TOP 20 bài Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân (HAY NHẤT 2024) - Cánh diều

Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân Ngữ văn 11 sách Cánh Diều hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Thương nhớ mùa xuân để học tốt môn Ngữ văn 11.

1 88 lượt xem


Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân (mẫu 1)

Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” được Vũ Bằng sáng tác vô cùng nổi bật, khắc họa tình yêu, một tình yêu nồng nàn mình dành cho mùa xuân, dành cho tháng Giêng, tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội là những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô lại hiện rất rõ trong tâm trí của người con xa quê: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kiêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...” Với giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng Vũ Bằng đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Nhà văn đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Qua đó càng chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm đẫm vào sâu tâm hồn, máu thịt của người con đất Bắc. Để một lần nữa nhấn mạnh sức sống dẻo dai, mãnh liệt và sự cuốn hút lạ kì của mùa xuân, tác giả đã sử dụng cách nói cường điệu dù vậy nhưng vẫn thật tự nhiên làm sao. Mùa xuân đến, mang theo bao vui tươi cùng cái không khi ấm áp, xe xe lạnh, làm cho con người ta thấy tràn đầy cả sức sống, dường như được trẻ ra bao nhiêu. Đó cũng là thông điệp của tác giả nói về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương từ đó thêm yêu và gắn bó với quê hương yêu dấu.

Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân (mẫu 2)

      Vũ Bằng một nhà văn, nhà báo người Việt, sinh năm 1913 mất năm. Ông bắt đầu sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nổi tiếng có sở trường về thể loại bút kí, tùy bút, truyện ngắn. Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân' là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Bài tùy bút đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể tình cảm thiêng liêng ấy. Văn bản trích từ “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” được in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm được ra đời khi đất nước còn bị chia cắt, tác giả- một người con xa quê, phải sinh sống trong vùng kiểm soát của Mĩ - ngụy, đã gửi nồi niềm nhớ thương quê vào từng trang sách. Nói đến tình yêu nồng nàn mình dành cho mùa xuân, dành cho tháng Giêng nhà văn khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” 

Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội là những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô lại hiện rất rõ trong tâm trí của người con xa quê: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kiêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...” Với giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng Vũ Bằng đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Nhà văn đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Qua đó càng chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm đẫm vào sâu tâm hồn, máu thịt của người con đất Bắc. Để một lần nữa nhấn mạnh sức sống dẻo dai, mãnh liệt và sự cuốn hút lạ kì của mùa xuân, tác giả đã sử dụng cách nói cường điệu dù vậy nhưng vẫn thật tự nhiên làm sao. Mùa xuân đến, mang theo bao vui tươi cùng cái không khi ấm áp, xe xe lạnh, làm cho con người ta thấy tràn đầy cả sức sống, dường như được trẻ ra bao nhiêu. Thông thường, vào khoảng thời điểm đó trời đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay thế cho những cơn mưa phùn,  nền trời đùng đục như màu của pha lê mờ nữa. Sáng thức dậy, nằm dài trông ra khung cửa sổ sẽ thấy những vệt xanh tươi mát hiện ở trên bầu trời, làm tác giả cảm thấy lòng mình thật rạo rực, một niềm vui sáng sủa. Bên kia, trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng chăm chỉ đã bay quanh đó đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ đến tám chín giờ sáng, trên nền trời trong xanh kia sẽ xuất hiện những làn sóng hồng hồng rung động như những chiếc cánh của con ve mới lột. Tác phẩm là tiếng lòng, là tình yêu của người con xa xứ. Đọc xong văn bản, trong lòng bỗng bồi hồi rạo rực, thấy yêu sao mảnh đất, mùa xuân của quê mình. 

Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân (mẫu 3)

Vũ Bằng, một nhà văn và nhà báo người Việt, sinh năm 1913 và qua đời cách đây đã lâu. Từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã trở thành một tác giả nổi tiếng với sở trường viết về bút kí, tùy bút và truyện ngắn. Tác phẩm 'Thương nhớ mùa xuân' của ông là một nỗi niềm thương nhớ đầy da diết về quê hương và gia đình. Bài tùy bút của ông đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể tình cảm thiêng liêng ấy. Đoạn văn trích từ 'Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt' được in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm này đã được viết ra trong thời kỳ đất nước còn bị chia cắt, khi tác giả - một người con xa quê - phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-ngụy và gửi nỗi nhớ thương quê vào từng trang sách. Với giọng văn nhẹ nhàng, du dương và trầm bổng, Vũ Bằng đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man và dạt dào cảm xúc. Nhà văn đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm về tình yêu mùa xuân của mình. Ông khẳng định rằng mùa xuân và tháng Giêng - tháng đầu tiên của mùa xuân - luôn là thời điểm được người ta trông mong và yêu mến. Ai cũng thương nhớ mùa xuân, và không có gì lạ hơn khi người ta càng trìu mến tháng Giêng. Ông đã viết: 'Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.' Nhớ về mùa xuân của đất Bắc và của Hà Nội là những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô lại hiện rõ trong tâm trí của người con xa quê.

loading...

Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân (mẫu 4)

“Thương nhớ mùa xuân” là tác phẩm được khắc họa khung cảnh mùa xuân và miêu tả nó một cách chân thực và tuyệt đẹp. Tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Dù đã xa quê nhưng những kí ức về quê hương là thứ mà không bao giờ phai mờ.

Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân (mẫu 5)

Vũ Bằng, một nhà văn và nhà báo người Việt, sinh vào năm 1913 và đã ra đi mãi mãi. Ông đã bắt đầu sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, và nổi tiếng với sở trường về thể loại bút kí, tùy bút và truyện ngắn. Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân' thể hiện niềm nhớ thương da diết về quê hương và gia đình. Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Văn bản được trích từ tập Thương nhớ mười hai, trong đó tác giả đã gửi nỗi niềm nhớ thương quê vào từng trang sách, dù đất nước đang bị chia cắt và ông phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ - ngụy. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Qua đó, ông chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm đẫm vào sâu tâm hồn, máu thịt của người con đất Bắc.

Tóm tắt Thương nhớ mùa xuân (mẫu 6)

Tác phẩm này được viết trong thời gian tác giả đang xa cách quê hương đất Bắc. Với tình cảm tha thiết và nỗi nhớ nhung da diết về quê hương, tác giả đã vẽ lại bức tranh mùa xuân miền Bắc thật đẹp và bình yên. Mùa xuân của đất Bắc hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của vùng miền, như tiết trời se se, cảnh vật trong lành và những cơn mưa xuân riêu riêu. Hơn thế nữa, tác giả đã miêu tả những phong tục tập quán của con người trong những ngày Xuân. Tình yêu quê hương đến mức coi quê hương là một phần trong cơ thể sống đã nuôi dưỡng tác giả. Ông say xưa, đắm mình trong những khoảnh khắc khi nhắc về quê, và những giây phút quây quần bên gia đình mỗi độ xuân về. Tác giả đặc biệt bộc lộ tình cảm thương mến, yêu da diết nhất mùa xuân ở thời điểm sau rằm tháng giêng, khi mọi thứ mang một vẻ riêng của nó, của tiết trời và của những cơn mưa chuyển mình. Dần dần, mọi thứ nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật, nhưng tình yêu với mùa xuân và quê hương vẫn mãi trong tâm hồn tác giả. Tác giả đã bày tỏ những tình cảm của mình qua những câu văn nồng nàn và tha thiết: 'Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến'. Câu văn này cho thấy tình yêu và tâm hồn mãnh liệt của tác giả dành cho quê hương và mùa xuân miền Bắc. Tác phẩm này là một tình khúc ca ngợi tình yêu quê hương và mùa xuân, là một tình ca thắm thiết của một con người đối với quê hương và tuổi xuân của mình.

1 88 lượt xem