Tác giả tác phẩm Cuộc gặp gỡ tình cờ (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 12 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Cuộc gặp gỡ tình cờ Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 95 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Cuộc gặp gỡ tình cờ - Ngữ văn 12

I. Tác giả Hi-gu-chi I-chi-y-ô

Cuộc gặp gỡ tình cờ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

- Hi-gu-chi I-chi-y-ô là một nhà văn Nhật Bản thời Minh Trị.

- Bà là nữ nhà văn chuyên nghiệp đầu tiên của Nhật Bản về văn học hiện đại, chuyên về truyện ngắn và thơ, đồng thời cũng là một người viết nhật ký sâu rộng.

- Chân dung của cô xuất hiện trên tờ tiền 5000 yên .

II. Tìm hiểu tác phẩm Cuộc gặp gỡ tình cờ

1. Thể loại Cuộc gặp gỡ tình cờ

- Tác phẩm Cuộc gặp gỡ tình cờ thuộc thể loại: truyện ngắn.

2. Xuất xứ Cuộc gặp gỡ tình cờ

- Tác phẩm được trích trong Đêm mười ba, in trong Một mùa thơ dại, An Nhiên dịch, NXB Hội Nhà văn, 2013)

3. Phương thức biểu đạt Cuộc gặp gỡ tình cờ

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích Cuộc gặp gỡ tình cờ

- Phần 1 (từ đầu đến…tiếng khóc nấc): Bố mẹ khuyên nhủ Ô-sê-ki trở về nhà chồng trước nỗi niềm của nàng.

- Phần 2 (tiếp theo đến…đúng như lời đồn): sự thật đằng sau cuộc sống của Rô-ku.

- Phần 3 (phần còn lại): những suy nghĩ thoáng qua của Ô-sê-ki và lời chào tạm biệt giữa hai người.

5. Giá trị nội dung Cuộc gặp gỡ tình cờ

- Văn bản cho thấy một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của con người. Thông qua hai nhận vật trong truyện, cả hai đều có một điểm chung là đều không hạnh phúc trong hôn nhân, ta thấy được, cuộc sống của chúng ta sẽ phụ thuộc vào cách chúng ta suy nghĩ và hành động.

6. Giá trị nghệ thuật Cuộc gặp gỡ tình cờ

- Cốt truyện giản đơn nhưng đầy lôi cuốn, hấp dẫn.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cuộc gặp gỡ tình cờ

Cuộc gặp gỡ tình cờ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

1. Sự việc chính trong truyện

- Ô-sê-ki trở về nhà mình trước nỗi niềm không hạnh phúc với người chồng.

- Bố mẹ cô đã khuyên nhủ cô trở về ngay trong đêm ấy.

- Cô gọi phu xe, đang đi đến phố U-ê-nô, tình cờ người phu xe yêu cầu cô dừng ở đây và không lấy tiền.

- Trò chuyện một lúc, cô nhận ra người quen, đó chính là Rô-ku.

- Cô hỏi thăm anh và biết được cuộc sống của anh.

- Cô gửi lời tạm biệt và cầu nguyện cho anh.

- Hai người chào tạm biệt nhau.

 2. Nhân vật Ô-sê-ki và Rô-ku

a. Điểm giống nhau

- Đều gặp phải bất hạnh trong hôn nhân, mang trong mình tâm trạng não nề, buồn chán.

- Đều sinh sống trong một khu phố khi mà cả hai chưa lấy vợ, lấy chồng.

b. Điểm khác nhau

- Nhân vật Ô-sê-ki: được gả cho gia đình danh giá, có cuộc sống sung túc, có thể nhờ cậy được nhiều việc.

- Nhân vật Rô-ku: lấy vợ do mẹ chọn, một thời gian vợ bế con về nhà mẹ đẻ, bạch vô âm tín, cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

1 95 lượt xem