Hương vị Tết bốn phương
Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.
Người Lào thường tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Lạp được làm bằng thịt gà hoặc thịt bò tươi trộn với gia vị và thính, ăn chung với xôi nóng.
Người dân Ca-na-đa thường ăn món bánh bột nướng vào dịp năm mới. Nhân bánh làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon.
Phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lá ngô vào các dịp lễ tết. Sau khi hoàn thành, bánh được gửi biếu bạn bè, gia đình và hàng xóm.
Thảo Nguyên tổng hợp
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 109, 110, 111 Bài 2: Hương vị Tết bốn phương – Chân trời sáng tạo
Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi …..:
a. ……, bố đã làm cho anh em tôi nhiều đồ dùng xinh xắn.
b. Những chú gà trống gọi bản làng thức dậy ……..
c. Nhím tự bảo vệ mình ……
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 106, 107, 108 Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô – Chân trời sáng tạo
Tìm 2 - 3 từ ngữ:
a. Chỉ tài nguyên thiên nhiên:
- Trên mặt đất
M: cây xanh
- Trong lòng đất
M: than đá
- Dưới biển
M: san hô
b. Chỉ hoạt động giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
M: chăm sóc cây xanh
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 106, 107, 108 Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô – Chân trời sáng tạo
Cậu bé và mẩu san hô
1. Nhà Khánh có một bể cá thuỷ sinh tuyệt đẹp. Khánh rất thích ngồi ngắm bầy cá cảnh đùa vui cùng nhau.
- Ước gì có một ngôi nhà san hô cho bạn cá nhỉ! – Chị Hai nói.
Một ngôi nhà san hô giữa bể cá! Chỉ nghĩ thôi, Khánh đã mê tít.
2. Cuối tuần, bố đưa Khánh đi thăm khu bảo tồn biển. Giữa khu bảo tồn là một bãi san hô lớn. Lần đầu tiên, Khánh thấy san hô hoá thạch.
San hô kết lấy nhau hệt một tổ ong khổng lồ, rêu bám đầy như dệt thảm. Khánh phát hiện một mẩu san hô nhỏ năm lăn lóc gần mép nước. Mình nó tròn vo, da xù xì. 'Thật là một ngôi nhà cá đẹp mê li!' - Khánh thầm nghĩ, cậu nhặt mẩu san hô và giữ chặt trong lòng bàn tay.
3. Cuối buổi tham quan, Khánh được xem phim về môi trường biển. Mọi người xôn xao rồi lặng đi trước cảnh một bãi san hô đang chết. Rác thải bám đầy trên những cụm san hô bạc trắng. Khánh nhớ mãi cảnh một người đeo kính lặn nạy cả mảng san hô lớn, vứt lên bờ... Khánh cúi xuống, cậu nghe như mẩu san hô đang sụt sùi trong lòng bàn tay.
4. Trên đường về, qua bãi san hô, Khánh thả lại ngôi nhà định tặng bầy cả nhà mình xuống mặt nước.
Văn Hiến
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 106, 107, 108 Bài 1: Cậu bé và mẩu san hô – Chân trời sáng tạo
Mênh mông mùa nước nổi
Tháng Bảy nước nhảy lên bờ. Những con nước lớn đổ về. Nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.
Những chuyến đò ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu toả ra đồng đi giăng câu, thả lưới. Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng câu đi qua, như mời gọi ai đó vun tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.
Tiếng hò từ các xuồng câu hoà với ngọn gió lùa thênh thang mát rượi cùng ánh nắng lóng lánh tràn trề mặt nước. Rồi mặt trời bồng bềnh như quả bóng màu vàng cam, thoắt cái lặn xuống cánh đồng chiều để trời và nước soi vào nhau, hoà làm một.
Có những năm mùa nước nổi về sớm ngập chìm những cánh đồng lúa non chưa kịp chín. Nhưng rồi khi mùa nước nổi qua đi, nước lũ lặng lẽ rút dần sau khi chắt chiu bao lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại.
Trần Tùng Chinh
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 102, 103, 104, 105 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi – Chân trời sáng tạo