TOP 12 mẫu Nghị luận về Bạch Đằng hải khẩu (HAY NHẤT 2024)
Nghị luận về Bạch Đằng hải khẩu 11 Kết nối tri thức gồm 12 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 11 hiệu quả hơn.
Nội dung bài viết
Nghị luận về Bạch Đằng hải khẩu
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận về Bạch Đằng hải khẩu
Dàn ý Nghị luận về Bạch Đằng hải khẩu
1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
2.1. Phân tích, đánh giá cảm hứng chủ đạo và mạch cảm xúc của tác phẩm:
- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu đất nước và niềm tự hào về lịch sử dân tộc.
- Mạch cảm xúc: đi từ tự hào đến trăn trở, bâng khuâng.
2.2. Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ được sử dụng:
2.2.1. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
a. Không gian rộng lớn, kì vĩ của dòng sông Bạch Đằng:
- Hình ảnh thơ gợi hình, gắn liền với thiên nhiên: 'gió bấc', 'khí', 'cửa biển'.
- 'Gió bấc thổi trên biển, khí nổi cuồn cuộn':
+ 'Gió bấc': từ chỉ thời gian mùa đông.
+ Từ láy 'cuồn cuộn' diễn tả chuyển động mạnh mẽ của gió, lớp này nối tiếp lớp khác.
=> Câu thơ diễn tả cảnh biển dữ dội, hùng vĩ.
- Đối lập với sự mênh mông, rộng lớn của biển là hình ảnh cánh buồm nhẹ nhàng lướt qua cửa biển Bạch Đằng. Câu thơ 'Kinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng' mang nét thơ mộng, trữ tình với hình ảnh cánh 'cánh buồm thơ' và từ ngữ 'nhẹ giương'.
b. Dấu ấn lịch sử trên con sông Bạch Đằng:
- Núi, sông, bờ bãi hiện lên thông qua các hình ảnh: 'cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ', 'núi uốn lượn quanh co', 'bờ xếp chồng lởm chởm', 'cây giáo bị chìm', 'chiếc kích bị gãy'.
=> Hình ảnh thơ khắc họa địa thế hiểm trở của biển Bạch Đằng.
'Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,/ Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng':
+ 'Cá sấu', 'cá kình' ẩn dụ cho quân xâm lược kết hợp với từ 'bị chặt', 'bị mổ' đã diễn tả sự thất bại của quân giặc.
+ Từ 'lởm chởm' diễn tả có nhiều mũi nhọn đâm lên, xếp chồng lên nhau. Bờ bãi kéo dài như giáo gươm của giặc bị dân ta đánh chìm, chất đống mà thành.
=> Cửa biển Bạch Đằng vừa mang nét đẹp hùng vĩ vừa là nơi ghi dấu những chiến tích oai hùng của dân tộc.
c. Chiến tích của các vị anh hùng dân tộc trên con sông Bạch Đằng:
- Câu thơ 'Quan hà bách nhị do thiên thiết':
+ Tác giả dẫn chữ trong 'Sử kí' của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định sự tài ba, mưu lược của các vị anh hùng khi đã biết dựa vào địa hình núi sông hiểm trở để lập nên kì tích lớn.
- 'Hào kiệt công danh thử địa tằng': câu thơ nhắc đến các anh hùng dân tộc từng lập nên kì tích trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền đuổi đánh quân Nam Hán năm 938 và cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1288 của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
=> Cảm xúc tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.
2.2.2. Sự suy ngẫm của tác giả về lịch sử:
- 'Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ':
+ 'Ôi' là từ cảm thán diễn tả sự tiếc nuối của tác giả khi nhìn lại những việc đã qua.
- 'Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng': đứng trước khung cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng, tác giả suy tư về việc cũ, về những chiến công hiển hách của anh hùng mà lòng bâng khuâng, không thể diễn tả hết bằng lời.
2.3. Đánh giá tác phẩm:
2.3.1. Về nội dung:
- Bài thơ thể hiện niềm tự hào của tác giả Nguyễn Trãi về con sông Bạch Đằng - nơi lưu dấu nhiều chiến tích vang dội của cha ông.
- Đồng thời ca ngợi những vị anh hùng dân tộc đã có công với đất nước.
2.3.2. Về nghệ thuật:
- Phép đối, phép đảo đặc sắc.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị của tác phẩm.
