TOP 12 mẫu Nghị luận: Phải chăng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng (HAY NHẤT 2024)

Nghị luận: Phải chăng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm 12 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 11 hiệu quả hơn.

1 193 lượt xem


Trình bày ý kiến, đánh giá, bình luận: Phải chăng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng

Đề bài: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội Phải chăng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng sẽ mâu thuẫn với quyền cá nhân.

Trình bày ý kiến, đánh giá, bình luận: Phải chăng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng (mẫu 1)

loading...

Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Người sống có trách nhiệm sẽ được người khác tôn trọng và sẽ dễ dàng đạt được thành công.

Trách nhiệm có thể kể đến là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đối với mỗi cá nhân trách nhiệm là một điều thiết yếu cần phải có trong mỗi con người. Người sống có trách nhiệm họ sẽ luôn luôn chủ động trong mọi việc, tự tin phát triển bản thân mình, dám làm những điều mình muốn và sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về mình muốn và sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về những việc đã làm mà không đổ lỗi hay đùn đẩy cho bất kỳ ai. Người sống có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý và sẽ được cấp trên quan tâm và trọng dụng. Vậy nên, việc xây dựng trách nhiệm đối với cộng đồng và quyền cá nhân là việc song song, là sự thiết yếu cần có, cần thực hiện trong cuộc sống.

Từ góc độ lí luận, đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xã hội nói chung, trách nhiệm xã hội của cá nhân nói riêng. Mỗi quan điểm này lại có một cách tiếp cận và những điểm hợp lí riêng. Về mặt nội hàm, thuật ngữ trách nhiệm được hiểu là: trách nhiệm bao giờ cũng gắn liền với con người, bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con người và về thực chất, đó chính là khả năng nhận thức về bổn phận, nghĩa vụ và hậu quả do những hành động của bản thân con người đưa lại.

Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội không đơn thuần chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân trước những vấn đề chung. Chúng ta đều biết rằng, mỗi cá nhân chỉ tồn tại thực sự trong một xã hội nhất định. Do vậy, mỗi cá nhân, trong quá trình hoạt động (lao động) của mình, sẽ tự điều chỉnh bản thân mình theo hướng hoạt động có trách nhiệm, làm cho hoạt động của mình phù hợp với các lợi ích của xã hội. Đồng thời, trách nhiệm xã hội không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là những đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với cá nhân (nghĩa vụ xã hội của cá nhân), mà còn bao hàm cả những đòi hòi, yêu cầu của các nhân (quyền của cá nhân) đối với xã hội.

1 193 lượt xem