TOP 12 mẫu Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống (HAY NHẤT 2024)
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống Lớp 11 Chân trời sáng tạo gồm 12 bài văn mẫu siêu hay giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hiệu quả hơn.
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống
Đề bài: Giả sử: Bài báo cáo của bạn được chọn để trình bày trong buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống. Bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi tọa đàm
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống (mẫu 1)
Sống ở trên đời phàm là bất cứ vật gì cũng có hai bản tính là tốt và xấu, con người khi sinh ra nếu như Lão Tử cho rằng: 'Nhân chi sơ tính bản ác', thì trái lại Mạnh Tử lại cho rằng: 'Nhân chi sơ tính bản thiện'. Nếu suy xét thật kỹ thì ta cũng tự thấy được rằng các tiền bối ai cũng có cái lý riêng của mình, đều đúng, nhưng xét kỹ tính cách của con người là được hình thành nên phần lớn là do môi trường và hoàn cảnh giáo dục. Phàm là bậc cha mẹ hay nhà trường thì ai cũng luôn hướng thế hệ con, em mình đến với những đức tính tốt đẹp, đáng quý, như lòng tự trọng, sự nhân hậu, lòng yêu nước, tính trung thực, thẳng thắn, lòng biết ơn, lòng yêu nước, yêu đồng bào,... Nhưng xét cho cùng con người là những chỉnh thể hoàn toàn độc lập, thế nên trong xã hội ta vẫn thấy có một bộ phận những con người có tính cách khá tiêu cực, không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân mà đôi khi còn làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Ta có thể chỉ ra một trong nhiều những tính cách tiêu cực ấy là: sự tự ti và lòng tự phụ.
Trước tiên nói về tính tự ti của con người. Đây không phải là loại tính cách hiếm, ta vẫn thường thấy ở những người xung quanh, bao gồm cả người thân, bạn bè thậm chí là cả bản thân mỗi chúng ta đôi khi cũng có ít nhiều tính tự ti ngự trị trong tâm hồn. Có thể khái niệm đơn giản rằng tự ti là cách con người quá coi thường đánh giá thấp bản thân mình trước các cá thể khác, họ tự tay chôn đi những bông hoa đẹp của mình và cố tìm kiếm những khuyết điểm của bản thân, tự cho rằng bản thân mình yếu kém không xứng đáng được cùng mâm, cùng bàn với những người khác. Họ khiêm tốn một cách thái quá, đôi khi đó cũng là biểu hiện cho sự tự thu mình, bảo bọc bản thân trước những sự ganh ghét đố kỵ của người khác của những kẻ nhút nhát, sợ hãi ánh mắt của người khác, chứ không hẳn là đến từ sự bất tài của họ. Ngoài ra, đôi khi ở một số quốc gia như Anh, Ireland, Úc và New zealand thì đó lại là một 'bản sắc', con người luôn cố thu mình và tạo ra một cái vỏ bọc khiêm nhường, tự ti để không ngừng cố gắng.