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 1)
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà thơ lớn mà còn là vị anh hùng, là bậc nhân tài đóng góp nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đến nay, các sáng tác của ông vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến 'Bạch Đằng hải khẩu'. Qua bài thơ, nhà thơ đã giúp người đọc có những hình dung rõ hơn về con sông Bạch Đằng lịch sử lưu danh tới muôn đời sau.
Trước hết, mở đầu thi phẩm là cảnh tượng:
'Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.'
Thời gian và không gian được tác giả khéo léo nêu lên trong hai câu thơ đầu. 'Sóc phong' là gió bấc mùa đông thổi trên biển, khí thế cuồn cuộn, mạnh mẽ. Nó khiến cho sóng biển cũng không hiền dịu mà nổi lên từng đợt sóng dâng cao, nối tiếp nhau hết lớp này đến lớp khác. Câu thơ thứ hai lại có hình ảnh 'Khinh khởi ngâm phàm' nghĩa là nhẹ lướt cánh buồm thơ. Dường như, sự xuất hiện của cánh buồm kia khiến cho cơn sóng dữ dịu lại, ý thơ trở nên nhẹ nhàng hơn. Hai câu thơ mở đầu vừa gợi ra cảnh hùng vĩ, dữ dội lại vừa có nét thơ mộng trữ tình, góp phần dẫn lối người đọc tìm hiểu về dấu ấn lịch sử trên con sông Bạch Đằng.
'Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.'
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả đồi núi, bờ bãi quanh sông Bạch Đằng với các hình ảnh 'cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ' hay 'cây giáo bị chìm, chiếc kích bị gãy', 'xếp chồng lởm chởm'. Những hình ảnh này gợi cho ta liên tưởng tới kết quả của trận chiến oanh liệt trên sông. 'Cá sấu', 'cá kình' tượng trưng cho quân địch đã thất bại 'bị chặt', 'bị mổ'. Những 'cây giáo bị chìm, chiếc kích bị gãy' cũng đại diện cho sự thua cuộc của lũ giặc. Bao nhiêu chiếc giáo, chiếc kích là bấy nhiêu quân giặc bỏ mạng trong các trận chiến đấu. Những thứ đó chất đống lên nhau 'lởm chởm', làm con người nghĩ đến hình ảnh bờ bãi bên sông Bạch Đằng. Từ những lời thơ của Nguyễn Trãi, ta lại thêm tự hào về cửa biển Bạch Đằng - một nơi có vẻ đẹp mênh mông, hùng vĩ đã ghi dấu các chiến tích oai hùng của dân tộc.
'Quan hà bách nhị do thiên thiết,
Hào kiệt công danh thử địa tằng.'
Nguyễn Trãi đã dẫn cụm từ 'Quan hà bách nhị' trong Sử kí Tư Mã Thiên nhằm khẳng định địa thế núi sông hiểm yếu. Cùng với đó là ca ngợi sự tài ba, mưu lược của các vị anh hùng đời trước khi đã biết dựa vào địa thế để lập nên kì tích lớn. 'Hào kiệt công danh thử địa tằng' là câu thơ đầy kiêu hãnh, ngầm nhắc đến chiến công của Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán năm 938 hay sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn năm 1288. Bốn câu thơ trên đã thể hiện rất rõ niềm tự hào dân tộc, sự hãnh diện về lịch sử giữ gìn độc lập vẻ vang của nhân dân ta.
Trải qua niềm xúc động tự hào, hai câu thơ cuối nói lên một vài ý nghĩ của tác giả:
'Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.'
Hai câu thơ mang nặng suy tư, trăn trở của Ức Trai về lịch sử của đất nước. Từ 'ôi đã qua rồi' thể hiện niềm tiếc nuối, sự cảm thán về những câu chuyện cũ. Tác giả nhận ra rằng lịch sử cho hậu thế rất nhiều bài học có giá trị. Đó có thể là bài học về tài mưu lược, lối đánh sáng tạo hoặc cách bày binh bố trận độc đáo của cha ông,… Thế nhưng chúng ta học được bao nhiêu phần từ quá khứ? Càng ngắm cảnh hùng vĩ bên bờ Bạch Đằng, tác giả càng có thêm nhiều trăn trở không sao kể hết.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đặc trưng với bốn phần đề, thực, luận, kết đã cho ta thấy bức tranh phong cảnh bên bờ Bạch Đằng mênh mông, kì vĩ. Việc tác giả sử dụng những từ ngữ giàu sức gợi, phép đối, phép đảo đặc sắc khiến cho câu thơ trở nên đầy cuốn hút. Đọc bài thơ, ta như thấy trận chiến oai hùng năm xưa như đang diễn ra ngay trước mắt.
