TOP 32 bài Tóm tắt Vào chùa gặp lại (HAY NHẤT 2024) - Cánh diều

Tóm tắt Vào chùa gặp lại Ngữ văn 11 sách Cánh Diều hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Vào chùa gặp lại để học tốt môn Ngữ văn 11.

1 162 lượt xem


Tóm tắt Vào chùa gặp lại - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Tóm tắt Vào chùa gặp lại (mẫu 1)

Trong tác phẩm 'Vào chùa gặp lại', nhà văn Minh Chuyên viết về những nữ quân nhân hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ. Những chiến sĩ này đã đóng góp rất nhiều cho sự giải phóng đất nước, nhưng sau đó phải đối mặt với những hậu quả khó khăn, như nhiễm chất độc màu da cam. Nhiều cô gái đã bị ảnh hưởng về sức khỏe và tương lai hôn nhân. Trong tác phẩm, Minh Chuyên kể về cuộc đời của Lương Thị Thân, một sĩ quan công tác trong trạm quân y, đã hy sinh trong cuộc chiến tranh. Sau đó, cô trở về quê hương và quyết định xuống tóc đi tu vì không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho người yêu. Tác phẩm mang lại niềm xúc động về sự hy sinh của những nữ quân nhân và sự tôn vinh của Minh Chuyên trong việc khai thác những vấn đề chưa được đề cập trong văn học Việt Nam.

Tóm tắt Vào chùa gặp lại (mẫu 2)

'Vào chùa gặp lại' là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Minh Chuyên khi ông viết về sự hy sinh mất mát của những quân nhân nữ trong cuộc kháng chiến đấu tranh chống thực dân Mỹ xâm lược. Chiến tranh xảy ra nó tàn phá nặng nề, làm tổn hại về người và của, nó kéo dài tới mức hàng nghìn người phụ nữ đã được tập hợp lại hành quân tiến vào chiến trường để chiến đấu. Kết thúc cuộc chiến tranh khốc liệt và gian khổ ấy, tác giả đã gặp được một nữ quân nhân may mắn sống sót sau cuộc chiến, và hiện nay cô ấy đã xuống tóc đi tu. Không chỉ vậy, tập bút ký 'Vào chùa gặp lại' của nhà văn còn điểm mặt tới hơn ba chục người. Họ đều là những gương mặt đã từng tham gia kháng chiến trong sự nghiệp giải phóng nước nhà. Mỗi người đều là những chiến sĩ, họ khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, đeo những chiếc bô lô to lớn, nặng nề, mỗi người lại được giao những nhiệm vụ khác nhau trên những chiến trường khác nhau. Cả thanh xuân dùng để phục vụ, để cống hiến, có lẽ bời vì thế mà khi hòa bình, tự do được lập lại, đã có không ít cô gái đã qua cái thời thanh xuân tươi đẹp nhất. Họ chẳng còn nghĩ ngợi tới chuyện vợ chồng, hoặc có những trường hợp, người thương của những quân nhân nữ ấy đã bỏ mạng trên chiến trường, vì thương, vì nhớ, mà họ chẳng đành bước tiếp.

Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ vết thương do chiến tranh để lại, đã có không ít các chiến bị bị nhiễm chất độc màu da cam. Đó quả thật là sự đau đớn tột cùng đối với những nữ quân nhân, họ lo sợ rằng, khi kết hôn, cưới chồng rồi sinh con, con của họ sẽ gặp nguy hiểm, sẽ chẳng được lành lặn, vậy nên đa phần các cô gái khi trở về hoặc sống một mình cả phần đời còn lại, hoặc cạo tóc đi tu, làm người con của Phật. Trông cuốn bút kí này, Minh Chuyên đã dành rất nhiều trang sách để kể về sư thầy Lương Thị Thân- một cô gái xinh đẹp, quê ở Thái Bình, là người có học vấn cao, khi tham gia chiến đấu cô từng là sĩ quan công tác trong trạm quân y, sau đó được điều sang phục trách trạm xá. Cô có một khoảng thời gian dài hoạt động cách mạng, nhưng cũng như bao người đồng đội khác, số lần cô cận kề với cái chết không thể mang ra đếm được. Sau đó khi đã phục viên, Lương Thị Thân đã trở về quê nhà, rồi tìm tới của Phật, quyết định xuống tóc đi tu. Cũng đã từng có một lần, có một người đàn ông đã tìm tới tận chùa để xin cưới hỏi và khuyên bảo cô trở về. Dù người đó có năn nỉ như thế nào, nhưng cô nhất quyết không đồng ý bởi 'là do hậu quả di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống. Nó thường xuyên làm nửa người phía dưới của Thân tê dại. Bác sĩ đã kết luận Thân không còn khả năng... Thân không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân được. Chỉ có ở nơi hư vô cửa Phật, lỏng Thân mới bớt nỗi sầu đau.” Đọc tới đây, niềm xúc động trong tôi bỗng dâng trào. Ôi! Những nữ quân nhân, họ đã vất vả rồi. “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà văn Minh Chuyên được khán giả rất đón nhân. Ông đã dành cả đời mình để viết nên những tác phẩm về thời kì hậu chiến. Và chỉ bởi dám đi sâu, dám khai thác những vấn đề chưa ai động đến nên không ít lần nhà văn gặp phải nhiều phiền hà, nhưng rồi với sự kiên trì và bền bỉ của mình, ông đã được nhân dân đón nhật và ủng hộ nhiệt tình.

Tóm tắt Vào chùa gặp lại (mẫu 3)

Tác phẩm 'Vào chùa gặp lại' là một sáng tác tiêu biểu của nhà văn Minh Chuyên khi ông viết về sự hy sinh mất mát của những quân nhân nữ trong cuộc kháng chiến đấu tranh chống thực dân Mỹ xâm lược.

Kết thúc cuộc chiến tranh khốc liệt và gian khổ ấy, tác giả đã gặp được một nữ quân nhân may mắn sống sót sau cuộc chiến, và hiện nay cô ấy đã xuống tóc đi tu. Không chỉ vậy, tập bút ký 'Vào chùa gặp lại' của nhà văn còn điểm mặt tới hơn ba chục người. Họ chẳng còn nghĩ ngợi tới chuyện vợ chồng, hoặc có những trường hợp, người thương của những quân nhân nữ ấy đã bỏ mạng trên chiến trường, vì thương, vì nhớ, mà họ chẳng đành bước tiếp.

loading...

Tóm tắt Vào chùa gặp lại (mẫu 4)

Tác phẩm 'Vào chùa gặp lại' của nhà văn Minh Chuyên kể về sự hy sinh mất mát của những nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ xâm lược. Sau cuộc chiến tranh đau đớn, nhiều cô gái đã qua đi mà không được trở về và số ít những người may mắn sống sót cũng phải đối mặt với những hậu quả di chứng của chất độc da cam và vết thương cột sống. Tác giả dành nhiều trang sách để kể về sư thầy Lương Thị Thân - một nữ quân nhân xinh đẹp, có học vấn cao và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh. Sau cuộc chiến, Lương Thị Thân đã quyết định xuống tóc đi tu để tránh những hậu quả khó khăn của cuộc sống. Tác phẩm này là một trong những tác phẩm hay nhất của Minh Chuyên về thời kì hậu chiến, và nó đã được đón nhận nhiệt tình bởi độc giả.

Tóm tắt Vào chùa gặp lại (mẫu 5)

Tác phẩm 'Vào chùa gặp lại' của nhà văn Minh Chuyên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông về thời kì hậu chiến. Tác phẩm này nhắc nhở độc giả về sự hy sinh và mất mát của những nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Mỹ. Tác giả dành nhiều trang sách để kể về sư thầy Lương Thị Thân - một nữ quân nhân xinh đẹp, có học vấn cao và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh. Sau cuộc chiến, Lương Thị Thân đã quyết định xuống tóc đi tu để tránh những hậu quả khó khăn của cuộc sống. Tác phẩm này đã được đón nhận nhiệt tình bởi độc giả, và nó cũng góp phần ghi nhớ lại những ký ức đau buồn của một thời kì lịch sử đầy khó khăn của đất nước.

1 162 lượt xem