TOP 12 bài Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách (HAY NHẤT 2024)

Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo gồm 12 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 180 lượt xem


Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách

Đề bài: Nghe và tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách.

loading...

Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách (mẫu 1)

Chúng ta thường gọi “Nam Quốc Sơn Hà” là bài thơ “thần” không chỉ nêu cao tính độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc mà còn thể hiện tính thần lực, lòng tự tôn dân tộc của vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt nói riêng và lớp lớp thế hệ người Việt nói chung. Cuộc chiến đấu chống quân Tống, từng câu chữ cất lên, trong không gian linh thiêng, vào khoảng thời gian vàng, lũ giặc đã khiếp sợ đến mất mật, hoảng loạn đến hỗn loạn, nghĩa khí của chúng cũng vì thế mà trượt dốc không phanh.

Mở đầu bài thơ không phải câu hỏi, không phải câu cảm thán mà là một lời khẳng định, một sự chắc nịch đến chặt chẽ về chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà, nam đế cư”

Chúng ta đã và đang sống giữa một ranh giới nhất định. Điều này tuyệt nhiên không phải là bịa đặt mà được dẫn ra bởi luận chứng rất sắc sảo, thuyết phục:

“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Tất cả đều quy củ, rõ ràng, được sách trời quy định. Điều này có nghĩa là chủ quyền của ta, lãnh thổ của ta không chỉ có ta mà còn có một bên thứ ba là trời, là đất chứng giám, xác nhận. Đây là sự thật hiển nhiên, là lí lẽ chặt chẽ đến tuyệt đối mà không ai có thể phản biện hay phủ nhận.

Những gì ở nước Nam bao gồm cỏ cây, hoa lá, động vật, con người… là thuộc sở hữu của người Nam và cả nước non này chắc chắn là của người Nam chứ không phải ai khác. Rõ ràng, lần đầu tiên ta thấy xuất hiện trong một tác phẩm văn chương mà tính độc lập, chủ quyền từ hình, từ chữ đã phát ra thành lời để sự khẳng định mạnh mẽ, quyết đoán và hào sảng như thế.

Không dừng lại ở chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà chúng ta – những người Nam còn nhất tâm, đồng lòng, chúng ta có vua Nam đứng đầu để vẽ đường mà lội, vẽ lối mà đi.

Đặc biệt hơn, nước non này đã từ lâu đời, một tay dân tộc ta gây dựng nhưng không vì thế ta vơ vét mà cho là của riêng mình bởi lẽ chủ quyền này là định phận, là sự an bài, sắp đặt từ “sách trời”. Đó là đấng linh thiêng, cao quý và vậy mà mọi chỉ dẫn đều trân quý, trân trọng đến vô cùng.

Như vậy qua hai câu thơ đầu, bằng ngôn từ đanh thép, giọng văn vừa hào hùng vừa tràn đầy niềm tự hào tác giả đã khẳng định rõ ràng ranh giới, chủ quyền lãnh thổ thuộc về nhân dân, quyền làm chủ dân tộc mình của nhân dân đồng thời tỉnh táo trong suy nghĩ để sắc sảo trong luận cứ với lí lẽ vừa cứng rắn, vừa thuyết phục để không thể lực nào có thể bóp méo hay phủ định sự thật.

Từ sự khẳng định chắc nịch, tác giả tiếp tục lên giọng cảnh cáo kẻ thù sẽ nhận kết cục thảm thương nếu vẫn chạy theo lối mòn, đi ngược lẽ đời khi xâm lăng lãnh thổ, để lại thương đau cho dân chúng Đại Việt:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Một khi lũ giặc bỏ ngoài sự răn đe, bất chấp quy định mang tính tất yếu ấy, cố tình phạm đến chủ quyền đại việt cũng là lúc đôi chân chúng bước vào lầm lỗi không chỉ với toàn thể người nam mà còn đắc tội, xúc phạm tới tôn nghiêm về luân lý, đạo trời. Chúng hành động ngông cuồng, chúng chọn cuộc chiến phi nghĩa cũng là chọn kết cục bi thảm của bản thân.

