+4295 câu hỏi
Câu 872336:
Tự luận

* Đọc văn bản

Trí tưởng tượng phong phú

Giô-an Rô-linh là một cô bé có trí tưởng tượng rất phong phú. Giô-an thường nghĩ ra nhiều câu chuyện và kể cho em gái nghe. Chỉ cần nhìn thấy một chú thỏ là Giô-an có ngay một câu chuyện. Cô bắt đầu kể cho em: “Thỏ con bị sốt. Cô ong mang đến cho thỏ một chiếc bánh quy mật ong. Thỏ ăn xong, khỏi bệnh liền.”. Hôm sau, em gái nài nỉ cô kể tiếp. Giô-an kể: “Cô ong lo lắng cho bệnh tình của thỏ. Ong tiêm cho thỏ một mũi...”. Đứa em vội kêu: “Không phải, hôm qua chị kể khác.”. Giô-an nghĩ có nên viết ra câu chuyện của mình, trước khi quên mất. Câu chuyện Chú thỏ con được ra đời như thế. Đó cũng là lần đầu tiên Giô-an ước mơ trở thành nhà văn. Giô-an bắt đầu ghi lại những câu chuyện mới vào một cuốn sổ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Giô-an làm việc tại một công ty nhưng trong đầu cô luôn tràn ngập những câu chuyện. Một lần, ngồi trên tàu, nhìn ra cửa sổ, cô chợt nghĩ tới hình ảnh một cậu bé với cặp kính và một vết sẹo hình tia chớp trên trán. Thế là trước mắt cô, cả đoàn tàu đi vào thế giới phép thuật kì thú. Giô-an đặt tên cho cậu bé là Ha-ri Pót-tơ. Cô nghĩ về ngôi trường cậu bé theo học, bạn bè của cậu,... Càng viết, cô càng phấn khích.

Một năm trôi qua, Giô-an đã viết xong tập truyện đầu tiên về Ha-ri Pót-tơ. Cô gửi bản thảo đến nhiều nhà xuất bản nhưng đều bị từ chối. Rất may, một nhà xuất bản đã nhận lời. Khi cuốn sách được xuất bản, Giô-an muốn hét thật to: “Mơ ước của mình đã trở thành hiện thực!”. Nhưng điều cô không ngờ tới, Ha-ri Pót-tơ và hòn đá phù thuỷ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới. Giô-an trở thành nhà văn nổi tiếng. Có thường nói với các bạn đọc: “Nếu không sáng tác, tôi sẽ không thể ngủ ngon.”.

(Theo Dun Dơ-rim, Bảo Khanh dịch)

* Trả lời câu hỏi

Những chi tiết nào cho biết ngay từ nhỏ, Giô-an Rô-linh đã có trí tưởng tượng rất phong phú?

6 tháng trước 29 lượt xem

Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Câu 872331:
Tự luận

Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện các yêu cầu.

Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động về đêm trăng trên công trường thuỷ điện. Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghênh đả. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái Nga đến từ đất nước xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bền chặt.

(Thanh Thanh)

a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần.

b. Những điều gì ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động?

A green rectangle with black text

Description automatically generated

c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào?

6 tháng trước 47 lượt xem

Bài 25: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Câu 872308:
Tự luận

* Đọc văn bản

Tinh thần học tập của nhà Phi-lít

Phi-lít sinh ra và lớn lên trong một thị trấn nhỏ cùng bố mẹ và anh trai. Cậu bé rất ham học hỏi. Cậu hăng say nghiền ngẫm mọi cuốn sách hay tờ báo mình có được. Cậu luôn tập trung lắng nghe mọi người trong thị trấn chuyện trò để biết được thế giới bên ngoài. Phi-lít được như vậy là nhờ cách giáo dục của cha.

Cha Phi-lít luôn cho rằng, điều đáng buồn nhất là cả ngày không học được thứ gì. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy tinh thần học tập cho cả gia đình, ông yêu cầu mỗi ngày ai cũng phải học được kiến thức mới, rồi trao đổi với nhau sau bữa tối. Chẳng hạn một hôm, như thường lệ, cha Phi-lít nói:

– Phi-lít, hãy cho cha biết hôm nay con học được gì mới.

– Con biết được dân số Nê-pan là bao nhiêu. – Phi-lít dáp.

– Dân số của Nê-pan à? Ừ, tốt lắm! – Cha cậu nói.

Sau đó, cha quay sang hỏi mẹ:

– Mẹ nó có biết dân số của Nê-pan là bao nhiêu không?

Mẹ cậu cười, hỏi lại:

– Nê-pan ư? Nó ở đâu nhỉ?

– Phi-lít! – Cha nói. – Con mang bản đồ thế giới ra đây, chúng ta cùng xem vị trí địa lí của Nê-pan nhé!

Tấm bản đồ được trải ra nền nhà. Cả nhà xúm lại tìm xem Nê-pan ở đâu.

Thời thơ ấu, Phi-lít chưa thấy được lợi ích của phương pháp học tập đó. Sau này, Phi-lít thi đỗ đại học. Cậu theo học một số vị giáo sư nổi tiếng. Điều khiến cậu thấy thú vị là có những kiến thức các giáo sư dạy khá giống với thứ cha từng yêu cầu cậu học, chỉ là phát triển hơn lên mà thôi.

(Theo Trương Cần)

* Trả lời câu hỏi

Ở đoạn mở đầu của câu chuyện, Phi-lít được giới thiệu như thế nào?

6 tháng trước 28 lượt xem

Bài 24: Tinh thần học tập của nhà Phi-lít Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức