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái mới là: Cựu giáo ( Thiên Chúa giáo) và

A. đạo Cao Đài.

B. đạo Hoà Hảo.

C. Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành…).

D. Jai-na giáo.

Đáp án đúng là: C

Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái mới là: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành…).

Câu 15. Phong trào Cải cách tôn giáo ở cahau Âu (thế kỉ XVI) có tác động như thế nào tới đạo Thiên chúa?

A. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo.

B. Dẫn đến sự suy vong, sụp đổ của Thiên Chúa giáo.

C. Thiên Chúa giáo phân hoá thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo.

D. Củng cố địa vị thống trị về mặt tư tưởng của Thiên chúa giáo đối với xã hội.

Đáp án đúng là: C

Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái mới là: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành…) -SGK Lịch Sử 7 – trang 22.

1 109 lượt xem