TOP 12 mẫu Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (HAY NHẤT 2024)

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích lớp 11 Chân trời sáng tạo gồm 12 bài văn mẫu siêu hay giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hiệu quả hơn.

1 206 lượt xem


Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích.

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 1)

loading...

Từ lâu đề tài về tình yêu đôi lứa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả sáng tác được nên nhiều tác phẩm hay. Tiễn Dặn người yêu cũng là một trong số đó, tác phẩm nổi bật về phong cách sáng tác truyện thơ kết hợp rất nổi tiếng của dân tộc Thái. Những trắc trở trong tình yêu, trong hôn nhân đôi khi như thử thách nằm trên con đường dài dẫn đến hạnh phúc, mà chính những con người trong cuộc mới cảm nhận hết, đặc biệt tâm trạng từ phía người con trai- vế chủ động trong một cuộc tình mang đầy sâu sắc, da diết, được miêu tả rõ qua đoạn trích lời tiễn dặn.
Truyện thơ của các dân tộc chính là một câu chuyện dài kể qua lời thơ, phản ánh cho ta hiểu được nhiều phong tục tập quán, cũng như lối suy nghĩ, tình cảm của người đồng bào thiểu số. Tiễn dặn người yêu,được dịch cụ thể thành 1846 câu thơ,rất nổi tiếng,kể lại câu chuyện tinh yêu- hôn nhân qua lời của 2 nhân vật chính, trong câu chuyện có nhiều diễn biến tương ứng như mỗi quãng đường thăng trầm trong tình yêu của họ bao gồm cả những khát vọng hạnh phúc, nỗi đớn đau khi tình yêu bị chia lìa và cuộc đấu tranh kiên trì, quyết liệt của hai người để bảo vệ tình yêu,ta phải đặt mình vào trong tác phẩm một cách chân thành mới mong hiểu được biết cảm thông được với những biểu hiện mong ngóng người yêu ,cử chỉ ân cần, âu yếm và lời thề nguyền son sắt giữ trọn tình yêu của chàng trai , nó nằm tng đoạn trích Lời tiễn dặn, được lược bớt, gói gọn, tiêu biểu cho nội dung trên ở phần đọc thêm, sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1. Đoạn trích này đặc biệt hoàn toàn là lời của chàng trai, cùng tâm trạng đau đớn trên đường tiễn cô gái về nhà chồng, phải chứng kiến cảnh cô bị chính người chồng đánh đập, hình ảnh cô gái hiện lên gián tiếp trong lời nói chân thành của anh
Khi đọc ngay từ đầu hình ảnh quay chậm miêu tả hị qua lời anh rõ nét, luôn trong trạng thái níu kéo cho thời gian dài ra, cố trì hoãn những bước đi về nhà người chồng mà chị không hề muốn sống chung, mỗi chữ, chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn, mỗi cảnh rừng nàng qua đều biểu hiện sự tha thiết nhớ người yêu cũ, muốn gặp.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Các từ ngữ được dùng với độ dày đặc, lặp đi lặp lại như biểu hiện tính đau khổ, nỗi lòng nhớ thương của cô gái, mãi mong người yêu nhưng chẳng thấy anh.
Rồi anh cũng tới, sau bao nỗ lực của cô gái, vì họ hiểu nhau, vì họ như hẹn ước với nhau:
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.
Lúc tiễn đưa này, anh – người đàn ông dân tộc Thái ấy, cử chỉ thân mật, tình cảm tuyệt vời, trước người con gái mình yêu, hoàn cảnh éo le hiện tại, anh cũng như chị, cũng muốn níu kéo thời gian giây phút ngắn ngủi được ở bên chị, Anh đòi hỏi với mong muốn tha thiết phải được dặn chị đôi lời mới chịu quay gót, phải dặn dù chẳng được nói chuyện nhiều như lúc xưa kia nhưng vì anh luôn cảm thấy chi hiểu mình, tin tưởng nhau tuyệt đối như ngày nào nên dù có dặn đôi câu cũng đã yên lòng quay gót đi.
Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái và trong tiễn dặn người yêu sao mà ngọt ngào, mở đầu đoạn trích Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, đến lúc gặp được chị là một câu tự xưng “anh yêu của em” khẳng định tình yêu trong Anh vẫn nồng nàn, thắm thiết.
Phong tục của người Thái cũng lại vang lên đầy tính tình cảm, được nhắc đến trong hoàn cảnh này như sự suy nghĩ sâu xa cho tương lai hai đứa, đến một ngày mà viễn cảnh ấy u ám - là cái ngày một trong hai người chết đi:
Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn !
Dù nhận thức hoàn cảnh hiện tại không hề chấp nhận, cho phép được hành động thân mật táo bạo của anh với chị, nhưng anh vẫn bất chấp, nhất mực, luôn muốn “kề vóc mảnh” gợi ra được sự mảnh mai, nhưng đầy kiêu sa, đẹp tuyệt của người con gái Thái muốn tìm về cái sự thủy chung đâu có gì là sai, anh suy nghĩ không lấy được nhau, có nghĩa không có ai thân yêu suốt cả cuộc đời nhưng vì có hơi hương da thịt người yêu ngay lúc này, mà khi chết xác sẽ cháy đượm, vong hồn được siêu thoát, không còn là kẻ cô đơn.
Tình cảm của người con trai ấy thật cao cả, đáng quý, không những chỉ yêu mình chị, còn dành cả tình yêu luôn cả đứa con riêng của cô gái. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải chấp nhận tình cảm, cũng như đứa con mà tạo thành bởi một cuộc tình không có cảm xúc, lạnh nhạt với người chồng hiện tại. Anh vẫn bao dung, trân trọng cô, anh nựng đứa con của người yêu như chính đưa con ruột của mình.