Một số biểu hiện rất rõ về tính tự ti ta có thể thấy như việc một người luôn tự cho rằng mình xấu xí, cảm thấy mắt mình quá nhỏ, môi quá dày, người quá mập, da quá đen... họ luôn cảm thấy xấu hổ, chán nản và buồn bã về những điều do họ tưởng tượng ra. Hoặc cũng có những người tự thấy bản thân mình tệ hại, chỉ toàn những khiếm khuyết, luôn cảm thấy xung quanh mình ai ai cũng tài giỏi, thấy bản thân mình trở nên thua kém, là con người ở tận đáy xã hội, không xứng đáng được tôn trọng, yêu quý, được người khác ngưỡng mộ,... Sự tự ti còn thể hiện ở nỗi sợ, sự trốn tránh sự chú ý của người khác khi họ không muốn giao tiếp, không muốn đi ra ngoài, họ sợ người khác đánh giá về ngoại hình, đôi khi còn hoang tưởng rằng người khác đang nói xấu mình, đặc biệt khi nhìn thấy một ai đó có bề ngoài sáng sủa, xinh đẹp thì họ lại càng trở nên tự ti hơn, khép mình hơn. Ngoài ra, sự tự ti còn có một đặc điểm khác ấy là sự quản lý kỳ vọng của người khác từ những người tự ti, họ luôn đánh tiếng trước về sự không thành công, về những khuyết điểm có thể xảy ra, hoặc xin lỗi trước khi làm việc gì đó để khơi gợi sự cảm thông, nới lỏng sự kỳ vọng của mọi người đến mức thấp nhất. Mục đích chính là để bảo vệ bản thân khỏi sự chỉ trích, bảo vệ lòng tự tôn, đồng thời họ cũng sợ hãi sự thất vọng của người khác. Chung quy lại, những người tự ti luôn có điểm chung là khao khát được mọi người xung quanh yêu quý, ca ngợi, an ủi, mong ước bản thân mình tốt lên, thế nhưng họ luôn sợ hãi trước những ánh mắt của xã hội, không dám đương đầu đối mặt mà thường chọn cách trốn tránh dưới cái vỏ bọc hiền lành, khiêm tốn đến hèn mọn, vừa đáng thương vừa đáng trách. Thậm chí dù mong muốn, khao khát đến tột cùng sự tự tin của những người xung quanh, nhưng họ lại cứ dậm chân tại chỗ chỉ bởi cảm thấy không thể cải thiện được gì dù có cố gắng, dễ chán nản, dần dà đến mức 'an phận' làm kíp tự ti, chấp nhận để cho bản thân trở nên nhỏ bé, thậm chí là vô hình trong mắt người khác và không còn biết đến sự tự tin là gì nữa.
Một số người đã biến tính tự ti của mình thành một chiếc mặt nạ vô hình, thể hiện ra đó là một loại khiếu hài hước để vừa làm dịu đi, sự bất an của bản thân, đồng thời cũng để những người xung quanh không nhận ra tính tự ti, hèn mọn mà dần chấp nhận 'khiếu hài hước' của người này. Thế nhưng việc sống trong tính tự ti không phải là một biểu hiện tốt, nếu như đặt tự tin ở giữa, khiêm tốn được coi là 'cực dương', mang bản chất tích cực, khi con người không quá đề cao bản thân, nhưng luôn âm thầm chứng minh năng lực cá nhân bằng hành động âm thầm. Thì trái lại tự ti chính là 'cực âm', mang tính tiêu cực, con người lâm vào tình trạng 'tự xóa' bản ngã cá nhân trong xã hội, ngày càng trở nên suy đồi và trượt dốc, chấp nhận để sự tự ti làm vỏ bọc bảo vệ. Nhưng điều đó sẽ dãn con người đến một vòng luẩn quẩn tự phê bình không lối thoát và bị mắc kẹt, khiến trạng thái tâm thần dần trở nên bó buộc, u uất, chán nản, thất vọng và cuối cùng là chứng trầm cảm nặng nề, nếu như không có các biện pháp khắc phục. Không chỉ vậy, người tự ti luôn cho rằng cái mặt nạ khiêm tốn quá đà mình đeo lên sẽ bảo vệ được họ khỏi sự châm chọc, soi xét của người khác, nhưng thực tế thì ngược lại, việc họ 'tự nhục' quá đà sẽ trở thành trò cười cho những kẻ xấu bụng, không biết cảm thông cười nhạo, coi thường. Hơn thế nữa việc bạn tự ti trong mọi tình huống sẽ trở thành việc 'tự đào hố chôn mình' khi đồng nghiệp, sếp, thầy cô giáo và cả cha mẹ đều trở nên mất phương hướng trong việc xác định năng lực cá nhân của bạn và kết quả là họ thực sự cho rằng bạn bất tài, và bạn sẽ mất đi những cơ hội thăng tiến, mất đi những nguồn động lực to lớn để tiếp tục cố gắng cải thiện bản thân. Như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội thoát ra khỏi cái vỏ bọc tự ti, không có cơ hội phô diễn tài năng, chứng minh năng lực, dần dà tất cả những thứ chúng ta vốn có sẽ trở nên mai một, và cuối cùng là thành thứ vô dụng bởi chính cái tính sợ hãi, khiêm tốn quá đà của mình. Sự tự ti không đem đến điều gì cho con người ngoài việc giết chết tâm hồn, sự hy vọng, mong ước, tài năng và tinh thần cầu tiến của một con người.
Tôi cũng biết rằng tính tự ti của một con người không thể dễ dàng gỡ bỏ, thế nhưng mỗi chúng ta nếu ai cảm thấy bản thân có tính cách này thì nên tìm cách để thoát khỏi nó. Chúng ta nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, hoặc đơn giản là tìm một người thấu hiểu bạn nhất để tâm sự và khai mở những vấn đề mà bạn đang mắc phải. Ở một mức độ nào đó, họ sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi bị chỉ trích, bị tấn công tinh thần bằng cách an ủi, tán dương những mặt tích cực mà bạn đang có, họ cũng sẽ tìm cách khiến bạn trở nên lạc quan, tin tưởng vào năng lực của bản thân hơn. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thoát khỏi cái hố tự ti bằng cách cố gắng tập trung vào những gì khiến ta tự hào, làm những gì mà bản thân cảm thấy có thể làm một cách hoàn chỉnh và tốt nhất để làm lu mờ đi sự tự ti đang ngự trị trong tâm hồn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần mở rộng phạm vi giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, để thấy được cả mặt tích cực và tiêu cực của những người khác, để tự nhận ra rằng bản thân không phải quá tệ như chúng ta vẫn nghĩ.
Đó là về tự ti, trái ngược với đức tính này thì tự phụ lại là một đức tính khiến chúng ta dễ bị ghét bỏ hơn tự ti gấp nhiều lần. Tự phụ là sự tự tin quá mức về bản thân, về năng lực cá nhân, vẻ bề ngoài, các điều kiện tố chất mà bản thân đang nắm giữ, thậm chí đến mức hoang tưởng rằng chúng ta thực sự hoàn hảo đến mức không ai có thể vượt qua. Trong mắt những người có tính tự phụ, ưu điểm của người khác thường không được họ coi trọng, bởi họ yêu bản thân mình hơn tất cả, những người khác trở nên nhỏ bé, tầm thường. Người tự phụ, thường có thái độ khinh khỉnh, phủ nhận những nỗ lực của người khác, hướng sự chú ý của mọi người đến với bản thân, bằng cách dùng những mỹ từ hoa lệ để tự đề cao bản thân. Hoặc luôn mong muốn, thậm chí ép buộc người khác phải phục vụ, chiều theo thái độ 'hơn người' của mình. Biểu hiện rõ nhất của tự phụ đó là căn bệnh 'ngôi sao' của những người trong giới nghệ sĩ, dẫu rằng tên tuổi chẳng được đến đâu, fan hâm mộ thì được lèo tèo vài ba người, nhưng họ không biết giữ mình, tiếp tục cố gắng mà đã có thái độ kiêu kỳ, muốn người khác phải săn đón, chăm sóc như ông hoàng bà chúa nào đó, đối xử tệ bạc với nhân viên, với người hâm mộ,...Tự phụ cũng xảy ra nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, tỉ như một cậu học sinh là học sinh giỏi nhất của một trường chuyên, thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè, sự khen ngợi, kỳ vọng của thầy cô cha, mẹ. Khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học với điểm số tương đối, cậu ta vẫn giữ thái độ cho rằng mình là người giỏi nhất, xứng đáng được nhận những lời khen ngợi, trầm trồ, sự chú ý của mọi người. Cậu ta tiếp tục thói kiêu ngạo, không chủ động làm quen bạn mới, coi thường năng lực của những người xung quanh, không tích cực trao đổi kiến thức với bạn học vì nghĩ bản thân đã đủ giỏi, việc trao đổi là vô ích... Và kết quả kỳ thi cuối kỳ, cậu ta bị shock khi nhận ra vị trí 'thứ nhất' mà cậu luôn nghĩ sẽ là của mình lại là của một người bạn không biết tên, còn bản thân thì đứng gần chót lớp.
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống (mẫu 2)
Thực trạng Ô nhiễm môi trường
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn để: xác định và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và xóa bỏ tình trạng ô nhiễm.
1. Mở đầu:
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,… Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay đang ngày một bị ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như môi trường sinh thái xung quanh ta.
2. Nội dung nghiên cứu:
2.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc mang chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, và sinh học của môi trường của bị thay đổi có thể gây tác hại tới sức khỏe con người và đời sống của các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường có thể bị gây ra bởi các chất ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ).
2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất:
2.2.1. Thực trạng:
- Hàng ngày, có hàng nghìn tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.
- Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ và mùi rác thải sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trường.
- Diện tích rừng hàng năm bị chặt phá ngày càng nhiều.
2.2.2. Nguyên nhân và hậu quả:
- Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
- Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém, chưa chấp hành những quy định nghiêm ngặt về xử lý chất thải công nghiệp.
- Hệ thống quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.
→ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: hàng loại những căn bệnh: Ung thư, viêm phổi, tim mạch, hô hấp,…
→ Ảnh hưởng đến môi trường sống: Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
→ Bên cạnh đó, ô nhiễm còn ảnh hưởng đến các khía cạnh về kinh tế, xã hội “Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém”.
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và xóa bỏ ô nhiễm môi trường:
Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, con người cần phải chung tay. Mỗi người dân phải tự ý thức được hành vi đang gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó, sự can thiệp của cơ quan nhà nước cũng cực kỳ quan trọng. Nhà nước, cơ quan quản lý cần không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Khuyết khích người dân ở những khu đô thị sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động những ngày hội trồng cây xanh tạo sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết.
3. Kết luận:
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh – sạch – đẹp và an toàn.
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống (mẫu 3)
Ô nhiễm nước và kiểm soát ô nhiễm nước là lĩnh vực hết sức phức tạp. Bất kỳ nội dung nào trong lĩnh vực này cũng liên quan mật thiết tới kinh tế, xã hội và luật pháp. Nội dung kiểm soát ô nhiễm nước bao trùm các khía cạnh sinh thái, bảo tồn, tính chất lý hóa của nước, các vấn đề công nghệ, tiêu chuẩn, các vấn đề về quản lý lưu vực, quản lý nguồn nước.
Chính vì độ phức tạp như vậy mà ô nhiễm nước vẫn tồn tại dai dẳng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Hệ sinh thái nước mặt cũng bị tổn hại nghiêm trọng.
Từ thực tiễn ô nhiễm nước trong thời gian qua, báo cáo đã phân tích những bất cập thách thức trong kiểm soát ô nhiễm theo hệ thống luật pháp hiện nay. Một trong những thách thức lớn nhất là kiểm soát ô nhiễm nước chưa được chú ý đúng tầm quan trọng và cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế mà chỉ được đưa vào như một phần nhỏ tích hợp trong công tác bảo vệ môi trường.
Vì vậy công tác kiểm soát các hành vi xả thải, các nguồn ô nhiễm còn mang tính gián tiếp, hình thức. Các công cụ thực thi kiểm soát ô nhiễm nước bị tản mạn nằm trong nhiều luật và có quan hệ chéo phức tạp trong hệ thống quản lý hành chính, dẫn đến tính thực thi chưa có hiệu quả cao.
Việc thực thi các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước trong hệ thống luật hiện nay cũng đối mặt với các thách thức như nền tảng công nghệ xử lý nước thải còn yếu và thiếu, các nguồn nước thải bị quản lý bởi nhiều bên khác nhau.
Do hệ thống pháp luật và các công cụ liên quan đến kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước được xây dựng chủ yếu từ góc nhìn của bên quản lý, chưa cân nhắc tới góc độ của bên bị điều chỉnh là các doanh nghiệp và chưa cân nhắc từ góc độ của đối tượng được bảo vệ là nguồn nước mặt và cá và các loại thủy sinh sống trong môi trường nước, nên cách tiếp cận quản lý lưu vực, tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý theo kết quả còn chưa được đưa vào áp dụng.
Điều này đã dẫn đến những bất cập và phân tán trong quản lý, không phù hợp với tính thống nhất và kết nối của hệ thống nước mặt, nên hiệu quả kiểm soát bị hạn chế.
Báo cáo cũng phân tích kinh nghiệm quốc tế, cụ thể kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm nước của các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan để tham khảo.
Các nước này đều trải qua thời kỳ công nghiệp hóa đô thị hóa mạnh mẽ, đã gặp phải nhiều sự cố về ô nhiễm nước hết sức nặng nề. Họ cũng phải trải qua một chặng đường dài trong công tác kiểm soát ô nhiễm nước và khôi phục chất lượng nước mặt và đạt được các kết quả tương đối tốt.
Các nước này đều có Luật hoặc hệ thống luật chuyên biệt kiểm soát ô nhiễm nước và đều đưa khoa học công nghệ xử lý nước thải làm điểm tựa cho các công cụ kiểm soát, coi việc bảo tồn hệ sinh thái cho cá và các thủy sinh trong nước, đảm bảo an toàn cho sinh kế con người là mục tiêu cao nhất.
Trung Quốc đã đầu tư vào chương trình khoa học công nghệ xử lý ô nhiễm nước như một chương trình trọng yếu và cải thiện Luật Kiểm soát ô nhiễm nước để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước.
Chính phủ Hàn Quốc đầu tư mua các vùng đất ven sông để trồng rừng và bảo vệ sông. Họ cũng xây dựng các tiêu chuẩn quy chuẩn về sinh thái cho việc kiểm soát ô nhiễm nước.
Malaysia áp dụng luôn một số điều luật trong Luật Kiểm soát ô nhiễm nước của Hoa Kỳ áp dụng ở Malaysia. Thái lan đưa ưu tiên xử lý nước thải đô thị và công nghiệp tập trung, có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xử lý nước thải.
Với nhận thức ô nhiễm nước ở nước ta đã trở nên rất cấp bách và đòi hỏi có chiến lược tổng thể để cải thiện tình hình, Báo cáo đã kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất đưa công tác xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước vào chương trình xây dựng luật của quốc hội khóa 14, nghiên cứu và xây dựng Luật ngay từ năm 2018 và nghiên cứu xây dựng các chính sách cũng như cải thiện các công cụ về kiểm soát ô nhiễm nước nhằm từng bước đẩy lùi ô nhiễm nước và khôi phục nguồn nước sạch Việt Nam.
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống (mẫu 4)
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là……… học sinh lớp…. trường……….
Thầy cô và các bạn thân mến! Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, chính vì thế chỉ cần chúng ta chăm chỉ trên con đường học vấn cũng như công việc của mình ắt hẳn chúng ta sẽ thành công. Chính vì thế có lẽ đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp của thanh niên. Đến với buổi tọa đàm Những góc nhìn cuộc sống ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.
Đại học là một cánh cửa mới mở ra cho rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng lựa chọn cho mình cách vào đại học mới có thể thành công, bởi như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: “Học đại học phải trả giá bằng thời gian và sức lực”. Chính vì thế không chỉ riêng đại học mới giúp chúng ta thành công, có rất nhiều cách giúp chúng ta thành công mà không cần phải học đại học.
Đại học giúp cho chúng ta học hỏi và mở rộng được nhiều kiến thức mà người thầy vẫn là người định hướng và giáo dục cho chúng ta, học đại học cũng có rất nhiều ưu thế vì chúng ta có thể học được nhiều kiến thức hay bởi các chuyên ngành mà chúng ta đã lựa chọn. Tuy nhiên vào đại học và học một ngành nghề nào đó cuối cùng cũng chỉ để học nghề và ra để làm một công việc. Chính vì thế có rất nhiều người đã đi theo con đường khác, không phải theo con đường học đại học.
Lập nghiệp đó là việc lựa chọn cho mình một hướng đi, hướng đi đó giúp chúng ta định hướng được các công việc trong tương lai, chính vì thế việc lựa chọn cho mình một công việc và làm theo đó là việc làm rất cần thiết, nó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, một điều mà chúng ta thấy được đó là việc tự học và tự khởi nghiệp là điều mang lại cho chúng ta nhiều điều có ý nghĩa hơn.
Tự chủ trong các công việc của mình, mỗi cá nhân đều phải cố gắng, bởi thanh niên cần phải tích cực, chủ động và học tập thật tốt để xứng đáng với những danh hiệu mà đảng và nhà nước đã trao tặng. Thế hệ thanh niên là một tầng lớp thuộc mầm non của đất nước, chính vì thế việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện bản thân đó là việc làm rất cần thiết và mang lại nhiều bài học quý giá cho con người.
Đại học là một con đường để mỗi chúng ta lập nghiệp, tuy nhiên nó không phải là một con đường duy nhất bởi chúng ta cần phải xác định được hướng mà chúng ta sẽ đi, việc mà chúng ta đang định làm, có như vậy chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc đời của mình thật sự có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn một hướng đi cho phù hợp. Mỗi chúng ta đều có thể thấy được tất cả những điều đó qua những cách riêng, nó thể hiện những điều riêng tư nhất mà chúng ta đang có, mỗi người đều có những cách lựa chọn riêng, không ai là giống ai cả, chính vì vậy việc xác định vào đại học cũng là một con đường đi tốt. Ở đó chúng ta sẽ được mọi người định hướng, học tập tốt hơn.
Nhưng cũng có thể lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nó thể hiện một cái nhìn mới mẻ và đầy táo bạo, cách thể hiện hợp tình, hợp lý, chọn lựa kĩ càng và ngày càng thể hiện một hướng đi phù hợp với con người và khả năng của chính mình. Đại học là cách lựa chọn của rất nhiều người, nhiều người cũng đã rất thành công bởi con đường mà mình đang đi, tuy nhiên cũng có rất nhiều người lại bỏ gánh giữa đường, bởi đại học tốn rất nhiều thời gian của mỗi người, nó bắt con người phải đầu tư cả thời gian và công sức của mình vào đó.
Thời gian và tiền bạc đủ để cho con người ta có thể làm được rất nhiều thứ, tuy nhiên việc lựa chọn cho mình một con đường riêng, việc lựa chọn con đường đi sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều mà trong cuộc sống chúng ta đang phải gặp tới.
Đúng như có câu nói đã viết: “Không quan trọng mình đứng ở đâu mà quan trọng mình đi đâu”. Đây mới chính là những hướng đi hoàn hảo và có ý nghĩa to lớn đến con người, cái riêng biệt là tạo cho con người những sự bứt phá mới mẻ và hợp lý hơn, trong cách xử lý đó, nó để cho con người một cái nhìn riêng, lạ và tạo nên những điểm nhấn hoàn toàn mới mẻ của mỗi người.
Thanh niên ngày nay không phải chỉ có lựa chọn con đường đại học mới có thể thành công được, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người lựa chọn cho mình theo hướng tự do, họ đi theo một con đường độc lập, mới mẻ và ngày càng táo bạo hơn. Nhiều hình thức kinh doanh và mở rộng bản thân bằng cách học tập và ngày càng khéo léo và táo bạo tạo nên cái riêng cho mỗi con người.
Mỗi chúng ta hãy lựa chọn cho mình một hướng đi cho phù hợp có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này đang tràn ngập nhiều điều có ý nghĩa và những điều có giá trị nhất. Đem lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.
Trên đây là những ý kiến của tôi. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống (mẫu 5)
Có một chân lí mà đôi khi ta không thể hiểu, và đôi khi ta bắt gặp những gương mặt quen thuộc ngoài đường phố, những người tưởng như trẻ lắm, nhưng trong lòng lại mang một sự già cỗi, đơn điệu, và buồn tẻ. Ta nói, trái tim họ không còn trẻ nữa rồi. Nhưng, có những người, khi ta gặp, họ dường như trông đã có tuổi, nhưng thực chất có khi họ lại chính là những con người trẻ, trái tim trẻ, và sức trẻ. Vì vậy, mà có người từng nói: “Cái gì khiến người ta trẻ? Không phải tuổi tác, không phải sức vóc. Mà là khát vọng.”
Câu nói tưởng chừng như vô lí, nhưng lại ẩn chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tác giả trong câu nói đối lập lại giữa hai thứ, đó chính là hình thức bề ngoài với nội tâm bên trong. Vì sao tác giả lại cho rằng? điều khiến ta trẻ lại không nằm ở tuổi tác, sức vóc mà lại ở khát vọng?
