TOP 40 bài Tóm tắt Chữ người tử tù (HAY NHẤT 2024) - Cánh diều

Tóm tắt Chữ người tử tù Ngữ văn 11 sách Cánh Diều hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chữ người tử tù để học tốt môn Ngữ văn 11.

1 130 lượt xem


Nội dung bài viết


Tóm tắt Chữ người tử tù - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 1)

Huấn Cao vốn là một người nổi tiếng viết chữ đẹp, tiếng vang của ông đã lan đến cả một vùng tỉnh Sơn. Đời ông chỉ viết có bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn. Nhưng vì Huấn Cao chống lại triều đình nên bị bắt vào nhà giam chờ ngày tử hình. Ở đây, Huấn Cao chịu sự cai quản của viên quản ngục và người thầy thơ, cả hai người họ đều vô cùng mến mộ tài năng viết chữ đẹp của Huấn Cao. Người quản ngục đối xử với Huấn Cao rất trịnh trọng, như một người bề trên chứ không có gì gọi là cai quản. Ấy thế nhưng Huấn Cao lại có một khí thiết trong sạch, ông không muốn nhận sự biệt đãi của người khác nên đã từ chối viên quản ngục. Trước ngày Huấn Cao bị xử tử, viên quản ngục đã quyết định phải thực hiện được việc xin chữ của ông, vì người quản ngục vô cùng yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Ông đã xin Huấn Cao cho chữ, Huấn Cao vì cảm động trước tấm lòng của người quản ngục nên gật đầu đồng ý. Thế là trong đêm khuya nơi ngục tù tối tăm, bẩn thỉu đã diễn ra cảnh cho chữ mà tác giả gọi là 'một cảnh xưa nay chưa từng có'. Người tử tù chân tay đeo xiềng xích vẫn phóng những nét chữ tài hoa, tung hoành cả đời người. Còn viên quản ngục và thầy thơ thì đang cúi mình trước cái đẹp. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên người quản ngục thay chốn ở đi để giữ được thiên lương trong sáng của mình.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 2)

Truyện ngắn Chữ người tử tù kể về nhân vật chính có tên là Huấn Cao. Do cầm đầu cuộc đại nghịch chống lại triều đình nên ông bị kết án tử hình.

Trước khi ra pháp trường ông bị dẫn đến nhà tù do viên quản ngục quản lí.

Huấn Cao là một nhà nho nhân cách cao đẹp, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ đẹp khiến cho viên quản ngục, thầy thơ hâm mộ, yêu mến. Vì thế, trong những ngày Huấn Cao ở ngục, hai người này đối đãi đặc biệt với ông nhưng Huấn Cao không hề màng tới.

Nghe tin Huấn Cao sắp bị đưa đi hành hình, viên quản ngục có sở nguyện xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng trước thái độ chân thành và tình yêu với cái đẹp của viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Hiểu được tấm lòng và sở thích cao quý của viên quản ngục, ông vô cùng xúc động và ân hận: Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

Đêm cho chữ diễn ra như một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Trong không gian chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm, dưới ánh sáng của ngọn đuốc tẩm dầu là hình ảnh ba cái đầu chụm lại. Một người tù cổ mang gông, chân viếng xiềng đang tô đậm những nét chữ vuông trên lụa trắng tinh cạnh viên quản ngục khúm núm, thầy thơ lại run run. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho “thiên lương” trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 3)

Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thầy thơ lại. Quản ngục và thầy thơ lại lại rất yêu cái đẹp, trọng cái tài. Khi nghe tin Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp mà cả đời quản ngục ngưỡng mộ nhưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã bao lần “bẻ khoá vượt ngục”, sẽ được đưa đến nhà lao chờ ngày lĩnh án, viên quản ngục mong muốn xin chữ. Quản ngục chờ đợi trong những trăn trở suy nghĩ. Ông Huấn Cao được đưa đến nhà lao. Ông xuất hiện trong tư thế hiên ngang. Nhà tù đón tù nhân rất nhã nhặn, khác những lần trước. Quản Ngục bất chấp phép nước đối xử rất tận tình, chu đáo và đặc biệt với Huấn Cao ngay cả khi Huấn Cao tỏ ra lạnh lùng. Sự kiên trì, chờ đợi, hi vọng được gặp và cậy nhờ xin chữ Huấn Cao của Quản Ngục cứ khắc khoải nặng nề một ngày dài tựa thiên thu. Viên thơ lại giúp ông bày tỏ nỗi lòng với Huấn Cao. Huấn Cao thực sự xúc động trước “sở thích cao quý” của quản ngục, “cảm cái tấm ”lòng biệt nhỡn liên tài” mà chủ động cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong căn phòng giam chật hẹp, ẩm thấp được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thành một “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 4)

Huấn Cao bị tù vì mang tội là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, ông bị kết án tử hình. Ông là người nổi danh viết nhanh viết đẹp nên có nhiều người xin chữ, tuy nhiên ông chỉ cho chữ những ai xứng đáng mà không cho chữ bừa bãi. Ở nhà tù nơi Huấn Cao bị giam, viên ngục tù ở đó là người có thiên lương, tâm hồn nghệ sĩ, viên quản ngục đã tiếp đãi đối xử với Huấn Cao một cách tử tế. quản ngục đã biệt đãi Huấn Cao và các đồng chí của ông. Viên quản ngục ngưỡng mộ nét chữ của Huấn Cao nên rất muốn xin được chữ của ông. Ban đầu khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi mọi điều đã rõ, hiểu được tấm lòng thiện lương của viên quản ngục, cảnh tượng cho chữ trong ngục tù tối tăm bẩn thỉu giữa đêm khuya đã diễn ra, đó quả thực là một cảnh tượng chưa từng thấy: Huấn Cao – kẻ tử tù - tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quản ngục và thầy thơ lại – người coi tù- khúm núm đứng bên. Huấn Cao cũng đưa ra những lời khuyên tốt cho quản ngục, ông khuyên quản ngục hãy về quê để giữ cho 'thiên lương' trong sáng, bởi cái đẹp khó có thể dung hòa và vẹn nguyên nơi tối tăm của cái ác. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn 'Kẻ mê muội này xin bái lĩnh'.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 5)

Truyện Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao là nhà cách mạng cương trực, tính cách khảng khái, một người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng trong thiên hạ. Nhưng đồng thời ông cũng là một tên tử tù sắp bị tử hình bởi lí do cầm đầu nhóm phản loạn chống đối lại triều đình. Viên quản ngục vốn là người yêu cái đẹp, lại đặc biệt hâm mộ tài viết chữ đẹp của Huấn Cao nên khi biết tin người tù sắp ra pháp trường bị giải đến nhà lao ông cai quản thì vô cùng vui mừng nhưng cũng không khỏi lo lắng bởi không biết làm thế nào mới có thể xin được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Vào đêm trước khi ông Huấn bị hành quyết, viên quản ngục đã quyết định xin chữ, ban đầu Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, không thèm để ý tới, tuy nhiên sau khi hiểu rõ tấm lòng chân thành của viên quản ngục, ông vô cùng xúc động và đồng ý cho chữ ngay trong cảnh lao tù đầy ẩm thấp, chật chội.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 6)

Văn bản Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân kể về cuộc gặp gỡ đầy ngang trái giữa người tử tù tên Huấn Cao và viên quản ngục. Được biết, Huấn Cao là một người nổi tiếng viết chữ đẹp trong vùng viên quản ngục đã nghe danh từ lâu nay có cơ hội được gặp. Chính vì vậy trong những ngày tháng Huấn Cao ở trong ngục đã nhận được sự biệt đãi hậu hĩnh từ người quan ngục. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục. Tuy nhiên sau khi nghe thầy thơ lại kể rõ sự tình về tấm lòng cảm mến người tài của viên quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong nhà lao, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 7)

Chữ người tử tù là một truyện ngắn được trích từ tập Vang bóng một thời của tác giả Nguyễn Tuân. Nội dung chính của tác phẩm Chữ người tử tù kể về cuộc hội ngộ giữa nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Đây là 2 tuyến nhân vật có hoàn cảnh trái ngược nhau. Huấn Cao là một tử tù nổi tiếng với tài viết chữ đẹp còn viên quản ngục tuy là người cầm quyền nhưng lại có thái độ vô cùng cung kính với Huấn Cao bởi ông mến mộ tài năng viết chữ đẹp của người tử tù. Sau nhiều lần kiên trì viên quản ngục đã được Huấn Cao đồng ý cho chữ. Cảnh cho chữ là một phân đoạn rất đặc biệt và đắt giá trong tác phẩm, trong đêm tối giữa chốn lao tù ẩm thấp Huấn Cao đưa những nét bút tuyệt mĩ còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm núm chờ đợi. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch, lương thiện.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 8)

Nhà tù tỉnh Sơn chuẩn bị đón 6 tên tử tù nguy hiểm trong đó đứng đầu là Huấn Cao. Trước khi tù đến viên quản ngục đã tỏ lòng khâm phục Huấn Cao vì cái tài viết chữ đẹp. Trong lòng viên quản ngục đã có ý định muốn biệt đãi Huấn Cao nhưng vẫn cảnh giác với cái tài bẻ khóa vượt ngục của ông. Đêm quản ngục ngồi một mình, nghĩ về mình: “hắn cũng như mình, chọn nhầm mất nghề rồi”. Sáng hôm sau Huấn Cao và 5 kẻ tử tù được giải đến. Họ đều tỏ khí phách ngang tàn ngạo nghễ (hành động giỗ gông đuổi rệp). Suốt nửa tháng ngục quản biệt đãi Huấn Cao và 5 người tử tù. Huấn Cao tỏ ra khinh bạc và sỉ nhục viên quản ngục “ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ chỉ muốn từ nay ngươi đừng bao giờ đặt chân đến đây”. Viên quản ngục rất phục Huấn Cao và vẫn biệt đãi “một người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu còn chả sợ nữa là mình”. Quản ngục mong muốn xin Huấn Cao mấy chữ đại tự. Có lệnh chuyển tù, quản ngục nhờ thơ lại đến nói với Huấn Cao tâm sự của mình. Huấn Cao đã đồng ý cho chữ. Đêm viết chữ kỳ lạ trong ngục. Một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng đang đậm tô từng nét chữ. Viết xong Huấn Cao khuyên quản ngục bỏ nghề. Quản ngục cảm động vái người tù chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 9)

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao, ông là một tử tù do chống lại triều đình nên bị bắt. Huấn Cao là một nhà nho tài hoa nhất là tài viết chữ. Trước khi ông bị xử bắn, ông được giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ, hai người này rất yêu và mến mộ cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ tuyệt vời của Huấn Cao. Vì thế, trong những ngày Huấn Cao ở ngục, hai người này đối đãi với ông rất tốt, còn trịnh trọng hầu hạ như kẻ dưới nhưng Huấn Cao không hề màng tới. Khi viên quản ngục có được tin ngày xử tử Huấn Cao, ông và thầy thơ quyết hoàn thành tâm nguyện là xin chữ của Huấn Cao. Trước thái độ chân thành và tình yêu với cái đẹp, Huấn Cao vô cùng cảm mến những tấm lòng đó nên đã quyết định cho chữ. Một chuyện trước đây chưa hề có đã diễn ra vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, tại nhà lao tỉnh Sơn đó là cảnh ba con người chụm đầu, một người là tử tù đang mang trong mình đầy xiềng xích, nhưng lại đang vẽ ra, phóng ra từng nét chữ trên tấm lụa trắng, bên cạnh là hai cái đầu đang dõi theo, run rẩy, khúm núm chờ đợi của viên quản ngục và thầy thơ. Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục và thầy thơ nên tìm một nơi thôn dã để giữ gìn tấm lòng thanh cao, yêu cái đẹp. Vì tình yêu đó không phù hợp với cuộc sống nơi tù ngục, một nơi đầy hỗn loạn và rối ren. Viên quản ngục vô cùng cảm động vì lời khuyên đó, ông đã cúi đầu lạy tạ Huấn Cao với sự biết ơn và trân trọng.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 10)

Huấn Cao là nhân vật chính trong Chữ người tử tù, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Trong thời gian giam giữ trong ngục tù, ông cương trực và bất khuất. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao như dọn dẹp chỗ ở, dọn đồ ăn ngon nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường.

Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù, cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử khi cả tù nhân và kẻ trọng tội không còn có sự phân biệt, họ hướng đến tình yêu nghệ thuật. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 11)

Truyện ngắn 'Chữ người tử tù' được rút trong tập 'Vang bóng một thời' 1940 của nhà văn Nguyễn Tuân. Truyện được xây dựng theo hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện nhưng lại có mối quan hệ rất đặc biệt từ đó để làm bật nội dung. Truyện ngắn này được tóm lược như sau:

Phần 1: Từ đầu cho đến 'Xem sao rồi sẽ liệu': Tác giả nói về tâm trạng của viên quản ngục khi nghe tin có một đoàn tử tù sáu người sắp được dẫn đến nhà tù do viên quản ngục quản lí. Trong đám tử tù này có một người rất nổi tiếng đó là Huấn Cao không những có tài viết chữ đẹp mà còn là một người văn võ đều tài cả, viên quản ngục đã trằn trọc suốt đêm không ngủ vì hai lẽ, một mặt muốn biệt đãi Huấn Cao vì nể trọng, một mặt sợ thầy thơ lại tố giác với cấp trên.

Phần 2: Tiếp theo cho đến 'Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng tốt trong thiên hạ': Diễn tả tâm trạng và thái độ của Huấn Cao và viên quản ngục. Khi đoàn tử tù vừa đến nhà tù thì Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi, không chỉ biệt đãi cơm rượu đàng hoàng mà còn đích thân viên quản ngục đến phòng giam của Huấn Cao để bày tỏ tấm lòng của mình. Sau đó khi nghe tin Huấn Cao sắp bị đưa đi hành hình, viên quản ngục đã nhờ thầy thơ lại đến gặp Huấn Cao để bày tỏ sợ nguyện của mình và rất may Huấn Cao đã không bỏ phí một tấm lòng tốt trong thiên hạ và quyết định cho chữ viên quản ngục.

Phần 3: Phần còn lại: Là cảnh Huấn Cao cho chữ và khuyên bảo viên quản ngục. Dưới một bó đuốc sáng rực Huấn Cao ngồi ung dung trước tấm lụa bạch để cho chữ, còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm núm run run và cúi đầu bái lĩnh trước lời khuyên bảo của Huấn Cao. Nội dung của tác phẩm thực sự bùng nổ ở phần cuối của tác phẩm này.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 12)

Những ý chính trong văn bản:

- Phần mở đầu: Thế giới nhân vật của các nhà văn, đặc biệt của Nguyễn Tuân.

- Nội dung:

Luận điểm 1: Cuộc gặp gỡ của những con người có tài năng và nhân cách

Luận điểm 2: Tinh thần cứng rắn, gan góc của những con người cao thượng

+ Luận điểm 3: Thái độ của Huấn Cao với người quản ngục.

Phần kết: Khẳng định vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài, tâm.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 13)

Truyện ngắn Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên vẻ đẹp tài hoa của con người - cái mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm trong các tác phẩm của mình. Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài viết chữ rất đẹp. Vì vậy mà ông nhận được sự biệt đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình. Viên quản ngục và thầy thơ rất trân trọng và say mê nét chữ của Huấn Cao nhưng Huấn Cao lại không thích nhận được sự biệt đãi của người khác. Huấn Cao vốn dĩ tỏ thái độ khinh miệt người quản ngục nhưng cho đến khi hiểu được tấm lòng thành kính của người đó thì Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Trong đêm khuya hiện lên cảnh ba con người chụm đầu vào trong một không gian ẩm mốc, tù túng. Người tử tù phóng những nét chữ tuyệt đẹp và hai người còn lại thì khúm núm chờ đợi. Huấn Cao không chỉ có thiên lương trong sáng mà ông còn trân trọng thiên lương của người khác. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch, lương thiện. Huấn Cao vừa là một người anh hùng khi dám đứng lên chống lại triều đình thối nát lúc bấy giờ, lại là một người có tài năng, có thiên lương trong sạch rất đáng ngưỡng mộ.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 14)

Văn bản đề cập đến thế giới nhân vật của các nhà văn, đặc biệt của Nguyễn Tuân cùng các dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ về văn bản Chữ người tử tù, từ đó nhằm khẳng định vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài, tâm.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 15)

Huấn Cao là một tử tù, bị bắt do chỉ huy toán quân chống lại triều đình. Là một nhà nho tài hoa, anh hùng và có tài viết chữ. Trước khi bị xử tử, Huân Cao được giải đến nhà lao, nơi có quản ngục và thầy thơ, hai con người rất yêu và mến mộ cái đẹp. Cả hai người nghe danh Huân Cao và đều rất ngưỡng mộ tài viết chữ của ông và có mong muốn được xin chữ ông. Trong suốt thời gian ở ngục, Huân Cao được viên quản ngục đối đãi rất tốt, hầu hạ cơm bưng nước rốt nhưng Huân Cao thì khinh bạc và không thèm để ý tới, mà ung dung tận hưởng. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huân Cao, ông và thầy thơ lại bàn bạc nhau và quyết tâm xin bằng được chữ ông Huấn. Trước thái độ chân thành, lòng biệt nhỡn liên tài và tình yêu cái đẹp của viên quản ngục nên Huấn Cao vô cùng cảm mến nên đã cho chữ. Trong nhà tù, một chuyện chưa bao giờ diễn ra nay đã xảy ra tại nơi ngục thất tối tắm của tỉnh Sơn, cảnh ba con người chụm đầu vào nhau. Một người tử tù trên mình mang đầy xiềng xích nhưng đang vẽ ra từng nét chữ trên tấm lụa trắng thơm mực tàu, bên cạnh lá hai cái đầu đang dõi theo, run rẩy, khúm núm, chờ đợi của viên quản ngục và thầy thơ. Huấn Cao khuyên viên quản ngục nên tìm nơi thanh tao yên bình đề gìn giữ tấm lòng yêu cái không bị vấy đục. Viên quản ngục vô cùng xúc động và cúi đầu vái lạy ta người tử tù Huân Cao với tất cả sự biết ơn và trân trọng.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 16)

Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho 'thiên lương' trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn 'Kẻ mê muội này xin bái lĩnh'.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 17)

Huấn Cao là một tử tù bị bắt giam chịu sự quản lí của viên quản ngục. Viên quản ngục lại rất yêu thích chữ Huấn Cao, đã nhiều lần biệt đãi và xin Huấn Cao cho chữ nhưng chỉ nhận lại sự khước từ lạnh lùng. Trong đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường, Huấn Cao hiểu tấm lòng viên quản ngục, đã đồng ý cho chữ, cảnh cho chữ diễn ra trong nhà lao, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 18)

'Chữ người tử tù' là tác phẩm xoay quanh câu chuyện của Huấn Cao và Viên Quản Ngục trong những ngày cuối tại nhà giam. Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa với tài viết chữ rất đẹp. Ngoài ra, ông còn có tài bẻ khóa và vượt ngục. Do chống lại triều đình phong kiến mà Huấn Cao bị bắt giam. Ông được hiện lên gián tiếp thông qua lời nói của Viên quản ngục với Thầy thơ lại với sự ngưỡng mộ về tài năng của ông. Suốt nửa tháng bị bắt giam tại nhà lao Viên quản ngục luôn đối xử tốt với Huấn Cao, nhưng trái lại Huấn Cao lại giữ thái độ lạnh lùng, coi khinh Viên quản ngục. Viên quản ngục không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của Huấn Cao, ông chỉ mong mỏi một điều rằng một ngày gần nhất ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết và ông sẽ nhờ Huấn Cao viết cho mấy chữ trên tấm lụa vuông trắng đã mua sẵn. Thế là ông mãn nguyện rồi, có chữ ông Huấn mà treo là một vật báu trên đời. Sau khi biết được ý nguyện của Viên quản ngục, trong ngày cuối tại nhà giam một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã diễn ra. Giữa chốn ngục tù tăm tối, đầy ẩm mốc ba cái đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh, Viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên tấm lụa, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thật là một cảnh tượng hiếm có trên đời. Sau khi cho chữ Viên quản ngục xong, Huấn Cao còn đưa ra lời khuyên, khuyên Viên quản ngục nên thay chỗ ở, tìm về quê ở rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi. Viên quản ngục cảm động, vái tạ Huấn Cao.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 19)

Huấn Cao là người tử tù đang bị áp giải về kinh chịu án chém, trên đường về kinh, Huấn Cao đã vào nhà giam do viên quản ngục quản lí. Trái ngược với thái độ hống hách của những quản ngục ở những nhà giam trước đó, viên quản ngục ngưỡng mộ tài năng và chữ viết của Huấn Cao. Trong thời gian Huấn Cao ở đây, viên quản ngục đã tiếp đãi chu đáo, đổi lại là thái độ lạnh lùng, coi thường của Huấn Cao. Trong đêm trước khi lên đường về kinh, Huấn Cao đã nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã đồng ý tặng chữ cho viên quản ngục ngay trong nhà lao u tối, quả là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 20)

Trong hành trình về kinh chịu án chém, Huấn Cao và đồng minh bị giam giữ tại nhà giam do viên quản ngục quản lí. Viên quản ngục, một người yêu thích chơi chữ, khi nhận được phiến trát đã nghĩ ra cách để có được chữ của Huấn Cao. Dù bị coi thường và khinh bạc, viên quản ngục đã nhờ thầy thơ lại giới thiệu về tấm lòng của mình. Trước ngày hành quyết, viên quản ngục mong mỏi nhận được chữ từ Huấn Cao. Trong căn phòng tối tăm, với cổ đeo gông và chân vướng xiềng, Huấn Cao viết chữ trong bức tranh đen tối. Không chỉ tặng chữ, ông còn khuyên viên quản ngục đổi chỗ ở để bảo vệ sự trong sáng của mình.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 21)

Huấn Cao là vị anh hùng lúc bấy giờ nổi tiếng với thiên lương trong sáng và tài viết chữ đẹp. Nhưng do xã hội loạn lạc, bản tính khảng khái của ông, dám đứng lên đấu tranh bị coi là tội đồ, bị bắt và bị lãnh bản án cao nhất. Ông bị chuyển đến trại giam mới chờ ngày lãnh án tử. Ở đây, ông gặp được một viên quản ngục rất đam mê và ngưỡng mộ tài năng của ông, đã thiết đãi ông vô cùng chu đáo, trang trọng. Ban đầu, ông tưởng đó là thủ đoạn của chốn ngục tù nên làm ngơ, thậm chí là có phần coi khinh. Sau này khi nghe thầy thơ lại bày tỏ tấm lòng, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục, ông mới tin và thoải mái đón nhận sự thiết đãi này. Xưa nay Huấn Cao chỉ cho chữ người thân thiết nhưng lần này ông phá lệ, đồng ý cho viên quản ngục xin chữ của mình để treo trong nhà. Trong ngục tối, ẩm mốc, dưới ngọn đèn dầu, có tên tử tù hiên ngang viết những nét chữ tung hoành và sự cúi đầu, bái lĩnh của viên quản ngục quyền cao chức trọng. Sau khi cho chữ, Huấn Cao có khuyên viên quản ngục nên về quê, rời xa chỗ bẩn thỉu này để giữ cho mình một thiên lương, nhân cách cao đẹp, trong sáng. Viên quản ngục xúc động bái lĩnh và nghe theo. Khép lại câu chuyện đã mở ra cho bạn đọc nhiều bài học, suy tư về hai con người trong hoàn cảnh, vị thế đối lập nhau nhưng cùng nhau dung hòa, cùng nhau hướng về cái đẹp, về thiên lương trong sáng.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 22)

“Chữ người tử tù” kể về Huấn Cao - lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa thất bại, bị triều đình bắt và kết án tử hình. Trước khi được giải đến kinh thành để hành hình, bị đưa đến trại giam ở tỉnh Sơn. Viên quản ngục tỉnh Sơn nghe danh Huấn Cao là một người nổi tiếng là người có tài viết chữ đẹp nên ngưỡng mộ đã lâu. Khi kẻ tử tù đến trại giam, viên quản ngục đã đối xử biệt đãi, nhưng chỉ nhận được sự khinh bạc của Huấn Cao. Đến khi nhận ra được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam chật hẹp và tối tăm, nhưng những nét chữ “rồng bay phượng múa” lại thể hiện cái chí lớn của một con người. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục thoát khỏi nơi nhà lao, về quê để giữ lấy “thiên lương trong sáng”. Viên quản lục nghe xong lời khuyên của Huấn Cao cảm động, chắp tay vái lạy rồi nói: “Kẻ mê muội này xin lĩnh ý”.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 23)

Huấn Cao là người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng tỉnh sơn. Người quản ngục là người say mê nét chữ của Huấn Cao, mong muốn một lần xin chữ của ông về treo trong nhà. Khi Huấn Cao được chuyển đến nhà lao của quản ngục, người quản ngục đã tiếp đãi đặc biệt. Ban đầu, Huấn Cao chưa hiểu được tấm lòng của viên quản ngục nên khinh thường ra mặt, từ chối những biệt đãi của ông, sau khi đã hiểu được tấm lòng đáng quý, thiên lương trong sáng của quản ngục, ông đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, diễn ra ngay trong ngục tối. Nhận chữ và lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục cúi đầu và nói 'Kẻ mê muội này xin bái lĩnh'.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 24)

Huấn Cao là một người nổi tiếng với tài viết chữ đẹp. Vì chống lại triều đình mà bị giam vào ngục chờ ngày tử hình. Viên quản ngục và thầy thơ lại vốn hâm mộ tài năng của ông mà đối xử trịnh trọng. Tuy vậy, ông vẫn giữ một khí tiết bất phàm, không phục tùng hay chấp nhận sự biệt đãi. Trước ngày tử hình, viên quản ngục quyết xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, ông đã hạ bút giữa chốn lao tù. Ông còn không quên khuyên viên quản ngục hãy rời khỏi chốn này để giữ cái thiên lương trong sạch.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 25)

Huấn Cao là người đứng đầu của nghĩa quân phản loạn chống lại chế độ phong kiến đương thời, ông là một người bản lĩnh lại nổi tiếng viết chữ đẹp. Khởi nghĩa thất bại, Huấn Cao và những người đồng đội bị bắt, bị áp giải lên kinh chịu án chém. Khi đến nhà ngục do quản ngục quản lí, nhận được sự tiếp đãi nhiệt tình, chu đáo, Huấn Cao coi thường ra mặt. Biết được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã rất cảm động, ông quyết định viết tặng quản ngục chữ như mong muốn của người quản ngục. Huấn Cao đã tặng chữ và khuyên quản ngục rời xa chốn thị phi, đen tối để bảo vệ thiên lương trong sáng của mình.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 26)

Trên đường về kinh chịu án chém, Huấn Cao và những người đồng chí của mình bị tạm giam tại nhà giam của viên quản ngục. Viên quản ngục lại là một người có thú vui tao nhã, thích chơi chữ nên khi nhận được phiến trát từ cấp trên đã suy nghĩ để tìm cách xin bằng được chữ của Huấn Cao. Huấn Cao và các bạn được viên quản ngục biệt đãi rượu thịt và ông coi như đó là chuyện đương nhiên, thậm chí còn tỏ rõ thái độ khinh bạc với thầy thơ lai, viên quản ngục. Đêm trước ngày ra pháp trường hành quyết, viên quản ngục đã nhờ thầy thơ lại giãi bày tấm lòng và mong mỏi xin được chữ của Huấn Cao. Ông nhận ra 'một tấm lòng' trong chốn ngục tù tăm tối, thật giả lẫn lộn này và quyết định cho viên quản ngục chữ. Huấn Cao cho chữ trong hoàn cảnh đêm tối, trong căn phòng giam chật chội, bẩn thỉu, cổ đeo gông, chân vướng xiềng còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm núm, run rẩy bưng chậu mực, chỉnh những đồng tiền trên khuông vải trắng. Không chỉ cho chữ mà Huấn Cao còn cho viên quản ngục lời khuyên nên đổi chốn ở để chơi chữ và không bị nhem nhuốc mất đời lương thiện của mình đi.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 27)

Câu chuyện Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao nho tài hoa viết chữ rất đẹp và là nhà cách mạng khi thường xuyên chống lại triều đình. Huấn Cao bị triều đình bắt và xử tội chết, thời gian trước khi xử tử Huấn Cao giam giữ trong nhà lao Tỉnh Sơn. Tài năng của ông nổi tiếng đến nỗi viên quản ngục biết đến, viên quản ngục vô cùng yêu thích nét chữ của Huấn Cao, nếu như có chữ của ông xem như là báu vật. Ông biệt đãi tử tù Huấn Cao kính cẩn như một kẻ bề dưới nhưng Huấn Cao vẫn không mảy may đoái hoài. Khi thời gian gần hết, ông quyết định đến xin chữ của Huấn Cao, ban đầu Huấn Cao không thèm để tâm và tỏ ý khinh thường nhưng sau khi biết được viên quản ngục yêu cái đẹp và mến tài hoa của mình, Huấn Cao cảm động và quyết định cho chữ ngay trong tù. Cảnh tượng chưa từng có, người tử tù tay đeo gông thảo những nét rồng bay phượng múa trong nhà tù tối tăm, ẩm thấp, trong khi viên quản ngục khép nép như kẻ bề dưới. Người tử tù và viên quản ngục giữa họ đều có điểm chung đó là yêu cái đẹp, con người và nghệ thuật cùng đồng điệu với nhau và vượt lên những điều tầm thường trong cuộc sống.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 28)

Trong xã hội loạn lạc, con người dù có tài năng đến đâu cũng không thể bộc lộ được khả năng của mình, ngược lại còn bị đàn áp. Huấn Cao cũng không ngoại lệ, với tài năng của mình nhưng ông lại bị khép vào tội tử tình và chuyển đến nhà giam mới chờ ngày ra pháp trường. Cũng chính ở đây, ông được viên quản ngục thiếp đãi hậu hĩnh, tận tình, chu đáo nhưng ông luôn dửng dưng, không quan tâm. Đến một ngày, hiểu được nỗi lòng của viên quản ngục cũng như hiểu tấm lòng ngưỡng mộ nét chữ đẹp của mình, Huấn Cao đồng ý cho viên quản ngục chữ viết để treo trong nhà - điều mà trước giờ ông chỉ cho bạn bè thân thiết. Cảnh cho chữ diễn ra vô cùng trang trọng đối lập với nhà giam ẩm thấp, bẩn thỉu, mục nát. Dưới ngọn đèn mờ, những ánh mắt tập trung vào trang giấy nơi mà những nét chữ đẹp đang dần được hình thành. Sau khi chính cảnh đối lập này càng làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên lương của hai con người ở hai thái cực, hai hoàn cảnh khác nhau. Sau khi cho chữ, Huấn Cao căn dặn viên quản ngục nên cáo quan về nhà, rời xa chỗ bẩn thỉu này để bảo toàn nhân cách cao đẹp của mình. Viên quản ngục vô cùng xúc động trước tài năng, thiên lương của Huấn Cao, liền cúi đầu bái lĩnh và cáo quan về quê. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, cảnh cho chữ ngắn ngủi nhưng nó làm nên sự hòa hợp giữa hai con người, hai tâm hồn và làm cho những nét đẹp thiên lương được thăng hoa, lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 29)

'Chữ người tử tù' kể về Huấn Cao, nhân vật tài năng viết chữ đẹp và là nhà cách mạng luôn đấu tranh chống lại triều đình. Bị bắt và kết án tử, Huấn Cao giam giữ tại nhà lao Tỉnh Sơn. Viên quản ngục, người biết đến tài năng của ông, coi nét chữ của Huấn Cao như một báu vật. Dù biệt đãi ông như một tù nhân, Huấn Cao vẫn giữ thái độ kiêu căng.

Gần ngày thi hành án, viên quản ngục quyết định xin chữ của Huấn Cao. Ban đầu, Huấn Cao không để ý, nhưng khi biết viên quản ngục yêu cái đẹp và mến tài hoa, ông cảm động và tặng chữ ngay trong nhà lao.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 30)

Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra ông còn là một nhà nho tài hoa nhất là tài 'bẻ khóa và vượt ngục'. Trước khi bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại, những người rất yêu mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ 'biệt nhỡn nhân tài' và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao tỉnh Sơn đã xảy ra một chuyện 'trước nay chưa từng có', đó là cảnh Huấn Cao, một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ lại 'run rẩy', 'khúm núm'. Sau khi đã cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên hai người nên tìm về nơi thôn dã bởi tấm lòng yêu cái đẹp của họ không thích hợp cho cuộc sống ở nơi hỗn loạn, rối ren như nhà ngục. Những lời khuyên đó của Huấn Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào lạy tạ.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 31)

Nguyễn Tuân đã viết Truyện ngắn Những người tử tù với một cảnh 'xưa nay chưa từng có'. Huấn Cao là một người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp. Người khắp vùng tỉnh sơn đều đồn rằng: 'Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm.' Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho ông Huấn sự biệt đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch, người quản ngục cúi đầu: 'Kẻ mê muội này xin bái lĩnh'.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 32)

Huấn Cao nổi tiếng trong vùng là một người văn hay chữ đẹp, những nét chữ của ông được rất nhiều người yêu mến, tuy nhiên không phải ai ông cũng cho chữ, xin chữ của ông là điều khó. Ông thường xuyên chống đối lại một triều đình vốn quan liêu và mục nát, chính vì chống đối ông bị bắt và kết tội chết. Trước khi xử tội chết, ông bị giam giữ trong nhà tù. Tại đây, viên quản ngục là người biết Huấn Cao và nét chữ tài hoa của ông, nếu xin được nét chữ của Huấn Cao treo trong nhà như một báu vật. Viên quản ngục biệt đãi rất tốt với Huấn Cao nhưng ngược lại Huấn Cao dửng dưng và tỏ ý khinh thường viên quản ngục. Khi biết được tấm lòng của viên quản ngục và tình yêu nghệ thuật, Huấn Cao quyết định cho chữ ngay trong một hoàn cảnh trớ trêu: “trong tù”. Không gian ẩm thấp, tối tăm lại là nơi cho chữ, tay đeo gông nhưng vô cùng uy nghi, khí khái trong khi viên quản ngục lại khép nép, phục tùng. Tất cả đều thể hiện sự trái ngược hoàn toàn, ranh giới giữa kẻ tử tù và người coi ngục đã không còn, chỉ còn lại vẻ đẹp của nghệ thuật. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để tâm hồn không bị vẩn đục.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 33)

Huấn Cao, tù nhân có tài năng văn chương độc đáo, với bút pháp đẹp độc nhất vô nhị, được biết đến khắp vùng sơn. Người quản ngục không ngừng mê mẩn trước nét chữ của Huấn Cao, mong muốn sở hữu một tác phẩm để treo trong nhà. Khi Huấn Cao chuyển đến nhà lao của quản ngục, ông ta đã tiếp đãi đặc biệt. Ban đầu, Huấn Cao chưa thấu hiểu tấm lòng của viên quản ngục, tỏ ra khinh thường và từ chối những đặc quyền. Nhưng khi nhận ra thiên lương và tấm lòng trong sáng của ông, Huấn Cao quyết định tặng chữ. Hình ảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối, là một cảnh tượng hiếm có.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 34)

Huấn Cao, ngôi sao văn chương với nét chữ đẹp, được nhiều người yêu mến. Tuy nhiên, việc xin chữ từ ông không phải ai cũng dễ dàng. Ông liên tục chống đối triều đình tham nhũng, mục nát và vì thế bị bắt và kết án tử.