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
Tiếng nựng kia dù chân thành nhưng làm sao có thể tránh sự đau lòng, ai oán, khi tình yêu đến mà không được cùng nhau đi đến cuối cuộc đời,không được cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, những đàn con thơ. Vậy nên chàng dã thốt ra lời thề nguyện chan chứa tình cảm, , đầy sự quyết tâm về tình yêu sự sắt đá của cả hai người:
“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về, Đợi mùa chim tăng ló gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già’’.
Đây cũng như là ý chính chủ đạo bao bọc của bài thơ, ý thơ hay dào cảm xúc. Có Thời gian cụ thể, bằng cả sự chân thành, tứ thơ bay bổng, lay động mà chân thật, gắn với hai mùa đầu và cuối trong một năm cũng tương tự như là đời người, dù không thể trọn vẹn tình yêu nơi tuổi thanh xuân trẻ trung, nồng nhiệt kia, nhưng tình yêu thì sẽ chẳng bao giờ là muộn để tiếp nối lại, để tạo nên gia đình hạnh phúc của hai người, dù có khi đến tàn phai theo năm tháng họ đều đã về già nhưng sự chờ đợi nhau dù bao nhiêu lâu” tháng năm lau nở”, “nước đỏ cá về”, “chim tăng ló gọi hè”, tình yêu trong sáng ấy không bao giờ bị dập tắt như chính lời thề nguyền ngày nào.
Sự thủy chung son sắt trong tình yêu còn được thể hiện qua đoạn hai những ngày mà chàng trai còn lưu lại ở nhà chồng cô. Là người chứng kiến cảnh người chồng mới đánh đập, hành hạ cô ngã lăn quay bên cối gạo, khi cô trở thành một người khác luôn vì muốn sống trọn với lời thề nguyền cùng chàng, cô đã hóa mình thành một con người sống phản kháng không cam lòng với sự sắp đặt, giả bộ làm những việc để nhà chồng chán ngấy, ghét kinh mình, rồi cô cũng phải lâm vào cái tình cảnh quen thuộc bị đối xử thậm tệ không khác gì người ở cho nhà chồng, chàng trai ấy hiểu hết, đồng cảm, an ủi, chăm sóc cô trong giây phút cô tuyệt vọng nhất.
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ!
Anh chặt tre về đốt gióng đầu,
Chặt tre dày, anh hun gióng giữa,
Lam ống thuốc này em uống khỏi đau.
Anh vực cô dậy không chỉ về thể xác, còn về cả tinh thần, giúp cô có ý chỉ, nghị lực để sống tiếp quãng đường khó khăn này, còn cho nàng hiểu và nhớ rằng dù có chuyện gì xảy ra chàng vẫn luôn bên cạnh ủng hộ, cùng nàng vượt qua mọi chuyện.
“Tơ rối đôi ta cùng gỡ
Tơ vò ta vuốt lại quay guồng”
Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn,
Về với người ta thương thuở cũ.'
Đoạn thơ này kế tiếp bằng những hình ảnh bi thương- cái chết nhưng một lần nữa khẳng định lại cái quyết tâm kia, lòng dạ, ý chí của anh và cô đầy sự đồng lòng, sự sống mạnh mẽ vực lại tình yêu, không chấp nhận thực tại:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.'
Cái sự trân trọng tình yêu chính là cái kết đẹp nhất cho bức tranh này, bằng sự sử dụng phương pháp so sánh dù đơn giản nhưng có sự chọn lọc kĩ càng, biểu hiện đa dạng, nói lên được biết bao nhiêu phong tục, bản sắc văn hóa, thiên nhiên hữu tình của người Thái
Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng,
Lời đã trao thương không lạc mất;
Như bán trâu ngoài chợ,
Như thu lúa muôn bông.
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.
Toàn bộ đoạn trích có sự sử dụng thành thạo nhiều yếu tố nghệ thuật hấp dẫn, phương pháp diễn tả trùng điệp, lỗi kể chuyện xen lẫn tả thơ cuốn hút. Tạo nên sư cân đối nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu bộc lộ được sự ân cần, tận tình của người con trai dành cho người yêu xứng đáng, trọn vẹn, hành động xót xa, ân cần, đầy thương cảm, vang mãi trong ta lời thề nguyện tình yêu.
Quả đúng vậy, kết thức câu chuyện chính là một cái kết rất dân gian, rất có hậu, họ cùng nhau vượt qua số phận khắc nghiệt, đoàn tụ lại, làm lại cuộc đời mới có nhau dù khi cả hai đã không còn trẻ trung, chàng trai đã giữ đúng lời hứa với cô gái ngày nào, bằng chính lòng chân thành, lòng chung thủy, sự cao thượng. Sự trong sáng, chân chính của họ đã làm cho chúng ta một lần nữa tin rằng luôn có sự kì diệu trong cuộc sống này.
Tâm hồn, tập tục hôn nhân của người Thái xưa có thể nói được phản ánh phần nào qua những câu tiễn dặn, cũng vì lí do hoàn cảnh khó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bao nhiêu sự chia ly, bi đát, đau thương của vô vàn các cuộc tình đẹp như thơ. Lời tiễn dặn cũng mang ý nghĩa sâu xa là sự tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng. Vậy nên mỗi chàng trai, cô gái có được những cái khát vọng mạnh mẽ giải phóng trong tình yêu, bất chấp ngăn cản như hai nhân vật chính trong Tiễn Dặn Người Yêu thật là đáng để chúng ta phải học tập, ngưỡng mộ, đồng cảm.

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 2)

'Tôi với em cuộc tình hai lối rẽ Như sao trời chỉ soi sáng đêm đen'.
Tình yêu là những gì thiêng liêng nhất, đẹp nhất của cuộc sống này mà loài người may mắn được tạo hóa ban tặng. Bởi nó là thứ vô giá, nên không phải ai cũng dễ dàng có được. Trong xã hội phong kiến, bao người khao khát có được tình yêu, chỉ mong mỏi một điều giản đơn rằng được ở cạnh người mình yêu, để rồi đối mặt với hiện thực là không thể. Những con người ấy chỉ biết âm thầm quan sát, dõi theo bước chân của người yêu và luôn cố gắng vượt qua mọi trắc trở để giành lại hạnh phúc của mình. Đó cũng chính là chủ đề và nội dung chính của truyện thơ 'Lời tiễn dặn' của dân tộc Thái, truyện đã bộc lộ rõ nét tâm trạng đau khổ, bất lực, ngậm ngùi của một chàng trai khi tiễn bước người yêu về nhà chồng, và khao khát cùng nhau vượt bao sóng gió để được đoàn tụ bên nhau.
'Tiễn dặn người yêu' (nguyên văn tiếng Thái: Xống chụ xon xao) là một trích đoạn trong truyện thơ đặc sắc, tiêu biểu nhất của dân tộc Thái giữa một kho tàng văn học các dân tộc thiểu số. Truyện thơ là những truyện dài kể bằng thơ, có sự kết hợp ăn ý, hài hòa giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình. Một trong hai chủ đề nổi bật của thể loại này là khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi. Và cốt truyện mang chủ đề thường trải qua ba cột mốc như sau: Đôi nam nữ yêu nhau tha thiết- Tình yêu bị ngăn cấm rồi tan vỡ, đau khổ - Tìm mọi cách vượt lên tình cảnh ngang trái để được ở cạnh nhau (bằng cách chết cùng nhau hoặc cùng nhau vượt khó khăn để được bên nhau).Và bài thơ 'Lời tiễn dặn' có kết thúc theo cách thứ hai.
Một trong những điều đau khổ nhất trong cuộc đời là không thể cùng sống hạnh phúc với người mình yêu. Đó cũng chính là tâm trạng, nỗi khổ tâm của cô gái trong truyện, được chàng trai cảm nhận với cả tấm lòng. Cô gái bịn rịn, lưu luyến, không muốn xa rời người yêu qua những hành động cụ thể:
'Vừa đi vừa ngoảnh lại, Vừa đi vừa ngoái trông, Chân bước xa lòng càng đau nhớ. Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi, Tới rừng lá ngón ngóng trông'.
Những hành động 'ngoảnh lại, ngoái trông' chẳng phải bộc lộ rõ chúng ta đang chờ đợi một ai đó sao? Đúng vậy nàng đang chờ đợi được gặp mặt chàng trước khi trở thành vợ của một người khác. Kèm theo đó, là một loạt hành động tiếp theo (ngắt lá ớt, ngắt lá cà) mục đích duy nhất chỉ là muốn chờ đợi người yêu. Qua mỗi cánh rừng đều dừng lại để ngắt lá, người con gái muốn níu kéo thời gian dài ra, khát khao muốn được gặp lại người yêu thêm chút nữa. Tất cả những điều đó qua ánh mắt, qua hành động thể hiện rõ tâm trạng đau khổ, nỗi lòng xót xa, quyến luyến không muốn rời xa, kết thúc mối tình tuyệt đẹp của mình.
Thông thường, những người khi yêu nhau thì sẽ có một mối tương thông là thần giao cách cảm. Có lẽ, chàng trai cảm nhận được người yêu đang cần mình, như hai người đã hẹn nhau từ trước, chàng trai đã tới những nơi người yêu mình từng đi qua:
'Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi; Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại, Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi'.
Lời tiễn dặn nghe sao mà da diết, day dứt quá. Anh cũng như chị, cũng muốn níu dài thêm những giây phút bên nhau nên mới cố tình dặn dò thêm đôi ba câu để được gần chị đôi chút. Ngôn ngữ xưng hô của người Thái nghe sao mà ngọt ngào quá. Anh xưng 'anh yêu em ý nói anh yêu của em' và anh cũng gọi chị là 'người đẹp anh yêu' ngay từ câu thứ hai của bài thơ, thể hiện tình yêu anh dành cho chị vẫn còn nguyên vẹn, vẫn mặn nồng, sâu sắc dù cho giờ đây chị đã cất bước theo chồng.
Dĩ nhiên khi yêu ai đó ngoài việc muốn được ở bên nhau còn luôn mong muốn lúc nào cũng cảm nhận được có người yêu ở bên để đỡ phải nhung nhớ. Và người Thái cũng thế nên mới có một phong tục như sau:
'Xin hãy cho anh kề vóc mảnh, Quấn quanh vai ủ lấy hương người, Cho mai sau lửa xác đượm hơi Một lát bên em thay lời tiễn dặn!'
Theo phong tục hỏa táng của người dân tộc Thái xưa, khi con người chết đi linh hồn muốn siêu thoát cần có hương của người mà mình yêu thương nhất. Vì thế, chàng trai nghĩ rằng không lấy được người mình yêu coi như rằng cả đời này sẽ không có ai yêu, vì vậy trong giây phút này, khi chàng còn gần nàng thì muốn được quấn lấy, gần sát nàng để mong còn lưu luyến hương thơm của người yêu để sau khi chết sẽ không trở thành kẻ cô đơn, lạc lõng.
Ai mà không mong sau khi lấy được người mình yêu thì có thể cùng nhau xây dựng một tổ ấm viên mãn, hạnh phúc bên bạn đời. Thế nhưng, có mấy người đàn ông nào được như anh, vì yêu chị mà tấm lòng vị tha, bao dung của anh đã vượt cả giới hạn thông thường:
'Con nhỏ hãy đưa anh ẵm, Bé xinh hãy đưa anh bồng, Cho anh bế con dòng, đừng ngượng, Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn'.
Mất người yêu đã đành đằng này nhìn người yêu có con với một người khác, mà tình yêu của chàng trai đối với cô gái không hề thuyên giảm, thể hiện qua hành động anh bế bồng đứa con không phải của mình vô cùng nâng niu, âu yếm và đầy tình thương. Có thể thấy, tất cả những gì liên quan đến chị, thì anh vô cùng trân trọng mà hết lòng yêu thương. Sự vị tha, bao dung ấy là bằng chứng cho tình yêu bền vững, kiên định mặc cho giờ đây cô đã tay bồng, tay mang.
Kết thúc phần một, là lời thề nguyền vô cùng chắc chắn với người con gái anh yêu:
'Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở, Đợi mùa nước đỏ cá về, Đợi chim tăng ló hót gọi hè. Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông, Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già'.
Lời thề nguyền vô cùng chắc chắn thể hiện qua thời gian cụ thể, những hình ảnh vô cùng trữ tình ngọt ngào minh chứng cho tình yêu sắt đá của anh dành cho chị. Qua cách lấy mốc thời gian từ đầu đến cuối năm (mùa xuân đến mùa đông) đó chính là một quãng đời người, cụ thể là cuộc đời của anh ngoài chị ra sẽ không yêu bất cứ ai khác. Tiếp đến là cột mốc từ 'thời trẻ đến khi 'góa bụa về già'. Đối với chàng trai việc đến với nhau không bao giờ là muộn, vì thế nếu tuổi thanh xuân không được ở bên nhau thì khi 'đầu bạc rang long' ta sẽ đoàn tụ. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc 'Không lấy được nhau...ta sẽ lấy nhau' khẳng định sự quyết tâm đến cùng, sẽ tìm mọi cách để được ở bên người anh yêu.
Khi yêu người ta luôn mong muốn có thể khiến cho người yêu luôn hạnh phúc. Thế nhưng chàng trai này đã không thể làm được điều đó. Đó chính là nỗi đau khổ, luôn dằn xé trong tâm tư của chàng trai khi chứng kiến cô gái bị đánh đập, hành hạ ngay trước mắt, giờ đây anh chỉ còn có thể làm một việc duy nhất là chăm sóc, an ủi bên cô trong giai đoạn cay đắng này:
Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ, Dậy phủi áo kẻo lấm! Đầu bù anh chải cho, Tóc rối đưa anh búi hộ! Anh chặt tre về đốt gióng đầu, Chặt tre dày, anh hun gióng giữa, Lam ống thuốc này em uống khỏi đau'.
Vì muốn một lòng chung thủy son sắt với người yêu, nên có lẽ cô gái đã phản kháng, làm trái với đạo lý của một người con dâu, chỉ để mong bị đuổi, trả về nhà, đoàn tụ với người yêu. Đương nhiên, cô phải trả giá cho những điều đó. Cô bị đánh đập, hành hạ, và bị đối xử như người ở trong nhà. Tất cả những việc cô làm, chàng trai đều hiểu hết, giờ đây trong chàng là một nỗi xót xa, bất lực cùng cực, chỉ còn có thể đứng đằng sau mà vỗ về, an ủi, tận tình chăm sóc sau những trận đòn roi của gia đình chồng.