Có lẽ ta chưa từng xa lạ với cụm từ này, với thứ gọi là “khát vọng”. Vậy khát vọng là gì mà lại khiến ta “trẻ” được? Khát vọng, là những ý thức, tư tưởng, có tính chất tích cực. Con người ta có nuôi dưỡng niềm khát vọng, khi vẫn còn yêu đời, không bị những tác nhân bên ngoài tác động vào mình, còn muốn cống hiến, muốn hiến dâng trái tim khối có mình, công sức của mình để xây dựng cuộc sống. Khi ta có khát vọng, lẽ dĩ nhiên ta sẽ cảm nhận cuộc sống bằng con mắt của người trong cuộc, tích cực, và không ngừng nỗ lực để cái tạo cuộc sống, để sống có ý nghĩa và quyết tâm cố gắng nhất có thể.
Chính vì lẽ đó, mà tác giả trong câu nói đã khẳng định, con người ta, sự trẻ không nằm trong sự biểu hiện bề ngoài. Ta có sức khỏe, ấy là một hiện tượng sinh lí tốt và bình thường, một người trẻ tuổi, nhưng lại có lối sống hưởng thụ như một người đã già và không còn sức lao động, người ấy cũng không được coi là trẻ. Trẻ không nằm ở hai điều đó, khi ta dù không đủ sức khỏe, hay khi ta tuổi đã trên 50. Nhưng ta có một lối sống trẻ, một ước mơ lí tưởng, đam mê và cống hiến, lúc nào cũng rạo rực nhiệt huyết, sự năng động tràn trề. Đó là trẻ, và trẻ chính là như vậy. Trẻ nằm trong khát vọng, tuổi trẻ không làm ra khát vọng, nhưng khát vọng làm ra tuổi trẻ. Là lẽ như vậy.
Nói đến sự trẻ này, ta không thể không kể đến một ví dụ quan trọng và điển hình. Như phong trào thơ mới, là nơi thi nhân đi tìm tiếng nói và thể hiện khát khao riêng của mình. Và vì thế mà không thể không tưởng rằng, Phan Khôi với bài tình già của mình, tuy đã nhiều tuổi, nhưng ông chính là người dạo bản đàn phong trào thơ mới. Làm nên chất trẻ cho bao thi nhân sau này. Xuân Diệu, khát khao yêu đương, tiếng nói yêu đương là sự trẻ nhất ta cần phải kể đến. Xuân Diệu không phải người nổi tiếng có sức vóc, nhưng đọc thơ Xuân Diệu, ta mặc nhiên nghĩ ông chính là nhà thơ của thế hệ trẻ, và vì sao khi bước vào làng văn thơ, ông đã có vị trí trong lòng giới trẻ. Tuy nhiên ngày nay có những bạn trẻ sống bê tha, có lối sống hưởng thụ an nhàn trong khi chưa tạo ra thành quả, điều đó đáng phê phán, và họ đang tự giết chết cuộc sống của chính mình. Và ta cần học tập những tấm gương như Xuân Diệu, luôn nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng trong trái tim mình.
Nói chung, đây là một nhận định rất thú vị và chính xác. Mục đích nhấn đến tầm quan trọng của khát vọng sống. Và giúp ta hiểu rõ hơn về chính mình, nhờ có câu nói này, ta có thể ngay bây giờ tạo cho mình một trái tim trẻ, là người trẻ trung năng động, và nhiệt huyết, để luôn nuôi dưỡng khát khao của bản thân, để không ngừng sống có ý nghĩa.
