TOP 12 bài Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật (HAY NHẤT 2024)
Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo gồm 12 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.
Nội dung bài viết
Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật
Đề bài: Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Quang Trung (Quang Trung đại phá quân Thanh), Hoài Văn (Viên tưởng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy...).
Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật (mẫu 1)
Trong đoạn trích Viên tướng trẻ và con ngựa trắng của tác giả Nguyễn Huy Tưởng kể về những hành động tiếp theo của Hoài văn hay chính là người anh hùng Trần Quốc Toản sau sự việc bóp nát quả cam và không được tham gia đánh giặc cho tới khi lập được chiến công và giải cứu chú ruột của mình. Trong câu chuyện, sau khi trở về từ chuyến đi gặp nhà vua, Hoài Văn đã tự mình rèn luyện, đồng thời kêu gọi, tập hợp một nhóm người tài để tạo nên một đội quân riêng của mình. Sau quá trình tìm kiếm anh đã chiêu mộ được hơn sáu trăm người trẻ tuổi cùng ý chí thiện chiến cùng lên đường đánh giặc giúp dân, cứu nước. Hoài Văn cùng đồng đội không đi đánh giặc theo lệnh của nhà vua mà tự mình đi tìm giặc, thấy ở đâu là đánh ở đó, ý chí quyết tâm ấy đã được thể hiện rất rõ ràng qua lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”. Hoài Văn đã dẫn theo đoàn quân vượt sông, trèo đèo lội suối, băng qua các khu rừng nguy hiểm, cùng đồng đội lên chiến thuật phục kích và xông lên đánh tan quân giặc. Kết quả anh đã bắt sống được tướng giặc, đây cũng là trận đánh đầu tiên của Hoài Văn và đội quân nhưng họ đã dành được chiến thắng oanh liệt nhờ vào sự tài trí của người chỉ huy là Hoài Văn cũng như lòng đoàn kết, anh dũng của toàn đội quân. Hoài Văn không những là người tài giỏi, anh dũng mà còn có khí thế oai hùng của một vị tướng thực thụ khi anh đã liều mình xông vào phá vòng vây của địch và thành công cứu thoát được chú mình là Chiêu Thành Vương. Trong đoạn trích, chính chú ruột của Hoài Văn cũng không nghĩ rằng anh sẵn sàng xả thân mình cứu ông trong hoạn nạn. Qua chi tiết này cho thấy anh là một người trọng tình nghĩa và dám hết mình chiến đấu để đánh tan quân giặc bảo vệ đất nước. Hoài Văn cũng là người rất khôn khéo, chính trực khi vừa lập chiến công vừa lấy đó làm lí do hóa giải được hiểu nhầm với người anh em kết nghĩa Thế Lộc. Đây quả là một bậc anh hùng tài giỏi, dũng cảm, dám nghĩ dám làm, trọng nghĩa khí và hết lòng cho nhân dân, đất nước.
Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật (mẫu 2)
Trong lịch sử dân tộc có rất nhiều người anh hùng đã đi vào thơ ca nhạc họa. Đặc biệt hơn đó là người anh hùng anh vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã được khắc họa rất chân thực trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Ông là người có công trong trận chiến đại phá quân Thanh. Qua trận chiến ông thể hiện được sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng. Để giành được chiến công vang đội đến ngày hôm nay thì ông phải là người hành động mạnh mẽ và quyết đoán, khi nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Và không chỉ vậy hình ảnh Nguyễn Huệ trong chiến trận cũng để lại cho chúng ta ấn tượng về một vị hoàng đế thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông đã hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế… Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…).Vậy nên cho đến ngày nay người ta vẫn còn ca ngợi và thán phục mưu trí, tài dùng binh của ông, là một tấm gương sáng để mọi người noi theo và học tập.
Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật (mẫu 3)
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần' mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật (mẫu 4)
Nhân vật anh Ba trong tác phẩm Bến Nhà Rồng năm ấy chính là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Năm đó, Bác đã dùng tên giả là “Ba” để hoạt động và tìm đường ra đi cứu nước. Qua cuộc hội thoại với anh Tư Lê, chúng ta cảm nhận được quyết tâm đi sang nước bạn để tìm cách giải cứu nước ta của Bác. Trong tâm trí của anh Ba, chỉ tồn tại việc phải làm thế nào để dân ta không phải cực khổ, để nước ta có thể độc lập, chứ hoàn toàn không nghĩ gì về sự vất vả, khó khăn của chính mình. Khi được hỏi về việc phải làm sao để có tiền sinh sống, anh Ba đã rất tự tin để đưa ra hai bàn tay của mình. Đó là sự ý thức về sự lao động và quyết tâm làm bất cứ công việc gì để có thể tìm được con đường cứu nước. Giác ngộ ấy đã góp phần thể hiện sự vĩ đại, tiến bộ trong tư tưởng và sự hi sinh cao cả của anh. Cuối cùng, anh Ba đã được nhận làm phụ bếp trên con tàu đi từ nước ta sang Pháp. Anh sẽ phải làm việc vất vả, nhưng lúc ấy, trong anh chỉ toàn là niềm vui sướng và hi vọng về tương lai phía trước mà thôi. Cách gọi bếp trên tàu là Táo Quân, đã thể hiện tinh thần lạc quan và ý chí kiên định, không hề bị Tây Hóa của anh Ba.Chắc chắn, anh sẽ vượt qua tất cả để tìm được con đường cứu nước, và trở về quê hương với trái tim chân chất thuở ban đầu.
Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật (mẫu 5)
Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
đang cập nhật