Ở đây, tác giả đanh thép khẳng định kết cục thảm hại, ê chề, nhục nhã, bi đát của kẻ cướp nước, dẫm đạp lên luật trời, coi thường đạo lý. Sức mạnh chính nghĩa, lòng tự tôn dân tộc sẽ là rào cản lớn nhất, là tấm áo giáp bền bỉ nhất để người Nam trừng phạt những kẻ xâm lăng.

Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách (mẫu 2)

Truyện 'Thần Trụ trời' thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

'Thần Trụ trời' kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo... Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ 'một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo' và thời gian chưa được xác định rõ ràng 'Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người'. Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ 'Chân thần dài không thể tả xiết'. Mỗi bước chân của thần 'có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác'. Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện 'Thần Trụ trời' cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện 'Thần Trụ trời' được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước 'khổng lồ' với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

'Thần Trụ trời' với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

loading...

Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách (mẫu 3)

Xin chào cô và các bạn!

Vừa rồi, chúng ta đã được nghe bài thuyết trình của bạn Đức Minh về tác phẩm 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ' trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8. Sau đây, mình xin phép được tóm tắt lại những ý chính như sau:

Đầu tiên, tác giả của văn bản này là tù trưởng Seattle. Ông thuộc bộ tộc Duwamish ở vùng Tây Bắc Hoa Kì. Khi người da trắng tiến vào vùng đất này, họ đã mâu thuẫn với tộc người da đỏ nơi đó. Xung đột nổ ra gây nên bao thiệt hại về cả người và của cho cả hai phe. Cuối cùng, tù trưởng Seattle đã thuyết phục được người dân da đỏ bán cho người da trắng mảnh đất này, đồng thời chuyển tới sinh sống trong những khu vực tập trung của người da đỏ.

Về nội dung, 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ' đã nêu ra được những điều thiêng liêng, quý báu trong kí ức của người da đỏ với thiên nhiên. Họ gắn bó, trân trọng đất mẹ cùng tất thảy những sinh vật xung quanh. Từng ngọn cỏ, viên đá, từng dòng sông, cánh rừng đều là anh em, máu mủ của họ. Đồng thời, họ cũng có nhiều băn khoăn khi thấy nếp sống thô bạo mà người da trắng thể hiện. Qua đây, ta thấy được thông điệp vô cùng cấp thiết. Đó là phải sống hòa hợp, yêu thương, bảo vệ tự nhiên. Vấn đề này mang tính thời sự rất lớn, thậm chí sẽ vẫn còn giữ nhiệt trong rất nhiều năm tới. Không chỉ vậy, qua 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, ta còn thấy được tình yêu, niềm tự hào cùng sự gắn bó sâu sắc giữa con người với mảnh đất quê hương. Người da đỏ chẳng cần nhà lầu, xe hơi, các tòa cao ốc hay những 'con ngựa sắt biết nhả khói'. Cái họ cần chính là thiên nhiên bình dị, thân thuộc mà cũng rất đỗi kì vĩ, nên thơ.

Về nghệ thuật, 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ' có giọng điệu vô cùng linh hoạt: khi thì nhẹ nhàng, da diết, lúc lại đanh thép, hùng hồn. Tác giả cũng sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp ngữ hay tương phản. Từ đó, làm nổi bật lên tình yêu thiên nhiên cũng như phê phán lối sống đi ngược lại với tự nhiên của người da trắng. Những lập luận trong bài cũng được sắp xếp rất hợp lí, logic, tạo nên sự chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Kết luận lại, đây là một văn bản rất đáng để đọc và trải nghiệm. Trên đây là những ý mà mình tóm tắt được. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách (mẫu 4)

Nguyễn Tuân là một con người rất mực tài hoa, là bậc thầy về truyện ngắn. Sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn trước ông được coi là nhà văn “duy mĩ” say mê cái đẹp và coi cái đẹp là đỉnh cao của nhân cách con người. “Vang bóng một thời” là tập truyện tiêu biểu cho sáng tác thời kì này của Nguyễn Tuân, không tin tưởng ở hiện tại và tương lai ông đi tìm vẻ đẹp quá khứ của một thời vang bóng xa xưa với những phong tục, thú vui tao nhã lành mạnh trong đó có thú chơi chữ của Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Hai con người có nhân cách cao đẹp, thiên lương trong sáng và cảnh cho chữ lạ lùng được hiện lên trong tác phẩm làm nổi bật cho tài năng văn chương và tư tưởng của Nguyễn Tuân.