Không phải chỉ có một mình cô gái đang chiến đấu, đấu tranh để được quay về bên chàng trai, anh muốn nói với cô rằng dù cho có chuyện gì xảy ra thì cô sẽ không một mình, luôn có anh ở bên cô cùng cô vượt qua mọi sóng gió:
'Tơ rối đôi ta cùng gỡ, Tơ vò ta vuốt lại quay guồng; Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn, Về với người ta thương thưở cũ'.
Những hình ảnh 'tơ rối ta cùng gỡ, tơ vò vuốt lại' là minh chứng cho câu hứa chàng sẽ cùng người yêu đối mặt mọi sóng gió, luôn là chỗ dựa vững chắc cho cô mỗi khi gặp trắc trở.
Sức chịu đựng của con người là có giới hạn, tức nước thì vỡ bờ. Thực tế quá cay đắng, chàng trai quyết tâm muốn phá vỡ mọi quy tắc, giành lại người yêu được thể hiện qua những hình ảnh về cái chết:
'Chết ba năm hình còn treo đó; Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm, Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung, Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát'.
Chết là khi con người ta đã tới bước đường cùng, không thể làm gì được nữa, quá bức xúc với hiện thực cuộc sống. Nhưng cặp đôi này lại không lựa chọn phương án đó mà trái ngược là thái độ quyết tâm sống hạnh phúc, sống mạnh mẽ, cùng nhau phá vỡ rào cản xã hội phong kiến khắt khe để đi đến con đường tình yêu của hai người. Sử dụng hình ảnh cái chết, chỉ để càng khẳng định sức sống mãnh liệt, muốn đoàn tụ bên nhau của hai người.
'Có công mài sắt, có ngày nên kim'. Kiên trì mài giũa tình yêu cùng với niềm tin tưởng tuyệt đối sẽ đem đến niềm tin về cái kết có hậu như một câu chuyện cổ tích ngọt ngào:
Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng, Lời đã trao thương không lạc mất; Như bán trâu ngoài chợ, Như thu lúa muôn bông. Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng, Bền chắc như vàng, như đá. Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng, Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già, Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển, Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe'.
Bằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã khiến cho ta thêm biết được các phong tục, tập quán vô cùng đặc sắc của người Thái, và những câu chuyện tình yêu ngọt ngào của các cặp đôi dân tộc Thái. Sau bao sóng gió, nỗ lực giành lấy hạnh phúc, cuối cùng hai người đã đoàn tụ, được sống bên nhau trọn vẹn. Sức mạnh tình yêu chân chính sẽ khiến cho họ có một kết thúc vô cùng có hậu.
Cái kết của họ chính là niềm tin vào một tình yêu chân chính. Nó có thể khiến những điều tưởng chừng không thể thành có thể. Họ sẽ cùng nhau vượt qua mọi gian nan, biến cố của cuộc đời này để nhận lại những gì xứng đáng nhất. Chàng trai thực hiện được đúng lời hứa của mình bằng tất cả lòng yêu thương, sự tin tưởng, ý chí kiên định với tình yêu sắt đá của hai người. Câu chuyện của hai người là một bằng chứng sống của niềm tin vào tình yêu chân chính trong xã hội xưa khắc nghiệt. Thông qua đó, đoạn trích còn phản ánh một hiện thực khắc nghiệt chính là những phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu khi xưa khiến cho tình yêu chân chính bị ngăn cấm, làm cho nhiều mối tình bị tan vỡ vì những định kiến khắt khe và vô lý của xã hội phong kiến miền núi. Đồng thời tác giả bày tỏ tiếng nói, khát vọng được tự do yêu đương, tự quyết định bạn đời, cuộc sống hôn nhân của các cặp đôi người Thái.

