Tác giả tác phẩm Lá Diêu Bông (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 12 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Lá Diêu Bông Ngữ văn lớp 12 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 43 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Lá Diêu Bông - Ngữ văn 12

I. Tác giả Hoàng Cầm

Lá Diêu Bông - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

- Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quê gốc ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Năm 1944, do Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.

- Những năm kháng chiến, Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Ông từng giữ chức Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4/1957, ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án 'Nhân văn Giai phẩm', ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu năm 1970 lúc 48 tuổi. Có thể nói cuộc đời của Hoàng Cầm cũng như những nhà thơ đương thời, khá sóng gió và chịu nhiều khó khăn. Đặc biệt với vụ án “Nhân văn giai phẩm” đã khiến cho sự nghiệp sáng tác của ông có phần bị chững lại. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận những giá trị nổi bật mà những tác phẩm của ông đã để lại cho văn học Việt Nam.

II. Tìm hiểu tác phẩm Lá Diêu Bông

1. Thể loại Lá Diêu Bông

- Tác phẩm Lá Diêu Bông thuộc thể loại: thơ tự do.

2. Xuất xứ  Diêu Bông

- Tác phẩm được trích trong 99 tình khúc, NXB Văn học, Hà Nội, tr30-31.

3. Phương thức biểu đạt Lá Diêu Bông

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự.

4. Bố cục đoạn trích Lá Diêu Bông

- Phần 1 (từ đầu đến… gọi là chồng): hình ảnh người Chị.

- Phần 2 (tiếp theo đến….chị không nhìn): tâm trạng của Chị qua bốn lần nhận Lá.

- Phần 3 (đoạn còn lại): cảm xúc đầy sự tuyệt vọng của nhà thơ.

5. Giá trị nội dung Lá Diêu Bông

- Bài thơ Lá diêu bông thể hiện nỗi khát khao không được thỏa mãn về một tình yêu đích thực, là sự tái lặp nỗi đau bi kịch của tình yêu cha mẹ và là sự vô vọng của hành trình đi tìm bản ngã đích thực của tác giả. Đồng thời thông qua bài thơ, Hoàng Cầm còn muốn gửi một thông điệp đến bạn đọc để giãi bày cái đau tình, đau đời mà Thi sỹ ẩn nhẫn câm nín bao ngày không nói ra được.

6. Giá trị nghệ thuật Lá Diêu Bông

- Bài thơ Lá Diêu Bông được làm theo thể thơ tự do, không gò bó luật lệ, số lượng âm tiết từng dòng không cố định, dài ngắn khác nhau.

- Nhịp điệu của bài thơ mang âm hưởng dân ca Quan họ, vô cùng du dương, tha thiết.

- Hình tượng thơ “Lá Diêu Bông” huyền ảo gây mê hoặc lòng người, cặp sóng đôi “chị” – “em” làm nổi bật nỗi đau, bi kịch của nhân vật trữ tình.

- Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, tự nhiên như lời kể chuyện.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lá Diêu Bông

Lá Diêu Bông - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

1. Hình ảnh lá diêu bông

- Lá diêu bông là một loại lá không hề tồn tại trên thế gian, hình tượng lá diêu bông tượng trưng cho cái đẹp tiêu biểu của tình yêu đơn phương.

- Tác giả Hoàng Cầm khi viết bài thơ này với mong muốn diễn tả được một cách chân thật nhất về mối tình tuổi thơ của một người con trai ít tuổi hơn dành cho một người chị gần nhà đã từng chơi chung với mình ở thủa nhỏ.

2. Hình ảnh người Chị

- Ngay từ câu đầu, ta đã bắt gặp hình ảnh người Chị rất ấn tượng với trang phục:

“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng

Từ nay, Chị gọi là chồng”.

- Lời thơ như dự báo về một điều gì đó không đơn giản, ngược lại, rất khó lường.

- “Lá” vừa thể hiện sự thách đố Tình yêu, vừa thể hiện một sự đam mê đi tìm Tình yêu, hạnh phúc => Dù là ảo mộng siêu thoát, thì câu thơ vẫn đầy ắp yếu tố tự sự về câu chuyện tình của thằng Em hơn mười tuổi yêu một Chị, rất đam mê.

3. Tâm trạng của Chị qua bốn lần nhận Lá.

- Lần thứ nhất: tình thực của Em khá rõ- rất yêu Chị. Chị không thừa nhận tình yêu của thằng Em, nên phủ định-“đâu phải Lá Diêu Bông!”.

- Lần thứ hai: Em đưa Lá vào thời gian sau một năm. Vậy là từ “hai ngày” sang “mùa đông năm sau”, cái “lắc đầu” của Chị có cảm giác nhẹ hơn cái giận dữ ban đầu, Chị đã lờ đi như một sự phủ nhận.

- Lần thứ ba: Đến ngày cưới, thì thực sự Chị đã yên phận. Trong cái yên phận ấy dường như còn có cả niềm vui bên trong nên “ Chị cười, xe chỉ ấm trôn kim”.

- Lần cuối cùng: khi “Chị ba con” việc đưa Lá của Em hoàn toàn khiến Chị thấy khác hẳn những lần trước. Chị xoè lòng bàn tay, nhìn thời gian trôi đi như cả đời người vậy qua kẽ những ngón tay ấp vào mặt. Động tác ấy của Chị như để che dấu một điều gì.

4. Cảm xúc đầy sự tuyệt vọng của nhà thơ

- Các từ dài ngắn nối tiếp tạo âm hưởng vừa vút cao, vừa lan nhẹ hoà vào vũ trụ trong tiếng ru dìu dặt của “Diêu Bông hời!…-ơi Diêu Bông!…”

=> Cách dùng từ cảm thán và dấu ba chấm đã khẳng định không còn hi vọng, chỉ có tuyệt vọng.

IV. Các bài văn mẫu

Lá diêu bông là gì, truyền thuyết và ý nghĩa của lá diêu bông

Đề bài: Phân tích bài Lá Diêu Bông

Bài tham khảo 1

 Hoàng Cầm đã từng chói sáng với “Bên kia sông Đuống”- đỉnh cao của thơ ca kháng chiến. Nhưng ông nổi, là nổi ở bài “Lá Diêu Bông”. Bài thơ được ra đời trong một hoàn cảnh lạ, rất đặc biệt, từ những năm 60 của thế kỉ trước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mãi đến thời kì đổi mới, chân giá trị bài thơ càng được khẳng định.

Bài thơ “Lá Diêu Bông” đã trở thành một thi phẩm sáng giá, được nhiều người đọc yêu thích và quan tâm đặc biệt. Ở đây, thi nhân đã đẩy tình yêu cá nhân đơn phương lên điểm đỉnh của sự nhân bản, thăng hoa thành tình yêu siêu lạ Hoàng Cầm. Phần lớn bài thơ sử dụng thể thơ dân tộc, có sự kết hợp hài hoà giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Qua tay ông, thơ truyền thống được tinh luyện, trở nên phong phú vô cùng và được thể hiện ở rất nhiều dạng vẻ. Việc biến thơ lục bát truyền thống, sang thể bảy chữ, tám chữ, và cách chú trọng dùng thanh điệu (dấu câu) đã khiến“Lá Diêu Bông” trở nên hấp dẫn đặc biệt. Ngay từ câu đầu, ta đã bắt gặp hình ảnh người Chị rất ấn tượng với trang phục:

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng

Chị thẩn thơ

      đi tìm

         đồng chiều,

             cuống rạ

Chị bảo:

   - đứa nào tìm được Lá Diêu bông

Từ nay, Chị gọi là chồng”.

Nếu từ “Bảng” nhẹ tênh được dùng bằng dấu hỏi, thì từ “võng” nặng trịch, được dùng bằng dấu ngã, đứng cuối câu, làm cho ý thơ càng trĩu xuống, tạo ra một âm điệu nặng nề cho câu thơ. Vì thế, lời thơ như dự báo về một điều gì đó không đơn giản, ngược lại, rất khó lường.

Câu đầu, bảy chữ, rất truyền thống. Nhưng hai câu tiếp theo, lại được ngắt làm nhiều dòng tự do, nên rất hiện đại. Tứ thơ, nhằm diễn tả câu chuyện tình được bắt đầu từ Lá- “Lá Diêu Bông”. Vậy hình tượng “Lá” mang ý nghĩa gì?

Mỗi người đọc lại có một cách hiểu riêng về hình tượng này. Mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng đều cùng thống nhất ở một ý nghĩa biểu trưng, đó là “cái Lá định mệnh của Tình yêu- một tình yêu tuyệt vọng và ẩn chứa cả hi vọng nữa”. “” vừa thể hiện sự thách đố Tình yêu, vừa thể hiện một sự đam mê đi tìm Tình yêu, hạnh phúc. Dù là ảo mộng siêu thoát, thì câu thơ vẫn đầy ắp yếu tố tự sự về câu chuyện tình của thằng Em hơn mười tuổi yêu một Chị, rất đam mê.

