TOP 10 bài Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (HAY NHẤT 2024)

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 509 lượt xem


Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 5 câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài 'Nhớ đồng'.

loading...

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 1)

Bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu An Cựu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang lững lờ trôi. Khung cảnh thật đẹp và tình người ấm áp xiết bao! Vậy mà giờ đây, quê hương thân yêu chỉ cách có bức tường nhà lao mà sao xa vời vợi ?! Những câu hỏi đầy trăn trở cứ lặp đi lặp lại phản ánh nỗi nhớ thương, khắc khoải và hoài vọng đau đáu khôn nguôi. Tất cả những gì gần gũi, thân quen của đời sống đều được Tố Hữu trân trọng miêu tả trong thơ. Tác giả cố gắng bắt lấy những hình ảnh, âm thanh của đời thường nhưng xiết bao gợi cảm đối với bản thân trong chốn lao tù. Giờ đây, nhà thơ chi có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy khung cảnh quê hương trong tưởng tượng bằng trái tim chất chứa nhớ thương. Những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm trưa được nhà thơ nhắc đến với tình thương mến dạt dào. Cuộc sống cơ cực không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Những hình dáng thân thương, bình dị với vẻ lam lũ cực nhọc lần lượt hiện về trong nỗi nhớ của nhà thơ.

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 2)

Không gian sau nỗi nhớ thật bình dị thân thuộc, khắc khoải một tâm trạng kiếm tìm, nuối tiếc, trân trọng những vẻ đẹp của nhà thơ. Làng quê hiện về trong kí ức với hương của đất, bóng mát lũy tre làng, sắc xanh nao lòng của mạ và vị ngọt bùi khoai sắn gợi một cảm giác thật bình yên, đáng yêu đáng quí. Cái nhìn từ tâm trạng của một người bị mất tự do thật thấm thía khi “một tiếng hò” vọng vào làm hiện lên bao hình ảnh cuộc sống bên ngoài càng gợi nhớ gợi thương.

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 3)

Ở đây bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang hững hờ. Khung cảnh thật đẹp và tình người ấm áp biết bao. Nhưng quê hương giờ đây chỉ còn sống trong tâm tưởng của tác giả, khi xung quanh là 4 bức tường của lao tù. Những câu hỏi trăn trở lặp đi lặp lại nhiều lần phản ánh nỗi nhớ thương, khắc khoải và hoài vọng đau đáu khôn nguôi. Câu cảm thán được sử dụng, như một tiếng lòng của tác giả, không thể để mãi trong lòng nên đành thốt lên: “ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!” . nhớ đến những trưa thương nhớ, đồng quê nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt dào. Cuộc sống cơ cực của những người nông dân cơ cực,nhưng họ không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Những dáng hình thân thương, bình dị với vẻ lam lũ cực nhọc lần lượt tái hiện về trong nỗi nhớ của nhà thơ. Thế giới bên ngoài là đồng quê, hình ảnh con ngư­ời, mùi hư­ơng, màu sắc, âm thanh. Đó là những hình ảnh thân thuộc, da diết của quê hương, xứ sở. Trong xa cách, nỗi nhớ của nhà thơ dường như da diết hơn. Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc… của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.

loading...

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 4)

Nhớ đồng là bài thơ với những hình ảnh được dệt nên bằng kí ức của nhà thơ Tố Hữu, khi ông đang bị nhốt trong nhà giam của kẻ thù. Thân thể bị tù đày nhưng thế giới tinh thần của ông thì vẫn tự do với miền kí ức tươi đẹp về qauê hương của mình. Đó là vùng đất của những người nông dân cả đời lam lũ lấm bùn, nhưng trái tim thì luôn thiện lương, trong sạch; có những người mẹ già tựa cửa chờ con; có những cô lái đò có giọng hò văng vẳng khắp bến sông rộng. Đó cũng là nơi mà bãi lúa bên sông lúc nào cũng tươi xanh, mướt mắt và văng vẳng tiếng xe lùa nước vào ruộng. Tất cả những hình ảnh bình dị, mộc mạc ấy đã hiện lên trong tâm trí nhà thơ, cứu rỗi tâm hồn ông, giúp ông càng thêm kiên cường trước song sắt của kẻ thù.

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 5)

Khổ thơ của Tố Hữu không đơn độc một bóng hình ông lão, mà khái quát hình ảnh “những lưng cong xuống luống cày” – hình ảnh con người nhân dân giản dị mà vĩ đại với cuộc đời cần lao thắp lên niềm hy vọng tương lai, “vãi giống tung trời những sớm mai”! Có ngẫu nhiên chăng sự gặp gỡ trong hình ảnh biểu tượng “bàn tay” gieo hạt của nhà thơ lãng mạn Pháp và người chiến sĩ trẻ Tố Hữu? Phải mở lòng ra với cuộc sống, mới nói lên hết được tình yêu và niềm tin ở con người tha thiết vậy. Giữa những nông dân trên cánh đồng cần mẫn và người chiến sĩ đấu tranh vì cái đẹp cuộc đời, đã có sự đồng cảm của người gieo mầm cho một tương lai tốt đẹp!