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 3)

“Bích Câu kì ngộ” của Vũ Quốc Trân là truyện Nôm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Câu chuyện kể về một chàng thư sinh tên là Trần tú Quyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu và cùng nhau se sợi tơ duyên hạnh phúc. Đoạn trích “Tú Uyên gặp dáng kiều” nói về hoàn cảnh khiến chàng và nàng gặp nhau rồi kết duyên đôi lứa.

Câu thơ đầu đã cho người đọc cảm nhận được gia cảnh nghèo khó của chàng thư sinh Trần Tú Uyên.

Mưa hoa khép cánh song hồ

Cuộc đời thật nghiệt ngã với chàng khi cha mẹ chàng mất sớm, chàng một mình lủi thủi với căn nhà giữa hồ Bích Cầu, ngày đêm miệt mài đèn sách. Trong dịp dạo chơi xuân, tình cờ chàng trông thấy một người con gái xinh đẹp như tiên nữ giáng trần, chàng liền dõi theo sau được một quãng thì nàng biến mất không rõ tung tích. Từ đó, chàng ôm tương tư mà ngày đêm nhung nhớ.

Sớm khuya với bức họa đồ làm đôi

Mâm chung một, đũa thêm hai

Thơ trao dưới nguyệt, rượu mời trước hoa

Cho hay tình cũng là chung

Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân!

Tác giả miêu tả nỗi nhớ của chàng như “sông Tương mơ hình”, sông Tương là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh đã khóc thương chồng, nay đó là nơi trĩu nặng tương tư của nhân vật. Rồi một ngày, Tú Uyên mua được một bức tranh nàng thiếu nữ với nét đẹp tựa như người chàng đang thương nhớ, chàng mua về treo trong nhà để “sớm khuya” ôm mộng. Chàng nghĩ về người thiếu nữ ấy đến nỗi ngỡ người trong tranh “phát phu”, tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh là người thật. Chàng ôm nhung nhớ đến “chồn” cả người, chồn ở đây có nghĩa là ốm yếu, không còn cử động được, chàng nhớ nàng đến mất ăn mất ngủ. Đến nỗi chàng còn ao ước “bẻ khóa cung trăng” để thấy được “chị Hằng” mà chàng ngày êm mộng mị. Có thể thấy nối niềm tương tư, tình cảm của chàng thật sâu nặng giống như xuân Diệu đã từng viết bài thơ “Vấn vương”:

Anh chả hiểu vì sao vấn vương

Năm năm, như mấy chục năm trường

Vẫn là mắt mấy, làn môi ấy

Anh hãy còn thương, chẳng hết thương.

Một quãng thời gian sau, một hôm Tú Uyên bận công việc ở trường trở về nhà trời đã muộn thì thấy cơm nước được dọn sẵn. Không khỏi thắc mắc, chàng quyết định rình xem người bấy lâu nay chăm sóc, phục vụ bữa cơm miếng nước cho chàng là ai:

Một khi ra việc trường văn

Trở về đã thấy bát trân sẵn sàng

So xem phong vị khác thường

Mùi hoa sực nức, mùi hương ngọt ngào

Bếp trời sẵn đó hay sao?

Của đâu thấy lạ, lòng nào chẳng nghi!

Cơm canh tiếp đón không chỉ là cơm canh bình thường mà đầy đủ, sung túc như “bát trân”. Bát trên là mâm cơm với 6 món ăn quý giá, chàng không tin vào mắt mình, chắc hẳn chỉ có “bếp trời” mới làm được như vậy. Chàng quyết định rình một phen thì thấy một nàng thiếu nữ từ trong tranh bước ra:

Sáng mai cứ buổi ra đi

Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi

Trong tranh sao có bóng người vào ra?

Nàng rằng: “Bồ liễu phận thường

Vì mang má phấn nên vương tơ điều

Vốn xưa thiếp khách thanh tiêu

Tiên Thù là hiệu, Giáng Kiều là tên

Thỏa nỗi nhớ mong khi gặp được người trong mộng, mắt chàng rưng rưng “bên mừng bên lệ” thổ lộ tình cảm bấy lâu nay với thiếu nữ. Người tiên nữ e thẹn, ngại ngùng tự xưng là tiên nữ Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên hạ phàm xuống đất:

Ba sinh đã nặng vì duyên

Đem thân liễu yếu kết nguyền đào thơ

Nhân duyên đã định từ xưa

Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân

Đã rằng: tác hợp duyên trời

Làm chi cho bận lòng người lắm nao!

“Ba sinh” ở đây chính là mối nhân duyên tiền kiếp của chàng và nàng. Mối nhân duyên vợ chồng đến bây giờ mới được “tơ trăng” nhờ ân đức của “tiên quân”, nên nàng ngỏ ý nguyện một lòng “tấm son” cùng chàng se mối nhân duyên này:

Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu”

Tấm son thề với trên đầu xanh xanh

Từ đó hai vợ chồng chung sống hạnh phúc, thấu hiểu nhau. Chim yến oanh bay theo từng đàn chúc phúc cho đôi trai tài gái sắc, trăng thanh, hoa nở mừng cho mối lương duyên này. Nàng hoa phép ra lâu đài nguy nga, lộng lẫy có đầy đủ kẻ hầu người hạ. Thiên thời địa lợi nhân hòa chung vui với đôi vợ chồng, “Vũ y”, Nghê thường” hay chính là quần áo, xiêm y lả lướt, thiết tha.

Đong đưa khoe thắm đua vàng

Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha.

Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” mang âm hưởng dân tộc rõ nét, bút pháp nghệ thuật tài tình trong xây dựng hình tượng nhân vật khi kết hợp tả cảnh với tả tình. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán mang nét mộng tưởng hoang đường về tình yêu. Ẩn chứa trong đó là tâm nguyện của tác giả về một vấn đề len lỏi trong xã hội. Đó là cái nhìn phê phán của tác giả về một xã hội loạn lạc, khó khăn, khiến con người ta muốn thoát ly khỏi thế giới thực tại. Mặt khác, tác phẩm cũng hướng cho con người giải tỏa, cải cách tâm hồn thoát khỏi Nho giáo, tiến đến Phật giáo và Đạo giáo.