Để khéo léo diễn tả ghềnh thác trên bước đường tìm Tình yêu, Hoàng Cầm sáng tạo độc đáo ra hình ảnh tìm đố “Lá Diêu Bông”. Nhân vật Chị được xuất hiện với dáng vẻ Chị Hai Quan họ- người gái quê Kinh Bắc qua trang phục váy Đình Bảng. Hình ảnh người Chị đi tìm “” hay đi tìm hạnh phúc tình yêu? Qua những tình tiết thách đố, ta càng thấy người Chị có những diễn biến tâm trạng đầy uẩn khúc, khó hiểu và có cả sự xao động, không bình thường. Tâm trạng của Chị qua bốn lần nhận  được diễn tả ở những cung bậc tình cảm khác nhau:

Hai ngày sau Em tìm thấy Lá

Chị chau mày

     đâu phải Lá Diêu Bông.

Mùa đông sau Em tìm thấy Lá

 Chị lắc đầu

     trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị

    Em tìm thấy Lá

Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con

   Em nhìn thấy Lá

Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn”

    Để diễn tả lần thứ nhất Em đưa Lá, câu thơ đã chỉ ra thời gian rất ngắn- “Hai ngày sau Em tìm thấy Lá”. Vẫn là thơ lục bát, nhưng cách ngắt nhịp 3/4 và cách sử dụng thanh điệu lại không theo lối truyền thống, bởi năm thanh bằng đứng đầu và hai thanh trắc- “thấy Lá” đứng cuối, hai danh từ Em và  được viết hoa. Điều đó đã cho thấy tình thực của thằng Em khá rõ- rất yêu Chị. Chẳng theo vẫn chân, vần lưng của thơ truyền thống, câu bát tiếp theo được tách làm đôi, nhịp 1/2/2/3, đứng hai dòng đã trả lời sự giải đố của thằng EmChị “chau mày” là thể hiện một thái độ giận dữ, và như vậy Chị không thừa nhận tình yêu của thằng Em, nên phủ định-“đâu phải Lá Diêu Bông!”.

Vẫn trong sự sáng tạo của cách dùng thơ lục bát, ở những lần đối thoại sau, Hoàng Cầm đều diễn tả theo những cung bậc tình cảm rất khác nhau của Chị. Riêng đứa Em, sau trước vẫn thuỷ chung. Lần thứ hai, Em đưa  vào thời gian sau một năm. Vậy là từ “hai ngày” sang “mùa đông năm sau”, cái “lắc đầu” của Chị có cảm giác nhẹ hơn cái giận dữ ban đầu, Chị đã lờ đi như một sự phủ nhận. Đến ngày cưới, thì thực sự Chị đã yên phận. Trong cái yên phận ấy dường như còn có cả niềm vui bên trong nên “ Chị cười, xe chỉ ấm trôn kim”.

Nhưng khi “Chị ba con” việc đưa  của thằng Em hoàn toàn khiến Chị thấy khác hẳn những lần trước. Chị xoè lòng bàn tay, nhìn thời gian trôi đi như cả đời người vậy qua kẽ những ngón tay ấp vào mặt. Động tác ấy của Chị như để che dấu một điều gì. Câu thơ bảy chữ “Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn” đứng một dòng, không bị tách ra nữa, mang lại rất nhiều nghĩa: có thể là Chị không nhìn, hoặc không dám nhìn; cũng có thể là không muốn nhìn hoặc cho qua hết không còn cái gì là quan trọng cả. Chả nhẽ bốn lần Em tìm cảm xúc của Chị, chỉ có thế thôi à! Những lần trước Chị từ trối chối vì Chị còn sức mạnh của tuổi trẻ, còn vẻ đẹp rực rở của tuổi con gái dậy thì. Còn lần này, Chị thừa nhận một cách âm thầm, đau khổ, không nói ra cho thằng Em biết, cũng không dám nhìn vì sợ nhìn thì càng đau khổ thêm. Cũng có thể lần này, Chị thấy tình của thằng Em chân thật quá, vĩ đại trùm lấp cả Chị.

Đến khổ cuối, cảm xúc của nhà thơ đã được thể hiện bằng cách tự buông những từ ngữ, nhịp điệu, âm hưởng diễn tả sự tuyệt vọng:

Từ thủa ấy

Em cầm chiếc Lá

Đi đầu non cuối bể

Gió quê vi vút gọi

Diêu Bông hời!...

-ơi Diêu Bông!...”

 Các từ dài ngắn nối tiếp tạo âm hưởng vừa vút cao, vừa lan nhẹ hoà vào vũ trụ trong tiếng ru dìu dặt của “Diêu Bông hời!...-ơi Diêu Bông!...” Cách dùng từ cảm thán và dấu ba chấm đã khẳng định không còn hi vọng, chỉ có tuyệt vọng mà thôi.

