TOP 11 mẫu Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm (HAY NHẤT 2024)

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm lớp 11 Chân trời sáng tạo gồm 11 bài văn mẫu siêu hay giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hiệu quả hơn.

1 101 lượt xem


Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm

Đề bài: Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

loading...

Dàn ý Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng

a) Mở bài:

- Một loại bánh không thể nào thiếu được trong ngày Tết Trung thu đó chính là chiếc bánh trung thu.

- Một loại bánh chất chứa hạnh phúc đầm ấm của gia đình.

b) Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt.

- Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh Trung Thu.

- Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào.

- Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào.

- Đến thời Đường trong dân gian có những ngưòi hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh.

- Tương truyền có một đêm Trung Thu Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thuởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là Bánh Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau thứ bánh này có tên là bánh Nguyệt (tên người Trung Quốc đặt) và trở thành bánh Trung Thu khi du nhập vào Việt Nam.

2. Cách làm bánh

- Bánh có hai phần: Phần áo và phần nhân.

- Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.

- Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm.

- Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm.

- Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh.

- Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

3. Các loại bánh Trung thu

- Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu mang sắc thái Việt Nam hơn bánh nướng.

- Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam.

- Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa “đoàn viên của gia đình” và nhất ià tình yêu khắng khít vợ chồng.

- Bánh nướng Trung Thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt gốc Hoa.

- Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, thường đựng vừa khít bốn chiếc trong một cái hộp giấy vuông.

- Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn vói trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quít, ngó sen, bí đao.

- Một điểm cần biết là những chiếc bánh nướng Trung Hoa mà chúng ta quen ăn ở Việt Nam hay mua tại những tiệm Hoa đại đa số ở hải ngoại chính là thoát thai từ kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú.

4. Cách thưởng thức

- Về mặt thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon.

- Mặc dù người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa nếu không thì ngửi khét dầu và làm sình bụng.

c) Kết bài:

- Có chiếc bánh trung thu vào ngày Tết Trung thu thể hiện sự sum họp, hạnh phúc gia đình.

- Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 1)

loading...

Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.

Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.

Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.

Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.

Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.

Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Tuổi thơ không một đứa trẻ nào lại không biết đến chiếc chong chóng. Chong chóng chính là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi thiếu nhi. Đây là món đồ chơi dân gian khiến trẻ em vui khi cầm nó trong tay và người lớn thì thấy ấm áp mỗi khi trông thấy tuổi thơ ùa về.

Chong chóng được biết đến là thứ đồ chơi của trẻ em khi ra gió thì quay tít. Và đây cũng chính là thứ đồ chơi mà các em nhỏ hay chơi, khi không có gió thì các em cầm trên tay và chạy trên khắp đường làng để cho chiếc chong chóng quay tít trông rất đẹp mắt.

Chong chóng thường được làm bằng giấy, có chiếc chong chóng làm bằng lá dứa hoặc nhiều chất liệu nhẹ khác trông rất đẹp.

Chong chóng có loại hai cánh và loại bốn cánh. Chong chóng hai cánh là chiếc chong chóng bằng một que tre mỏng như chiếc đóm. Bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân. Đặc biệt hơn đó chính là ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật, và đó cũng chính là loại giấy hơi cứng, nó dường như có đáy quay về hai phía trái nghịch nhau. Và cũng như thay vì hai mảnh giấy chữ nhật là hai mảnh giấy hình tam giác, hai mảnh giấy có hình tam giác này lại như có đáy dán vào que tre, còn đỉnh quay trở ra ngoài. Hai mảnh giấy này, dù là hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh được. Chiếc chong chóng khi ở giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ. Cũng thông qua lỗ nhỏ này mà các em nhỏ có thể xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre chắc chắn. Chú ý đó chính là chính chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây. Thế rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chỉ chừa lại đầu cán.

Chong chóng bốn cánh có 4 cánh màu xanh đỏ khác nhau. Loại chong chóng này có một chiếc que tre mỏng mỏng như que đóm. Và bề ngang của nó lại có một phân có chiều dài chừng 20 cm. Ở hai đầu của chong chóng lại được dán hai đầu là hình chữ nhật như được dán trái nghịch nhau.

Nhìn kỹ sẽ thấy được chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy. Nó được cấu tạo và làm rất đơn giản, đó là một mảnh giấy vuông sau đó cắt thành tám mảnh nhưng cắt khéo léo sao cho nửa chừng mà thôi. Khi cắt xong thì các miếng của mảnh giấy như vẫn dính lại vào với nhau ở giữa một chút. Tại chính điểm chính giữa đó lấy một mảnh sau đó lại để lại một mảnh bẻ và dán lên đầu những mảnh giấy này lại với nhau. Thế là cũng đã có thể hoàn thành được chiếc chong chóng đẹp mắt với 4 cánh. Từ chỗ chính giữa mà các cánh đó dán lại với nhau rồi thì tạo ra một chiếc lỗ để có thể xỏ qua đó một chiếc cán nhỏ rồi chiếc cán nhỏ đó lại được buộc ở một chiếc gậy chắc chắn hơn. Cứ gặp những cơn gió ngược là chiếc chong chóng đó lại bắt đầu quay tít.