Nguyễn Trãi là một thi nhân tài năng, luôn ghi nhớ, tôn kính, biết ơn các vị anh hùng có công dựng xây và giữ gìn đất nước. 'Bạch Đằng hải khẩu' đã chứng minh điều đó. Bài thơ không chỉ diễn tả niềm tự hào, kiêu hãnh về những chiến công vẻ vang mà còn thể hiện suy tư, trăn trở của tác giả về lịch sử dân tộc
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 2)
Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới bởi tài năng thiên phú cùng những đóng góp lớn lao. Là một nhà văn hóa kiệt xuất và lỗi lạc, những trang văn của ông đã góp phần tô đậm lịch sử hào hùng, vẻ vang của đất nước. Bài 'Bạch Đằng hải khẩu' ('Cửa biển Bạch Đằng') đã thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với chiến công lịch sử và các vị anh hùng xưa.
Sau vụ án 'Lệ chi viên', các tác phẩm của Nguyễn Trãi còn sót lại không nhiều. 'Bạch Đằng hải khẩu' là một trong những thi phẩm được nhà thơ viết bằng chữ Hán. Lấy cảm hứng từ trang sử hào hùng của dân tộc lịch sử, Nguyễn Trãi thể hiện niềm tự hào và tình yêu đất nước sâu sắc. Cảm xúc trong bài thơ đi từ hãnh diện đến trăn trở, bâng khuâng.
Trong sáu dòng đầu tiên, thi nhân bộc lộ sự tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông. Ở hai câu đầu, không gian rộng lớn, kì vĩ của dòng sông Bạch Đằng được khắc họa qua các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên: 'gió bấc', 'khí', 'cửa biển'. 'Gió bấc' chính là cách gọi của dân gian, dùng để chỉ thời tiết mưa lạnh vào mùa đông. Trong khi đó, từ láy 'cuồn cuộn' lại diễn tả chuyển động mạnh mẽ của gió. Khí trời cứ ào ào, lớp này tiếp nối lớp khác. Như vậy, câu thơ đã diễn tả được sự hùng vĩ, dữ dội của cửa biển Bạch Đằng lúc vào đông. Đối lập với sự mênh mông, rộng lớn của biển là hình ảnh cánh buồm nhẹ nhàng lướt qua. Câu thơ 'Kinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng' mang nét thơ mộng, trữ tình với hình ảnh cánh 'cánh buồm thơ' và từ ngữ 'nhẹ giương'.
Trên con thuyền, nhân vật trữ tình đưa mắt quan sát cảnh vật xung quanh. Cảnh núi, sông, bờ bãi hiện lên thông qua các hình ảnh: 'cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ', 'núi uốn lượn quanh co', 'bờ xếp chồng lởm chởm', 'cây giáo bị chìm', 'chiếc kích bị gãy'. Với lối đảo ngữ và so sánh độc đáo, nhà thơ đã diễn tả địa hình hiểm trở nơi Bạch Đằng. Từng ngọn núi uốn lượn quanh co như con cá sấu, cá kình bị chặt ra làm nhiều khúc. Còn bờ bãi thì xếp chồng lên nhau, dày đặc. Tuy nhiên, ý thơ không chỉ đơn thuần khắc họa địa thế mà còn nhắc về mảnh đất chiến địa. Thông thường, từ 'kình ngạc' dùng để chỉ hai loài vật dữ sống ở nước là cá voi và cá sấu. Nhưng trong thơ ca, 'từ kình ngạc' lại ẩn dụ cho giặc dữ. Hình ảnh 'cá sấu', 'cá kình' kết hợp với từ 'bị chặt', 'bị mổ' đã nhấn mạnh vào sự thất bại của quân giặc. Ở dòng tiếp theo 'Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng', từ láy 'lởm chởm' diễn tả có nhiều mũi nhọn đâm lên, xếp chồng lên nhau. Bờ bãi kéo dài như giáo gươm của giặc bị dân ta đánh chìm, chất đống mà thành. Cửa biển Bạch Đằng lúc này vừa mang nét đẹp hùng vĩ vừa là nơi ghi dấu những chiến tích oai hùng của dân tộc.