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 4)

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn, thầy thuốc, thầy giáo nổi tiếng đất Nam Bộ. Tên tuổi của ông gắn liền với “Truyện lục Vân Tiên”. Tác phẩm đại diện cho tiếng nói, quan niệm về đạo lý không chỉ của riêng nhà thơ mà đó còn là tiếng nói của cả dân tộc. Trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là trích đoạn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tư tưởng đạo lý của tác giả.

Có thể thấy tấm lòng nhân nghĩa là điểm sáng chói ngời trong nhân vật Vân Tiên. Tạ từ thầy dạy, chàng một mình rong ruổi trên con đường về kinh đô ứng thí. Lòng đầy ước mơ, hoài bão. Không ngờ, giữa đường, lại gặp chuyện chẳng lành. Nhân dân bồng bế, dắt díu nhau trốn chạy hoảng loạn, tiếng kêu van thảm thiết vang trời dậy đất. Ân cần hỏi han, rồi chẳng chút suy tính, chàng liền ra tay tương trợ để cứu dân lành thoát khỏi vòng lao lung.

'Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”

Quá bất bình trước hành động phi nghĩa của lũ bất nhân, chàng thét vào mặt chúng

'Kêu rằng: bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân'.

Hành động nhân nghĩa của chàng có lẽ là sự tiếp nối đạo lí tốt đẹp của dân tộc “Thương người như thể thương thân'. Tình yêu thương đã làm cao chí khí và lòng dũng cảm của chàng nho sinh họ Lục. Mặc cho lũ cướp mặt mày hung tợn, đằng đằng sát khí: 'mặt đỏ phừng phừng', chàng một mình lao vào vòng vây trừng trị bọn côn đồ. “Vân Tiên tả đột hữu xung”, một mình chàng với vũ khí thô sơ đấu lại cả bọn cướp gươm giáo sáng lòa. Với tài võ nghệ vô song, chàng tiêu diệt được tên cầm đầu toán cướp. Lũ còn lại như rắn mất đầu, quăng vũ khí, bỏ chạy tan tác. Hình ảnh Vân Tiên lúc này được nhà thơ so sánh như dũng tướng Triệu Tử Long phá vòng Đương Dương thời Tam Quốc. Thật là một hình ảnh đẹp tuyệt vời cho tinh thần đại nghĩa quên mình.

“Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong'.

Giọng thơ hứng khởi, tràn đầy nhiệt huyết khi chiến thắng thuộc về người anh hùng dũng cảm.

Đánh tan lũ giặc, chàng Vân Tiên đã cứu thoát nàng Nguyệt Nga cùng người hầu khỏi cảnh nguy nan. Cuộc kì ngộ giữa giai nhân và trang hảo hán diễn ra thật cảm động. Nàng kính cẩn mời tráng sĩ về nhà để cha nàng “báo đức thù công”

'Ngẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi'.

Trước lời lẽ chân thành và đầy biết ơn của Kiều tiểu thư, thì Vân Tiên 'nghe nói liền cười'. Một nụ cười thật tươi, thể hiện tâm hồn hào hiệp, tính tình vô tư, khảng khái. Chàng coi việc đánh cướp là việc nghĩa nên làm. Người biết võ nghệ phải ra tay diệt trừ cái ác, đem lại công bằng, bình yên cho nhân dân. Nếu thấy việc bất bình mà không ra tay tương trợ thì đâu xứng đáng đứng trong trời đất này nữa:

'Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng''.

Cụ Đồ Chiểu đã xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên theo mô tuýp người anh hùng thời loạn, trọng đạo nghĩa. Đó là mẫu người anh hùng mà người đọc đã từng gặp trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

'Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!'

Người anh hùng ra tay tương trợ nên đã cứu được nàng Nguyệt Nga khỏi cơn nguy khốn. Ngoại hình nàng tiểu thư con quan tri phủ không được miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ mà ta vẫn hình dung ra chân dung của nàng qua cuộc đối thoại ngắn ngủi với chàng Vân Tiên. Đầu tiên là hành động tạ ơn đầy tôn kính đối với ân nhân của nàng.

“Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”.

Đang than khóc vì quá hoảng sợ trước bọn cướp Phong Lai, chỉ cần một lời hỏi han, động viên của Vân Tiên, nàng liền trấn tĩnh lại ngay. Cách nói chuyện không chỉ thể hiện thái độ kính cẩn, biết ơn chân thành, mà còn toát lên khí chất của một tiểu thư dịu dàng, có học thức. Qua cuộc nói chuyện, nàng đã tỏ bày hoàn cảnh của mình. Đó là việc nàng từ ngàn dặm xa xôi, không quản hiểm nguy, khó nhọc để làm theo lời cha “định bề nghi gia”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng thật khiến mọi người cảm động:

“Quê nhà ở quận Tây Xuyên
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê
Sai quân đem bức thư về
Rước tôi qua đó định bề nghi gia
Làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.