Huấn Cao trong câu chuyện là một người có tài viết chữ đẹp nhưng vì chống lại triều đình mà bị lãnh án tử hình. Trước khi xử án ông được đưa đến một trại giam có viên quản ngục và thầy thơ lại yêu quý nét chữ, trân trọng người tài Huấn Cao nên đã biệt đãi tù nhân, mong muốn ông Huấn cho chữ. Hiểu được tấm lòng ấy người tử tù có thiên lương trong sáng đã cho chữ trong hoàn cảnh éo le trước giờ chưa từng có. Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ giữa hai con người khác biệt một bên là Huấn Cao có tài viết chữ nhưng lại đối đầu với triều đình, một bên là viên quan coi ngục đại diện cho người gìn giữ trật tự xã hội phong kiến đương thời nhưng lại khao khát ánh sáng chữ nghĩa. Hai con người đối lập trên bình diện xã hội nhưng lại là tri âm, tri kỉ với nhau trên bình diện nghệ thuật. Nhân vật đã được Nguyễn Tuân đặt vào trong tình huống đối nghịch tạo ra kịch tính cho câu chuyện và cảnh cho chữ là nút thắt được tháo gỡ.

Huấn Cao là một con người tài hoa uyên bác, khí phách hiên ngang, anh hùng bất khuất và có một thiên lương trong sáng được hiện lên trong tác phẩm. Trước tiên là gián tiếp ở phần đầu qua cuộc đối thoại của viên quản ngục với thầy thơ lại. Tài năng viết chữ đẹp của ông được người ở vùng tỉnh Sơn ca tụng khiến cho viên quan coi ngục đau đáu một lòng với sở nguyện xin được chữ ông Huấn về treo ở nhà riêng của mình bởi “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Nguyễn Tuân đã miêu tả sở nguyện của viên quan coi ngục để làm nổi bật lên chất tài hoa nghệ sĩ mà bao nhiêu người trong thiên hạ hằng khao khát có được. Không chỉ vậy người tử tù rất anh hùng là tên cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình vì bất mãn với chính sách cai trị triều chính, là kẻ không sợ lời đe dọa của bọn lính áp giải mà tự do, hiên ngang dỗ gông để trận mưa rệp rơi xuống đất, thản nhiên nhận rượu thịt ung dung làm một người tù tự do trong nhà lao. Có mấy ai trước khi chết mà vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái như vậy? Ông làm ra vẻ khinh bạc viên quan coi ngục với câu nói: “Ngươi hỏi ta muốn gì ư? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” xưa nay ta chỉ thấy quan coi ngục đánh mắng người tù chứ hiếm khi thấy điều ngược lại. Con người ấy hiện lên qua suy nghĩ của quan lại coi ông là một tên tội phạm nguy hiểm, là kẻ chọc trời khuấy nước khi nhận được án chém vẫn bình tĩnh, tự tin đón nhận cái chết. Huấn Cao không bao giờ khuất phục trước uy quyền, cường quyền và bạo lực. Ông là một nhân vật hiếm có xưa nay bởi sự hòa quyện của chất nghệ sĩ với chất anh hùng tạo nên nét riêng biệt, độc đáo khác với các nhân vật trong “Vang bóng một thời”. Con người ấy còn có một thiên lương trong sáng không phải ai trên đời ông cũng cho chữ, cuộc đời ông Huấn chỉ mới cho ba lần là ba người bạn tri kỉ. Nhưng khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục ông mỉm cười nhắc thầy thơ lại chuẩn bị chu đáo để ông có cơ hội được đáp lại sự chân tình ấy. Giọng Huấn Cao đã trở nên từ tốn, hòa dịu hơn rất nhiều: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem, mực, bút và cả bó đuốc xuống đây ta cho chữ”. Cho chữ chứ không phải là viết chữ, nghe như là lời của bề trên ban xuống cho người dưới. Ông khẳng định “Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.” Huấn Cao không màng vinh hoa phú quý cũng không sợ cường quyền mà ép mình làm điều không thích. Dù ở trong chốn ngục tù bị giam cầm về thân xác nhưng tâm hồn ông không bao giờ bị giam giữ, ông vẫn luôn tự do về nhân cách.