Trẻ con khi đi chơi chong chóng với bạn bè xong, về nhà thường lại đặt chiếc chong chóng đó bên chiếc cửa sổ. Thỉnh thoảng cơn gió thổi qua lại làm cho nó quay tít trông rất đẹp mắt.

Chong chóng là một trò chơi chung của các em nam nữ khắp nơi, các em chơi quanh năm. Trò chơi giúp các em luyện sự khéo tay, và cho các em hiểu gió có thể tạo một sức mạnh ly tâm làm cho chong chóng quay. Đây chính một món quà quý giá giúp tuổi thơ của các em thêm ý nghĩa và nhiều kỉ niệm.

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 4)

TOP 10 mẫu Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán và quy trình làm ra chiếc bánh Trung thu cũng thật đáng chú ý.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 5)

Khi nhắc đến Hàn Quốc chúng ta không thể nào bỏ qua món ăn “quốc dân” - kim chi trong ẩm thực của xứ Hallyu.

Kim chi được chế biến bằng cách lên men các loại rau củ và ớt, hòa quyện hương vị chua chua cay cay ngon miệng. Nguyên liệu làm chi thường là bắp cải, cải thảo, hành lá, dưa chuột, bột ớt,.. Kim chi là món ăn kèm không thể thiếu trong những bữa ăn của người Hàn Quốc. Không chỉ dừng lại là món ăn quốc dân của Hàn Quốc, kim chi còn được đông đảo du khách trên thế giới đón nhận nồng nhiệt bởi hương vị thơm ngon, độc đáo, không thể nhầm lẫn với món nào cũng với những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Nguyên lý làm kim chi là một nguyên lý tổng hòa tự nhiên. Người Hàn Quốc cho rằng muốn kim chi ngon thì phải có đủ 2 loại rau là cải thảo và củ cải. Trong đó cải thảo mọc ở trên mặt đất (biểu thị cho yếu tố Dương), củ cải mọc trong lòng đất (biểu hiện cho yếu tố Âm). Sự kết hợp giữa 2 loại rau củ này cũng được xem là sự kết hợp của 2 yếu tố Âm – Dương. Chính vì sự kết hợp này vừa có tác dụng kích thích khẩu vị của người ăn, vừa giúp cho việc điều hòa cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng.

Ngày nay, kim chi là loại thực phẩm “đa năng” nhất, có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn, hay đơn giản là ăn trực tiếp trong các bữa ăn của người Hàn Quốc. Có tới hơn 100 loại kim chi, không chỉ phổ biến ở Hàn mà còn được ưa thích tại rất nhiều nước trên thế giới. Mặc dù không ai có thể xác định được kim chi là một loại dưa chua hay salad, nhưng hương vị của nó đủ để chinh phục những người sành ăn nhất.

Kim chi mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng như: Kháng khuẩn, ngăn chặn viêm đường ruột, giúp tiêu hóa dễ dàng, ngăn ngừa béo phì, ngăn chứng xơ cứng động mạnh, chống lão hóa, giảm mỡ trong gan, chống axit hóa,… Kim chi có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến cùng các thực phẩm khác để thành các món ăn khác nhau: Cơm rang kim chi, lẩu kim chi, mì kim chi, bánh kim chi rán, há cảo nhân kim chi, canh kim chi hầm thịt, kim chi đậu hũ,… Nhiều người nhận xét, kim chi cay được dung hòa trong các món ăn phương Tây rất thú vị. Cứ thế, kim chi vượt qua ranh giới lãnh thổ Hàn Quốc, có mặt khắp các nơi trên thế giới, trở thành món ăn quen thuộc.

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 6)

Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, nhất là hai loại Arabica và Robusta. Khi đến Việt Nam, các du khách nước ngoài cũng thường trầm trồ ngạc nhiên vì cách chế biến, thưởng thức cà phê ở nước ta quá mức khác biệt, độc đáo.