Không chỉ có cách nói chuyện thùy mị, dịu dàng, nét đẹp tỏa sáng ở Nguyệt Nga có lẽ là lòng biết ơn chân thành, sâu sắc trước những hành động cao quý của chàng tráng sĩ.

“Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”.

Lời nói thiết tha chân thành xuất phát từ tấm lòng biết ơn sâu nặng. Có thể nhận thấy, Nguyệt Nga là con người sống trọng tình trọng nghĩa. Trước nghĩa cử cao đẹp của Vân Tiên, lần thứ nhất nàng quỳ lạy rồi thưa chuyện gia cảnh của mình, lần thứ hai, nàng lại tha tha thiết mời ân nhân về nhà để được đáp đền ơn sâu nghĩa nặng. Cái ơn đó không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả danh tiết của một người con gái, điều mà với một cô gái, nó còn quan trọng hơn cả tính mạng.

“Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

Lời chối từ thẳng thắn và thái độ hào hiệp trượng nghĩa của Vân Tiên sau đó càng khắc sâu thêm ấn tượng đẹp đẽ của chàng tráng sĩ trong lòng tiểu thư Nguyệt Nga. Ấn tượng sâu đậm này đã biến mối hàm ơn ban đầu của nàng thành lòng yêu thương âm thầm mà mãnh liệt dành cho chàng Vân Tiên. Lòng thủy chung sâu sắc của nàng càng được bộc lộ sâu sắc và rõ nét ở những đoạn trích sau của tác phẩm.

Đoạn trích đã thể hiện thành công bức chân dung của hai nhân vật chính. Một Vân Tiên văn võ song toàn, hào hiệp trượng nghĩa, một Nguyệt Nga tài sắc vẹn toàn, hiếu thảo, thủy chung, trọng nghĩa tình. Cảnh gặp gỡ đầu tiên như dự báo trong lòng người đọc về một tình yêu đẹp song cũng lắm chông gai, thử thách, khiến người đọc bị lôi cuốn vào những sóng gió tiếp theo đang chờ đợi hai nhân vật ở phía trước.

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 5)

loading...

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tác phẩm thơ văn nổi tiếng của cụ Nguyễn Đình Chiểu như: Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh… thì truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.

Đây là tác phẩm được cụ Đồ Chiểu viết trước khi Pháp xâm lược đất nước ta. Tác phẩm có tổng 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn vần (hay còn gọi là truyện thơ) cùng nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp trong văn chương đã được nhân dân đón nhận, yêu thích. Trong đó, nhân vật nam chính của tác phẩm là người hết mực hiếu thảo, nêu cao lý tưởng, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu nước. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga, là cô gái thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Các nhà nghiên cứu nhận định, tác phẩm có sức sống rất lớn trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ.

Tác phẩm Lục Vân Tiên đã thể hiện tư tưởng của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm không chỉ là gửi gắm niềm khát vọng, lý tưởng sống, mục đích sống, ý chí sống to lớn của cụ Nguyễn Đình Chiểu mà còn phản ánh cuộc đời của cụ. Thông qua các tuyến nhân vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội.

Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng nhiều thế hệ như: “Trước đèn xem chuyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ “nhơn tình” éo le/ Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe/ Giữ răn việc trước, lành dè thân sau/ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình…”.

Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm độc đáo “có một không hai” trong số những truyện thơ ở Việt Nam. Cụ đã tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca.

Tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ được xuất bản ở nhiều giai đoạn, mà còn được đưa vào dưới dạng đờn ca tài tử, với hình thức “ca ra bộ” đầu tiên của hình thức đờn ca tài tử, là một bước đệm để xây dựng nghệ thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra đời loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên.

Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên trên vùng đất Bến Tre đã lan tỏa và có mặt trong một không gian rộng lớn cho thấy rằng, tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên có một giá trị rất sâu sắc trong đời sống cộng đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của nhiều người lớn tuổi và được truyền dạy cho các thế hệ trẻ về sau.

Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của Bến Tre, trong đó, cần phát huy loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên phù hợp với điều kiện hiện nay như: trong sinh hoạt đoàn thể, trong giao lưu, trong các cuộc thi diễn…

Để tuyên truyền về các tác phẩm thơ văn của cụ Đồ Chiểu, nhất là truyện thơ Lục Vân Tiên, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhiều năm tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử và Hội thi hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Trong đó, có trình diễn lại truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có những định hướng về nội dung này. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu, dự kiến sẽ có lớp tập huấn cho các đối tượng như: học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, lao động, hướng dẫn viên và những người hoạt động trong hoạt động du lịch…

Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành tác phẩm quen thuộc trong các tầng lớp nhân dân cả xưa và nay, có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… đã đi sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, và nhiều người vẫn nhớ vài đoạn thơ trong số ấy: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng...”.

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 6)

đang cập nhật

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 7)

đang cập nhật

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 8)

đang cập nhật

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 9)

đang cập nhật

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 10)

đang cập nhật

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 11)

đang cập nhật

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích (mẫu 12)

đang cập nhật

1 206 lượt xem