Ông Huấn quyết định cho chữ trong hoàn cảnh “xưa nay chưa từng có” theo như Nguyễn Tuân nhận xét. Cảnh cho chữ thật xác đáng là một nghệ thuật đặc sắc được nhà văn miêu tả thật đáng khâm phục tài năng. Thời gian là đêm cuối của một người tù trước khi ra pháp trường. Quang cảnh cho chữ vừa lạ vừa đẹp vừa như một ảo ảnh. Lạ vì xưa nay người ta cho chữ trong căn phòng sạch sẽ, lung linh ánh nến ánh đèn, có mùi thơm của hương trầm nhưng ở đây tại nhà lao chẳng có gì ngoài “Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” chỉ có ánh đuốc tẩm dầu sáng đỏ rực, khói tỏa như đám cháy nhà. Phòng giam ba người nhưng chỉ một người hoạt động. Thầy thơ lại run run bưng chậu mực. Viên quản ngục hai tay nâng tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Huấn Cao “cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa”, từng nét chữ thoăn thoắt được viết ra, “người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Ta thấy tư thế đối nghịch nhau giữa một người tù bị giam cầm và hai người tự do đại diện cho cường quyền bấy giờ. Huấn Cao thì ung dung, tự tại và đối lập với tư thế ấy là sự “khúm núm” của viên quan coi ngục và “run run” của thầy thơ lại. Cái “khúm núm” của quan coi ngục không phải là cái cúi đầu hèn hạ mà trái lại rất đáng trân trọng. Ông cúi đầu thành kính trước cái đẹp đó là một điều nên làm ở trong đời. Vị thế và tâm thế bị đảo ngược hoàn toàn. Người có quyền lại không có uy, người tử tù lại giữ trong tay quyền sát quyền sinh, người đáng lẽ phải giáo dục, giáo hóa tội phạm thì nay lại được tội phạm giáo dục lại nhân cách, thiên lương khi được ông Huấn cho lời khuyên nên thay chốn ở đi, “Thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” đó là lời khuyên chân thành để giữ được nhân cách cao đẹp. Trước tấm lòng chân tình ấy viên quản ngục lùi ra mà nói gần như muốn khóc và cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Cả ba con người cùng đồng điệu, cùng chung một tấm lòng yêu tha thiết cái đẹp, cái đẹp chữ viết đi liền với cái đẹp tâm hồn và nhân cách thiên lương trong sáng.

Như vậy qua tác phẩm “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã cho ta thấy ba thái độ của con người đối với cái đẹp. Trước tiên đó là thái độ hủy diệt. Điều đó được biểu hiện qua mấy tên lính mà nhà văn miêu tả sơ lược ở đoạn đầu với thái độ hách dịch, vô lễ với Huấn cao và bạn tù của ông. Chúng là hạng thiên lôi tàn bạo chỉ đâu đánh đó, ở trong chốn ngục tù lâu ngày bị nhiễm thói đầu trâu mặt ngựa. Ngoài ra qua mệnh lệnh của quan trên tai to mặt lớn ở Hưng Sơn Tuyên đốc bộ đường đại diện cho chính quyền phong kiến bảo thủ, trì trệ cố hủy diệt tài năng của người tài để gìn giữ ngôi báu tàn bạo, độc ác của mình.

Thái độ thứ hai là yêu mến cái đẹp và quý trọng người tài. Thể hiện qua tấm lòng, hành động của viên quản ngục và thầy thơ lại. Họ cảm mến Huấn Cao qua lời đồn, luôn muốn biết những người tài và bất chấp cả nguy hiểm đến tính mạng để có thể hoàn thành sở nguyện cao đẹp là xin chữ ông Huấn. Họ tiếc cho một nhân tài như ông lại bị đao chém pháp trường hủy diệt. Cái đẹp thì ai cũng quý nhưng biết đẹp mà quý cũng đáng trân trọng biết bao bởi nó làm cho con người đẹp lên, phẩm chất cao hơn và thơm ngát hơn cho tấm lòng thiên lương trong sáng, thanh sạch.