Trước khi đối mặt với án chết, Huấn Cao bị giam giữ tại nhà tù. Viên quản ngục, biết đến tài năng và nét chữ tuyệt vời của ông, mong muốn có chữ của Huấn Cao như một bảo vật. Mặc dù viên quản ngục biệt đãi ông tốt, Huấn Cao vẫn giữ thái độ khinh thường. Sau khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao quyết định tặng chữ và khuyên ông trở về quê để bảo vệ tâm hồn trong sáng.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 35)

Huấn Cao, kẻ đang bị áp giải về kinh để đối mặt với án chém, đột ngột bước vào nhà giam dưới sự quản lý của viên quản ngục. Ngược lại với sự lạnh lùng của các quản ngục trước đây, viên quản ngục này ngưỡng mộ không gian tài năng và bút pháp của Huấn Cao. Trong thời gian tại đây, viên quản ngục đã tiếp đãi chu đáo, nhưng đối diện với thái độ lạnh lùng và coi thường của Huấn Cao. Trước khi bước lên con đường về kinh, Huấn Cao đã hiểu được tấm lòng chân thành của viên quản ngục và đã quyết định tặng chữ cho ông trong bức tranh tối tăm của nhà lao.

loading...

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 36)

Huấn Cao, lãnh đạo của nghĩa quân phản loạn chống lại chế độ phong kiến, không chỉ là người dũng cảm mà còn nổi tiếng với bút pháp tài năng. Thất bại trong cuộc khởi nghĩa, Huấn Cao và đồng đội bị bắt, chờ áp giải lên kinh chịu án. Tại nhà giam do viên quản ngục quản lí, Huấn Cao trải qua sự tiếp đãi nhiệt tình và chu đáo, nhưng ông ta vẫn giữ thái độ coi thường. Ngày Hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao quyết định viết chữ tặng ông, thỏa mãn mong muốn của ông. Huấn Cao khuyên viên quản ngục hãy rời xa thị phi, bảo vệ thiên lương trong sáng của mình.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 37)

Huấn Cao, người tử tù với nét chữ đẹp, được mọi người khen ngợi. Quản ngục và thầy thơ mê mẩn nét chữ của ông, đặc biệt biệt đãi. Ban đầu, Huấn Cao khinh miệt nhưng sau khi hiểu tấm lòng của quản ngục, ông quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ thể hiện sự trân trọng giữa người xin chữ và người viết.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 38)

Huấn Cao là nhân vật chính trong Chữ người tử tù, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường. Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 39)

Huấn Cao, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, bị kết án tử. Trong nhà tù, quản ngục biệt đãi ông và đồng bọn. Viện quản ngục mong muốn chữ của Huấn Cao. Huấn Cao ban đầu khinh bạc nhưng sau khi hiểu tấm lòng, ông tặng chữ vào đêm trước khi thi hành án. Huấn Cao khuyên quản ngục về quê để giữ 'thiên lương'. Quản ngục kính cẩn nói: 'Kẻ mê muội này xin bái lĩnh'.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 40)

Nhà tù Tỉnh Sơn sẽ đón 6 tên tử tù nguy hiểm, trong đó Huấn Cao là người đứng đầu. Viên quản ngục, người ngưỡng mộ tài năng viết chữ của Huấn Cao, đặt ra ý định biệt đãi ông. Trong đêm cô đơn, viên quản ngục nhìn nhận về bản thân và cảm thấy hiểu Huấn Cao khiến ông thấy ân hận. Huấn Cao và đồng bọn được giải đến, tỏ ra kiêu ngạo và không sợ hãi. Trong thời gian giam giữ, Huấn Cao khinh bạc viên quản ngục, nhưng ông vẫn nhận chữ và khuyên ông từ bỏ nghề.

Cảnh tượng viết chữ đặc biệt: Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, từng nét chữ được đậm tô. Viết xong, Huấn Cao khuyên quản ngục từ bỏ nghề. Quản ngục cảm động và biệt đãi ông, nói lên sự tôn trọng: 'kẻ mê muội này xin bái lĩnh'.

Tóm tắt Chữ người tử tù (mẫu 41)

Văn bản đề cập đến văn bản 'Chữ người tử tù' của Nguyễn Tuân, ông tạo ra một thế giới nhân vật đầy đặc sắc, tập trung vào việc khám phá vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài và tâm. Qua các dẫn chứng và lí lẽ trong tác phẩm, Nguyễn Tuân làm sáng tỏ về điều này.

1 130 lượt xem