Nội dung chính Con hổ có nghĩa (chuẩn nhất 2024) – Ngữ văn 7 kết nối tri thức

Nội dung chính Con hổ có nghĩa Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức chính xác nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Con hổ có nghĩa để học tốt môn Ngữ văn 7.

1 51 lượt xem


Nội dung chính Con hổ có nghĩa - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 7 Con hổ có nghĩa - Kết nối tri thức

A. Nội dung chính Con hổ có nghĩa

Truyện “Con hổ có nghĩa” là loại truyện hư cấu nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

B. Bố cục Con hổ có nghĩa

Gồm 2 phần: 

- Phần 1 (từ đầu đến “bà mới sống qua được”): Câu chuyện của con hổ với bà Trần

- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu

C. Tóm tắt Con hổ có nghĩa

Tóm tắt Con hổ có nghĩa (mẫu 1)

Có bà đỡ người họ Trần huyện Đông Triều được một con hổ cõng vào rừng trong một đêm. Ban đầu, bà sợ lắm. Nhưng khi thấy hổ đực nhỏ nước mắt vào tay mình thì bà nhận ra hổ cái đang đau bụng, cần phải sinh ra con ngay. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước sông và cho hổ cái uống. Hổ cái đẻ được con. Hổ đực mừng rữ, hổ cái thì nằm bẹp xuống. Hổ đực liền đào từ đất lên một cục bạc, tặng bà đỡ Trần và tiễn bà về. Khi bà về đến làng, hổ liền gầm một tiếng. Năm đó là năm mất mùa, nhưng nhờ có cục bạc mà bà qua khỏi năm đó

Tóm tắt Con hổ có nghĩa (mẫu 2)

Truyện kể về hai có hổ có nghĩa: Con đực đền ơn bà đỡ Trần mười lạng bạc vì bà đã cứu hổ cái qua một cơn đẻ khó. Hổ trán trắng được bác tiều phu gỡ giúp khúc xương mắc ngang họng. Sau đó, nó tha một con nai đến trước nhà để tạ ơn. Hơn mười năm sau, bác tiều phu qua đời, nó đến tận mộ để đưa tiễn ân nhân. Hằng năm, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu. Hổ trán trắng lại đưa dê hoặc lợn đến trước nhà bác

D. Đọc Con hổ có nghĩa

E. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Con Hổ có nghĩa

1. Tác giả

- Vũ Trinh (1759-1828)

- Quê quán: Bắc Ninh

- Phong cách sáng tác: ông sáng tác cả thơ và văn xuôi

- Tác phẩm chính: Lan trì kiến văn lục

2. Thể loại: Truyện truyền kì

3. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm là truyện thứ 8 trong 45 truyện ngắn viết bằng chữ Hán trong Lan Trì kiến văn lục

4. Phương thức biểu đạt: Tự s

5.Truyện con Hổ và bà đỡ họ Trần

- Tình huống truyện

+ Một đêm con Hổ tới cõng bà đỡ họ Trần đi

+ Tới chỗ Hổ cái chỉ và chảy nước mắt

- Bà đỡ họ Trần có tấm lòng nhân hậu đã giúp đỡ đẻ cho Hổ

- Hổ biết đền đáp ân tình với người giúp đỡ mình

+ Quỳ chân trước xuống đất, vừa quỳ vừa nhìn bà

+ Đưa nén bạc cho bà

+ Đưa bà về nhà

+ Hổ bèn dừng lại, quỳ xuống hướng về bà đỡ cúi đầu, vẫy đuôi tỏ ý tiễn biệt

- Nhờ bạc của Hổ mà bà đỡ Trần sống qua năm mất mùa đói kém

Tuy Hổ là loài được mệnh danh là “ Chú sơn lâm”, nhưng lại là loài vật nhưng sống ân tình, biết trả ơn người đã giúp đỡ mình một cách chân thành nhất. Hình ảnh Hổ quỳ xuống , cúi đầu người đã giúp đỡ mình thật cảm động

6. Truyện con Hổ và Bác Tiều

- Tình huống truyện

- Bác Tiều giúp đỡ Hổ chữa hóc xương

+ Bác Tiều đang kiếm củi sườn núi

+Bác Tiều thấy Hổ mắc khúc xương trong họng

+ Giúp Hổ lấy khúc xươn ra

- Ông là người can đảm và tốt bụng

- Hổ đền ơn cứu giúp của Bác Tiều

+ Mang con hươu đến của nhà bác Tiều

- Hổ trọng tình nghĩa, không quên ơn Bác Tiều

+Lúc bác mất Hổ đến trước mộ

+ Đên giỗ bác Tiều đêm hươu, lợn đến mấy chục năm liền

Đến loài vật hung ác nhưng khi được cứu giúp vẫn khắc ghi công ơn người đã giúp mình. Bài học rút ra là con người phải sống trọng tình nghĩa, biết đền ơn những người giúp đỡ mình.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Con Hổ có nghĩa

- Ca ngợi con hổ sống có nghĩa, có tình

- Đề cao đạo lý làm người, biết ơn người giúp đỡ mình

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con Hổ có nghĩa

- Truyện hư cấu

- Thành công trong sử dụng hình ảnh loại vật để nói đến con người

- Ngôn ngữ giản dị

- Tình huống truyện lôi cuốn, hấp dẫn

1 51 lượt xem