Thái độ thứ ba là sự cao thượng và rộng lượng của bậc chính nhân quân tử, nghệ sĩ tài ba của Huấn Cao. Điều đó được biểu hiện qua nhân cách và hành động của ông được tác giả khắc họa. Huấn Cao là con người đặc biệt có một không hai trong trang viết của Nguyễn Tuân để lại cho tác giả sự trân trọng và nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho một con người tài giỏi, có nghĩa khí và nhân cách cao đẹp lại gặp không đúng thời, đúng vận mệnh. Huấn Cao ngày nay cũng rất nhiều nhưng không ít người đang dần bị vùi chôn bởi thế lực quyền uy và sức mạnh của đồng tiền. Theo như thông tin của Bộ giáo dục ngày 17/7/2018 ở Hà Giang sau khi thanh tra rà soát lại công tác chấm thi có 114 thí sinh bị hạ điểm vì điểm thi công bố bị gian lận, nâng lên quá nhiều so với năng lực thực tế của các em. Nạn chảy máu chất xám, mua điểm, mua quan bán chức… đã khiến biết bao người tài có trí tuệ tài năng thực sự bị vùi dập một cách tàn bạo. Đó là nỗi đau lớn của ngành giáo dục của cả đất nước con người Việt Nam. Hiền tài như Huấn Cao nhưng lại bị cướp trắng trợn cơ hội để cống hiến cho đất Việt.

Qua tác phẩm tác giả thể hiện được tư tưởng của mình về nghệ thuật và nhân phẩm con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp giữa cái tài và cái tâm và cái đẹp luôn phải gắn liền với cái thiện không thể tách rời, bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Cái đẹp không chỉ được sáng tạo ra ở nơi thanh tao, sạch sẽ mà ngay ở trong môi trường của cái xấu và cái ác nó cũng luôn tồn tại nhưng không vì thế mà lụi tàn trái lại càng nó càng tỏa sáng rực rỡ và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể cảm hóa được tâm hồn con người làm cho chúng trở nên tốt hơn, cao đẹp hơn ở trên đời.
Nguyễn Tuân với tài năng nghệ thuật tương phản với bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen, sự sắc sảo điêu luyện của ngòi bút đã khắc họa con người và cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ gây ấn tượng sâu sắc. Nguyễn Tuân phải là một con người yêu mến và trân trọng tài năng, cái đẹp vô cùng mới có thể viết được truyện ngắn “Chữ người tử tù” với sự hiện thân của hai con người có nhân cách cao đẹp như Huấn Cao và viên quản ngục hay đến thế.

Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách (mẫu 5)

Xin chào cô và các bạn! Sau khi nghe bạn Minh Tâm thuyết trình về tác phẩm 'Không gia đình' của nhà văn Hector Malot, mình xin tóm tắt lại một vài ý chính như sau:

Về nguồn gốc, 'Không gia đình', hay tiếng Pháp là 'Sans famille' là tác phẩm của nhà văn Hector Malot, được xuất bản năm 1878. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trở nên quen thuộc và gần gũi đối với độc giả trên toàn thế giới.

Về nội dung, 'Không gia đình' kể về cuộc hành trình tìm lại gia đình của cậu bé Remi. Đó là cậu bé bị bỏ rơi từ nhỏ, được vợ chồng má Barberin nhận nuôi. Nhưng sau đó, cậu đã phải dấn thân vào rất nhiều chuyến đi. Nào là đi diễn cùng gánh xiếc của cụ Vitalis, có khi lại bị giải ra tòa và tống vào tù, nhưng cũng có lúc Remi được sống ấm no, đàng hoàng. Dù trong hoàn cảnh nào, cậu bé vẫn sáng lên với vô số phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự ngay thẳng, gan dạ, lòng tự trọng, tình yêu thương và ham lao động.

Về hệ thống nhân vật, ta thấy đây là cuốn tiểu thuyết với số lượng nhân vật khổng lồ. Tuy nhiên, không bởi vậy mà có ai bị mờ nhạt. Tất cả đều được tác giả khắc họa rất rõ nét, để lại nhiều ấn tượng cho độc giả.