Cây cà phê được du nhập vào Việt Nam ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp. Rất nhiều đồn điền cà phê được mở ra ở vùng ven sông Bắc Kỳ. Sau đó, khi khai phá ra vùng đất Tây Nguyên trù phú với loại đất đỏ bazan cùng khí hậu phù hợp, Pháp đã chuyển xuống canh tác ở khu vực này. Việc trồng cà phê ở Tây Nguyên đã phát triển đến tận ngày nay. Sản lượng cà phê ở khu vực này cũng cao nhất cả nước, đặc biệt là Buôn Ma Thuột - vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới.

Cây cà phê sau khi được trồng khoảng ba đến bốn năm thì có thể bắt đầu cho ra quả. Vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm là mùa thu hoạch. Cà phê thường sẽ được người nông dân dùng tay hái từng quả từ trên cây xuống. Đặc biệt, khi hái cà phê không được tuốt cả cành lá, tránh làm gãy cành để không gây ảnh hưởng đến sản lượng của những vụ sau. Trong một vài trường hợp, người nông dân cũng có thể dùng máy để thu hoạch. Tuy cách này nhanh chóng và tiện lợi hơn nhưng máy sẽ không phân biệt được cà phê còn xanh hay đã chín. Việc thu hoạch cà phê chưa chín sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, khiến cho cà phê bị mất mùi và dễ sinh ẩm mốc. Chính vì thế, thu hoạch quả cà phê chính là quy trình quan trọng và vất vả nhất.

Cà phê bắt buộc phải được chế biến trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch, nếu không chất lượng sẽ không được đảm bảo. Hiện nay, có ba cách phổ biến để chế biến cà phê:

- Chế biến khô: Cà phê sau khi thu hoạch sẽ được để nguyên trái phơi khô. Đến khi độ ẩm của quả chỉ còn khoảng 12-13% sẽ được mang đi xay xát, bỏ đi lớp vỏ bên ngoài để lấy nhân. Cách làm thủ công này thường được sử dụng ở các hộ trồng cà phê nhỏ lẻ.

- Chế biến ướt: Cà phê sau khi thu hoạch xong sẽ được mang đến bể rửa và phân loại rồi xay xát để lấy được lớp nhân bên trong. Công đoạn cuối cùng là lên men bằng enzym rồi mang đi sấy khô. Đây là cách là thường thấy để tạo ra những sản phẩm cà phê hòa tan trên thị trường hiện nay.

- Chế biến bán ướt: Đây là cách chế biến đòi hỏi kĩ thuật cao. Tất cả những hạt cà phê đều phải được chọn lọc kĩ càng, chín 100% mới được mang đi xay xát. Phải đảm bảo sau khi xay xát, các hạt cà phê vẫn giữ được chất nhầy. Sau đó, cà phê sẽ được mang lên giàn phơi tự nhiên đến khi độ ẩm còn 12% là đạt chuẩn.

Sau khi chế biến, cà phê phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. Nếu không đảm bảo được những yếu tố này, quá trình oxi hóa sẽ xảy ra khiến cho hương vị cà phê suy giảm.

Không biết từ bao giờ, 'văn hóa cà phê' đã đi sâu vào cuộc sống của con người Việt Nam. Ở đất nước chúng ta, những phương pháp thủ công vẫn được người dân sử dụng phổ biến. Người Việt thường rang cà phê từ từ ở nhiệt độ thấp trong khoảng 12 đến 15 phút, đến khi hạt có màu nâu nhạt và mùi thơm là dừng. Khi pha cà phê, ta đặt phin lên cốc, cho bột vào rồi đổ nước nóng từ từ vào phin. Đậy nắp, đợi những giọt cà phê tinh túy chảy xuống cốc Có lẽ chính sự chờ đợi ấy làm cho cốc cà phê trở nên ngon hơn, đặc biệt hơn trong mắt mọi người. Ngoài việc uống cà phê nguyên chất, người Việt thường dùng sữa đặc hoặc các gia vị khác nhau kết hợp với cà phê. Đó chính là lí do tại sao 'bạc xỉu', 'cà phê sữa đá', 'cafe trứng', 'cafe muối',... ra đời.

Sau rất nhiều năm phát triển, với sự giúp đỡ của nhà nước, ngành cà phê đã trở nên lớn mạnh với rất nhiều 'ông lớn' như Trung Nguyên, G7,... hay các thương hiệu trẻ như The Coffee House, Urban Coffee. Bây giờ, ở bất cứ đâu chúng ta cũng có thể thấy cà phê, từ nhà hàng sang trọng đến hàng quán ngoài vỉa hè. Cà phê đã len lỏi vào từng ngóc ngách, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt Nam.

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 7)

đang cập nhật

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 8)

đang cập nhật

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 9)

đang cập nhật

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 10)

đang cập nhật

Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng (mẫu 11)

đang cập nhật

1 101 lượt xem