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống (mẫu 6)
Vì sao con người có thể xây dựng được cuộc sống hiện tại như ngày hôm nay? Có muôn vàn lí do mà bạn có thể đưa ra để giải đáp cho câu hỏi ấy nhưng trong đó tất yếu phải có câu trả lời: Vì con người có khát vọng. 'Những khát vọng chính là cơn gió đẩy con thuyền cuộc đời, tuy rằng nó vẫn thường gây nên cơn dông tố.' (La Pontaine)
Bạn ấp ủ mơ ước để trở thành một kĩ sư xây dựng từ ngày còn học cấp một. Bạn ra sức học tập đê biến ước mơ đó thành hiện thực. Đó chính là khát vọng. Khát vọng là mong muốn cháy bỏng, hướng tới một lí tưởng cao cả, tốt đẹp. Nó mở ra trước mắt ta đích đến đồng thời cũng chính là cơn gió - động lực thôi thúc ta đến đích. Cũng có lúc chính cơn gió khát vọng đó gây nên cơn dông tố - tức là trở thành trở lực cản bước con người trong hành trình tới đích. La Pontaine đã thể hiện một quan điểm biện chứng khi đánh giá về vai trò của khát vọng trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, cần thấy rằng ý nghĩa tích cực của nó được ông nhấn mạnh hơn trong câu nói trên. Và đó là lí do đưa đến thông điệp của nhà văn: Con người sống cần có khát vọng.
Không thể phủ nhận rằng khát vọng luôn hướng con người đến những điều tốt đẹp. Nhưng khi quá mãnh liệt, cháy bỏng, bổng bột khát vọng sẽ tạo nên sức ép, áp lực cho chính người sở hữu nó. Và đó chính là một lực cản làm nặng nể hơn bước tiến của chúng ta. Vì muốn thi đỗ vào đại học nhiều học sinh đã ra sức học ngày học đêm, quên ăn quên ngủ, thêm vào đó là sự lo lắng, hồi hộp đến căng thẳng. Vô hình, một áp lực nặng nề đã đè nặng lên các bạn khiên không ít bạn bị suy nhược cơ thể, không đủ sức tham gia kì thi.
Khát vọng quá lớn không chỉ tạo nên áp lực đè nặng lên con người mà còn khiên nhiều người bất chấp mọi thủ đoạn xấu xa để đạt được nó. Nhiều kẻ tham làm giàu, khao khát trở thành triệu phú, tỉ phú đã không từ những thủ đoạn bất chính để mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Chúng buôn bán ma túy, làm ăn phi pháp... chỉ để kiếm được nhiều tiền. Tất nhiên, làm giàu là một khát vọng chính đáng nhưng để giàu có mà bất châp những hành vi xấu xa, tàn ác thì không thể chấp nhận.
Đó chính là những mặt trái của khát vọng. Khát vọng không tự nó mang đến những cơn dông tố mà chính những người có khát vọng đã không biết cách hướng đến những gì tốt đẹp tiềm tàng trong nó.
Nhưng nếu không có khát vọng, liệu rằng bạn có thể vươn tới những giá trị đích thực của cuộc đời? Vạch cho mình những đích mong muốn đạt được trong tương lai, chỉ thế thôi bạn cũng đã có tiêu điểm để ngưỡng vọng, để cố gắng vươn tới. Trong hành trình tới đích, tưởng tượng ra một tương lai tốt đẹp - khi khát vọng của mình sẽ trở thành hiện thực - chính là một động lực thôi thúc ta quyết tâm đạt được nó. Một người không có khát vọng sẽ không biết mình sống, phấn đấu vì cái gì nhưng một người có khát vọng sẽ biết mình cần làm gì đê biến những ước mơ, hoài bão thành hiện thực. Khát vọng có những tấm thảm biết bay từ xa xưa đã giúp cho con người hiện đại có thể sáng chế ra máy bay. Khát vọng chinh phục nữ thần mặt trời, chiến thắng thần gió, thần nước cách đây hàng ngàn năm chính là động lực thôi thúc con người thời nay chinh phục thiên nhiên, bay vào vũ trụ khám phá những hành tinh khác. Khát vọng chính là ngọn hải đăng soi chiêu đường đi cho những con tàu trên đại dương cuộc đời.
Sống phải biết ước mơ, phải có khát vọng, ước mơ đó phải thiết thực, nhân ái, cao đẹp. Ngược lại, chúng sẽ biên con người thành nô lệ của những cuộc chạy đua vô nghĩa. Chúng ta sống để biến những khát vọng thành hiện thực nhưng nếu vì lí do nào đó mà chưa thể thực hiện ngay được hoặc không thể thực hiện được, hãy cứ giữ gìn nó trong mình và truyền lừa cho các thế hệ sau.
Bài nói tham gia buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống (mẫu 7)
đang cập nhật