Về cách dẫn dắt, đây được đánh giá là có lời văn khá gần gũi, dễ tiếp cận. Không nhiều từ ngữ chuyên ngành cao siêu, cũng chẳng cần sự hoa mĩ, hào nhoáng, từng câu từng chữ cứ vậy đi vào lòng độc giả, để lại bao suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và số phận con người.

Qua tác phẩm 'Không gia đình', ta có thể rút ra nhiều thông điệp quý giá. Đó là sự ngợi ca lao động, đề cao tinh thần tự lập của tuổi trẻ. Đồng thời, phát huy ý thức của người trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung về sức chịu đựng, cách đối diện với gian khổ, khó khăn, sóng gió cuộc đời mang lại. Bên cạnh đó, ta cũng thấy thông điệp về tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc giữa người với người. Đó chính là cái làm nên giá trị vững bền của cuốn tiểu thuyết.

Mình xin kết thúc phần trình bày ở đây. Nếu có chỗ nào thiếu sót hay chưa đủ ý, mong cô và các bạn có thể nhận xét, bổ sung. Mình xin cảm ơn!

Tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách (mẫu 6)

Xin chào cô và các bạn!

Chúng ta có được nghe bạn Ngọc Mai thuyết trình về cuốn sách 'Khi hơi thở hóa thinh không'. Để tóm lược và tổng kết lại phần trình bày của bạn, mình xin phép liệt kê lại một vài ý chính sau đây:

Đầu tiên, 'Khi hơi thở hóa thinh không', hay tên gốc 'When breath becomes air', là một cuốn tự truyện của tiến sĩ Paul Kalanithi trong cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư phổi quái ác. Khi đang chuẩn bị hoàn thành năm thực tập cuối cùng ở Đại học Stanford - Mỹ, Paul chợt phát hiện ra những dấu hiệu đi xuống trong sức khỏe của mình. Và theo chẩn đoán, anh đã mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Là một bác sĩ, lại ở độ tuổi đỉnh cao sự nghiệp, sự cố này như một tia sét giữa trời quang, làm đảo lộn cuộc sống của anh và người vợ Lucy. Paul cảm thấy như một bệnh nhân trong chính bệnh viện mà mình làm việc. Nhưng vượt lên nghịch cảnh, Paul không bi thương. Thay vào đó, anh đã lựa chọn chia sẻ góc nhìn, cảm nhận của mình trong quá trình lần lượt trở thành bác sĩ và người bệnh. Paul qua đời vào tháng ba năm 2015. Lời kết cuốn sách được viết bởi Lucy - vợ anh, cũng kết thúc cuộc đời của một con người tài ba.

'Khi hơi thở hóa thinh không' đã mang đến câu chuyện vô cùng ý nghĩa, cảm động. Giọng văn ban đầu có sự uyên bác, thông thái khi nhắc về quá trình trở thành bác sĩ của Paul. Anh đam mê văn học, hết lòng chia sẻ con đường học tập của mình. Đó lần lượt là những chuyên ngành Tiếng Anh và Sinh học ở Đại học Stanford; Lịch sử và Triết học Khoa học - Y dược ở Đại học Cambridge và cuối cùng là Y khoa ở Đại học Yale. Tiếp đó, khi kể về quá trình chiến đấu với bệnh tật, ta lại lấy Paul có giọng văn thâm trầm, gần gũi hơn. Đó gần như là những lời chia sẻ thật lòng, chân thành của một bệnh nhân đang cận kề với cái chết. Và cuối cùng, qua lời kết do vợ anh - Lucy viết, ta không thể không xót thương trước sự ra đi của anh.

Để tổng kết, ta thấy được cuốn sách đã được đón nhận vô cùng đông đảo. Thậm chí, cả tỉ phú Bill Gates cũng phải xúc động mà chia sẻ rằng bản thân chắc chắn sẽ đọc 'Khi hơi thở hóa thinh không thêm lần nữa.

Vừa rồi là phần tóm tắt của mình. Rất mong nhận được những đánh giá, góp ý từ phía cô và cả lớp. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

đang cập nhật

1 180 lượt xem