Vậy là từ hình tượng nghệ thuật Lá Diêu Bông, ta thấy nhân vật trữ tình- Chị và Em, hiện ra thật độc đáo. Người Chị mang dáng vẻ duyên dáng của Gái quê Kinh Bắc, có tâm trạng đầy uẩn khúc qua việc thách đố đi tìm Lá Diêu Bông. Sau mỗi lần nhận Lá, tâm trạng của Chị lại được diễn tả ở những cung bậc tình cảm khác nhau, đọng ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Còn nhân vật Em, bộc lộ một tình yêu say đắm- suốt một đời đi tìm tình yêu Chị.

Từ tình yêu trẻ thơ, với hình ảnh cậu bé lẽo đẽo cầm  đi theo Chị, để rồi qua bốn lần đưa , chứng tỏ cuộc săn tìm tình yêu của nhân vật Em thật mãnh liệt trớ trêu, đơn phương đầy nghiệt ngã và thật quá cay đắng. Tình yêu ấy xuyên suốt cuộc đời của nhân vật Em, khiến cho Em phải “một đời nợ suốt Diêu Bông”. Mặc dầu biết Diêu Bông là không thực, nhưng Lá “cứ chập chờn ẩn hiện tháng năm” ngự trong suy tư của Em- “Rằng xưa… ai biết vì sao?.. Lá gì lại gọi thế nào…Diêu Bông…!”

Hình ảnh cậu Em cầm chiếc Lá “đi đầu non cuối bể”… rồi tan loãng vào không gian đồng chiều cuống rạ, vào nắng, vào gió quê vi vút, cho thấy tình của thằng Em rất chân thật, lớn lao quá, mà cũng khó khăn quá. Vậy hình ảnh nhân vật Em cho thấy, đây là niềm hi vọng hay là tuyệt vọng? Người đọc tự chọn nghĩa để hiểu, để sẻ chia cái cảm thông của mình.

Lá Diêu Bông” là câu chuyện tình của đứa Em 12 tuổi chạy theo yêu một Chị. Tình yêu đó chỉ là ước mơ. Mà một khi đã là ước mơ thì đều đẹp đẽ cả. “Lá Diêu Bông” tượng trưng cho cái đẹp lý tưởng của tình yêu. Trong cuộc đời, việc đi tìm lý tưởng luôn đầy gian lao vất vả, cũng lắm thác nhiều ghềnh. Điều nhà thơ muốn nhấn ở đây là ý nghĩa mơ ước cuộc đời, là một tình yêu đẹp. Vì thế bài thơ bộc lộ ý nghĩa nhân bản lớn, chứ không chỉ đơn giản là câu chuyện tình.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ thể hiện phong cách độc đáo, rất riêng của Hoàng Cầm. Nhịp điệu của bài thơ mang âm hưởng dân ca Quan họ, dặt dìu, tha thiết. Cách ngắt nhịp rất sáng tạo uyển chuyển. Sự ngắt một câu thơ ra làm nhiều dòng, thường được Hoàng Cầm dùng nhiều trong các tập thơ. Bởi ông quan niệm “nhịp điệu, chính là chiếc xe chở cái hồn của bài thơ đi, để nhập, để hoà với hồn người đọc”.

Tứ của bài thơ cũng rất lạ. Đây là trường hợp duy nhất và cũng kì diệu nhất do thần linh giọng nữ cao đọc và nhà thơ ghi lại từ đầu cho đến cuối. Nên có thể xem, đây là bài thơ siêu thực rất tiêu biểu mà cũng là đẹp trên cả hai mặt, tiềm thức và giấc mơ. Hoàng Cầm quan niệm: “cái tứ” của thơ là phải đọc được ngoài lời. Có nhiều bài thơ mang tứ rất lạ, rất khó giảng, khó bình, mà nhiều khi chỉ cảm nhận được thôi. Có lẽ “Lá Diêu Bông” là trường hợp đặc biệt này.

Hình tượng “Lá Diêu Bông” tượng trưng cho cái đẹp tiêu biểu của tình yêu đơn phương. Nó không chỉ đơn giản là sự tuyệt vọng, là câu chuyện tình yêu, mà lớn hơn thế, nó nêu một vấn đề phổ quát về khát vọng hạnh phúc, ước mơ cuộc đời. Ai chẳng ước mơ một tình yêu đẹp, nhưng con đường để thực hiện nó đầy chông gai, trắc trở, nhiều khi đi tìm cả cuộc đời cũng không thấy.Vì vậy mà bài thơ có giá trị nhân bản sâu sắc và có sức hấp dẫn lớn.

Bài “Lá Diêu Bông” từ lâu, đã được đông đảo độc giả Việt Nam và nước ngoài tìm đến, mến mộ. Có lẽ là vì Hoàng Cầm đã giỏi hoà quyện chất dân gian truyền thống với hồn thơ Kinh Bắc, văn hoá Kinh Bắc, để làm thành lối thơ- siêu thực Hoàng Cầm- dân gian- mà hiện đại.

1 43 lượt xem