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 6)

Cảnh sắc và con người trong bài thơ Nhớ đồng được nhà thơ Tố Hữu tái hiện lại thông qua lăng kính của hồi ức và trái tim ông. Đó là những người nông dân hiền lành như cục đất, sống cuộc sống lam lũ, vất vả, ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Là những mẹ già mòn mỏi tựa cửa chờ con đang ở nơi xa, chiến đấu vì quê hương tổ quốc. Và cũng là những bãi lúa non xanh ven sông, trong không gian rộng lớn vẳng tiếng xe lùa nước, và tiếng hò ai từ bến kia sang. Tất cả hiện về trong tâm trí nhà thơ, khi ông đang bị gò mình trong nhà tù chật hẹp, vì vậy mà càng thêm trân quý và đậm chất thơ hơn bao giờ hết.

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 7)

Nhớ đồng của Tố Hữu là một tác phẩm đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Bài thơ là lời người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng ngục tù. Một tiếng hò vang vọng đã đánh thức và khơi dậy nỗi niềm nhớ thương về hình ảnh cánh đồng, hay cũng chính là quê hương. Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm tưởng của người tù với những hình ảnh quen thuộc. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, mà còn có những người nông dân cơ cực, bóng dáng người mẹ già. Từng lời thơ vang lên bộc lộ nỗi niềm nhớ thương da diết, đầy cảm xúc và chân thành. Điệp ngữ “gì sâu bằng…” muốn nói về nỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng của nhân vật trữ tình. Còn điệp ngữ “đâu những… ” gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi, chua xót. Từ đó, tôi càng thấy được nỗi cô đơn, trống trải trong hoàn cảnh ngục tù của nhân vật trữ tình.

loading...

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 8)

Con người trong 'Nhớ đồng' của Tố Hữu hiện lên vô cùng rõ nét qua chi tiết tiếng hò. Tiếng hò xuất hiện xuyên suốt đã thành công thể hiện tâm trạng tác giả. Ở đoạn đầu tiên, nhà thơ nhớ về làng quê thanh bình với ruộng lúa, bờ tre xanh rì qua tiếng hò trong buổi trưa hiu quanh. Đoạn tiếp theo, tiếng hò não nùng gợi lên buổi chiều sương phủ xao xác trên cánh đồng. Đoạn cuối, tác giả đã tự họa lại bức chân dung vui vẻ, hạnh phúc với hoài bão của bản thân. Tiếng hò lại được lặp lại thêm một lần nữa với đồng quê thương nhớ như để thể hiện nỗi niềm khát khao quê hương, đất nước mãi thanh bình.

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 9)

Bài thơ Nhớ đồng đã xuất sắc tái hiện lại những vẻ đẹp mộc mạc và bình dị, của con người, cảnh vật nơi quê hương trong miền kì ức nhà thơ. Nơi đó có những cánh đồng lúa mềm mại, nằm cạnh dòng sông xanh. Có những người nông dân chất phác, thật thà, làm việc quần quật quanh năm chẳng bao giờ có nửa lời oán thán. Có những người mẹ già ngày ngày tựa cửa ngóng con, có những cô lái đò qua sông với giọng hò đi sâu vào tận tâm can, kí ức. Dù thân xác nhà thơ đã bị giam cầm trong lao ngục, thì tất cả những hình ảnh tuyệt vời về quê hương ấy, vẫn sẽ mãi tươi đẹp và hiện hữu trong kí ức, trong trái tim và trong tiềm thức của ông.

Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 10)

Khung cảnh hiện lên ở bài thơ 'Nhớ đồng' của Tố Hữu chính là một làng quê trong buổi trưa êm ả. Tiếng hò cất lên phá tan không gian yên vắng, khiến cho cảnh vật bừng tỉnh sức sống. Gió mát thổi khe khẽ qua rặng tre xanh rì. Những gốc mạ non mới cấy mơn mởn xanh đang đưa tay. Ngay gần đó, những 'mái nhà tranh' thấp lúp xúp nằm sát nhau. Bức tranh làng quê thanh bình ấy đã khiến lòng người dâng trào cảm giác nhớ nhung, muốn quay trở về với quê hương xứ sở thân yêu, ruột thịt.

1 509 lượt xem