Đến với câu năm và sáu, tác giả gợi nhắc về chiến tích của các vị anh hùng dân tộc trên con sông Bạch Đằng. Trong câu thơ 'Quan hà bách nhị do thiên thiết', thi nhân dẫn chữ trong 'Sử kí' của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định sự tài ba, mưu lược của các vị anh hùng khi đã biết dựa vào địa hình núi sông hiểm trở để lập nên kì tích lớn. Tiếp đến, ông khẳng định và nhắc đến các anh hùng dân tộc từng lập nên chiến công trên sông Bạch Đằng. Đó chính là hình ảnh Ngô Quyền đuổi đánh quân Nam Hán năm 938. Hay còn là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Hai câu thơ đã cho thấy cảm xúc tự hào của Nguyễn Trãi về những trang sử hào hùng, lừng lẫy.
Ở hai câu cuối cùng, người đọc sẽ thấy được sự biến chuyển trong cảm xúc của nhà thơ. Hai câu thơ mang nặng suy tư, suy ngẫm của nhân vật trữ tình về lịch sử, thế sự. Từ cảm thán 'ôi' ở câu thơ 'Việc cũ ngoái đầu nhìn lại, ôi đã qua rồi' chính là sự tiếc nuối của tác giả khi nhìn lại những việc đã qua. Bây giờ, tất cả mọi thứ chỉ còn là quá khứ, thuộc về một thời xa xôi. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng, tác giả suy tư về việc cũ, về những chiến công hiển hách của anh hùng mà lòng trí bâng khuâng, không thể diễn tả hết bằng lời 'Tới bên dòng ngắm cảnh, ý khôn nói xiết'.
Với thể thơ thất ngôn bát cú, phép đối, phép đảo đặc sắc, từ ngữ giàu sức gợi hình cùng sự kết hợp tài tình giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận, Nguyễn Trãi muốn ca ngợi những vị anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Bài thơ là niềm tự hào của tác giả về con sông Bạch Đằng - nơi lưu dấu nhiều chiến tích vang dội.
Là một tài năng lỗi lạc hiếm có, Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm có giá trị. Bài thơ là sự kết tinh của một tư tưởng tiến bộ và tấm lòng 'yêu nước, thương dân', 'trung quân ái quốc'. Chắc chắn 'Bạch Đằng hải khẩu' sẽ luôn sống mãi theo dòng chảy của thời gian.
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 3)
Sông Bạch Đằng là dòng sông đã đi vào huyền thoại, dòng sông của lịch sử, của thi ca. Đây là nơi đã diễn ra rất nhiều trận đánh quan trọng trong hành trình bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, thật không quá bất ngờ khi bạn đọc dễ dàng bắt gặp các tác phẩm lấy đề tài về sông Bạch Đằng. Một số sáng tác tiêu biểu phải kể đến: 'Bạch Đằng giang phú' của Trương Hán Siêu, 'Bạch Đằng giang' của Lê Thánh Tông,... Trong đó có cả 'Bạch Đằng hải khẩu'. Đây là tác phẩm rất hay, do nhà thơ, người anh hùng Nguyễn Trãi sáng tác.
Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa kiệt xuất và lỗi lạc. Gia tài sáng tác của ông rất đồ sộ với các tác phẩm viết bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. 'Bạch Đằng hải khẩu' được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú với bốn phần đề, thực, luận, kết. Bao trùm toàn bộ bài thơ là cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự. Vì thế, mạch cảm xúc của bài đi từ sự tự hào đến niềm trăn trở, bâng khuâng khi đứng trước dòng sông huyền thoại.
Mở đầu bài thơ, cửa biển Bạch Đằng hiện ra với không gian thật rộng lớn, kì vĩ:
'Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.'
'Gió bấc thổi trên biển, khí nổi cuồn cuộn' là ý nghĩa của câu thơ đầu. Đọc lên, ta cảm nhận ngay được sự lạnh lẽo, rét buốt của 'gió bấc' mùa đông. Mà gió biển lúc nào cũng thổi mạnh, lạnh hơn trong đất liền. Nó kết hợp với 'khí nổi cuồn cuộn' – chuyển động nhanh, liên tục của gió và sóng biển đã cho thấy sự mạnh mẽ của cửa biển Bạch Đằng, như đang chuẩn bị khí thế để bước vào trận chiến lớn. Trái ngược với cảnh dữ dội, hùng vĩ ở câu trên, câu dưới lại có 'cánh buồm thơ' nhẹ nhàng lướt qua mặt biển. Nét trữ tình bất ngờ này khiến cho không khí nơi cửa biển hòa hoãn lại, dịu dàng hơn. Sự đối lập giữa biển và thuyền càng làm cho không gian thêm phần hùng vĩ, rộng lớn còn nhà thơ thì thật nhỏ bé khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên ấy.
'Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
Quan hà bách nhị do thiên thiết
Hào kiệt công danh thử địa tằng'
Bốn câu thơ tiếp theo nói về những chiến tích, dấu ấn lịch sử trên con sông Bạch Đằng. 'Cá sấu bị chặt', 'cá kình bị mổ' chính là ẩn dụ cho sự thất bại thảm hại của quân giặc. Chúng là những con cá dữ nhăm nhe xâm chiếm nước ta nhưng đã bị đánh đuổi, hứng chịu kết cục thảm bại. Hai động từ 'chặt' và 'mổ' làm cho câu thơ thêm phần sinh động cũng như thể hiện sức mạnh to lớn của nhân dân ta. 'Cây giáo bị chìm', 'chiếc kích bị gãy' xếp chồng lởm chởm trên bờ chính là vũ khí của kẻ địch đã thất bại, bỏ lại trên chiến trường xưa. Như vậy, hai câu thơ không chỉ ẩn dụ về sự thất bại của quân địch mà còn ngầm bày bày tỏ niềm kiêu hãnh về chiến công vang dội của dân tộc. Trong câu thơ tiếp theo, Nguyễn Trãi đã dẫn lời 'Sử kí' của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định sự tài giỏi của các bậc anh hùng xưa. 'Quan hà bách nhị' là núi sông hiểm yếu. Ý nghĩa của từ này là: chỉ cần biết tận dụng địa hình thì việc hai người có thể địch nổi trăm người không hề khó. Giống như các 'bậc anh hùng hào kiệt' của Đại Việt. Bằng sự mưu trí, tinh thông võ lược, họ đã lập nên vô vàn chiến công ở vùng biển Bạch Đằng. Tuy tác giả không nhắc tên trực tiếp nhưng ta có thể hiểu rõ đó chính là Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán năm 938, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc cho nhân dân Hay đó còn là Trần Quốc Tuấn - vị Hưng Đạo đại vương với trận chiến năm 1288, đánh bay dã tâm xâm lược Đại Việt của đội quân Mông - Nguyên hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Qua bốn câu thơ này, Ức Trai khéo léo bộc lộ niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc, về những vị anh hùng đời trước và về cửa biển Bạch Đằng – một dòng sông huyền thoại.
Trong dư âm của niềm tự hào, tác giả lại có những trăn trở, suy tư. Điều này được thể hiện rõ ở hai câu cuối bài:
'Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.'
Đứng trước cửa biển Bạch Đằng, tác giả có vô vàn suy nghĩ. Những suy nghĩ đó ập đến bất ngờ và miên man khiến Nguyễn Trãi không thể nói hết thành lời, chỉ có thể bộc lộ cảm xúc của mình qua từ 'ôi'. Đặt trong ngữ cảnh bài thơ, 'ôi' là từ cảm thán biểu lộ sự tiếc nuối về những sự việc đã qua. Đứng bên bờ sông ngắm cảnh, cảnh đẹp mà lòng ngổn ngang nặng trĩu những ưu tư về đất nước, về dân tộc.
Bằng việc sử dụng các phép đối, phép đảo và từ ngữ giàu sức gợi hình. Nguyễn Trãi đã khiến 'Bạch Đằng hải khẩu' trở nên có sức hút mạnh mẽ đến tận ngày nay. Với những đặc sắc về cả nội dung và hình thức nghệ thuật, chắc chắn rằng, bài thơ sẽ còn mãi giá trị, lưu danh muôn đời.
Những tác phẩm văn chương viết về dòng sông Bạch Đằng tuy mang nội dung chung là ngợi ca, tự hào về dòng sông lịch sử nhưng nếu đánh giá kĩ càng, ta sẽ thấy mỗi bài đều mang một sức sống, giá trị riêng. Điểm riêng biệt này đến từ nguồn cảm hứng và lối viết đặc trưng của mỗi tác giả. Về phần Nguyễn Trãi, ông đã khiến cho 'Bạch Đằng hải khẩu' trở thành một bài thơ đặc biệt, độc đáo, không dễ nhầm lẫn giữa vô vàn những bài thơ khác.
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 4)
đang cập nhật
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 5)
đang cập nhật
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 6)
đang cập nhật
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 7)
đang cập nhật
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 8)
đang cập nhật
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 9)
đang cập nhật
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 10)
đang cập nhật
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 11)
đang cập nhật
Nghị luận Bạch Đằng hải khẩu (mẫu 12)
đang cập nhật