Bài 1 trang 26 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Chuẩn bị.
- Nhớ lại câu chuyện mà em yêu thích.
G:
+ Tên câu chuyện
+ Tên tác giả (nếu có)
+ Nội dung chính
- Liệt kê các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
G:
+ Bối cảnh câu chuyện: tình huống dộc dáo, không gian thơ mộng,...
+ Nhân vật trong câu chuyện: ngoại hình khác thường, có phép biến hoá, tài năng đặc biệt...
+ Sự việc trong câu chuyện: sự việc bất ngờ, kì lạ, cuốn hút, hài hước,...
+?
- Ghi chép những ý kiến dự định phát biểu.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 26 Bài 4: Những câu chuyện thú vị - Kết nối tri thức
Bài 2 trang 26 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc soát và chỉnh sửa.
- Giới thiệu được câu chuyện một cách hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
- Kể chuyện với chi tiết sáng tạo độc đáo nhưng không làm thay đổi nội dung chính, ý nghĩa của câu chuyện gốc.
- ?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 25 Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Kết nối tri thức
Bài 1 trang 25 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
- Khi thêm lời kể, tả, thêm lời thoại hoặc thay đổi cách kết thúc của câu chuyện, cần lựa chọn chi tiết sáng tạo hấp dẫn, thú vị và phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Khi đóng vai kể chuyện, cần chọn cách xưng hô phù hợp và kể, tả sự việc theo đúng cảm xúc của nhân vật mà em đóng vai.
Một số đoạn văn tham khảo:
– Sáng tạo thêm chi tiết (lời kể, lời tả, hội thoại,...) cho câu chuyện.
Cánh đồng hoa
Ngồi tựa vào gốc cây, các bạn nhỏ ngước nhìn bầu trời. Trên bầu trời xanh biếc, muôn vàn dám mây như đang đùa giỡn, trông thật vui nhộn. Một cụm mây bỗng tách ra, nhìn giống bông cúc trắng khổng lồ. Rồi một cụm máy nữa, trông giống đoá quỳnh tinh khôi. Những “bông hoa mây” cứ bồng bềnh, bồng bềnh, khiến Mư Hoa phải bật dậy reo lên: “Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?'.
–Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.
Thanh âm của gió
Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tội vào giấc ngủ lúc nào không hay.
- Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đang bơi lội tung tăng trong làn nước xanh mát, bằng nhiên tôi bị cuốn phăng di. Tôi hốt hoảng nhận ra mình dã mắc vào một tấm lưới và bị nhấc bổng lên khỏi mặt nước. Trước mắt tôi là một ông lão có nét mặt khắc khổ. Ông nhìn tôi với vẻ thất vọng, có lẽ vì trong lưới chỉ có mỗi mình tôi.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 25 Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo - Kết nối tri thức
Bài 2 trang 24 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
a. Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu sau:
Thỉnh thoảng lại nghe những trái bản chín rớt tỏm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này.
Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít.
Trái bần chua cũng là một “đặc sản” của quê tôi.
b. Qua những từ in đậm ở trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ? Chọn đáp án đúng.
A. Nhà văn sử dụng từ ngữ gần gũi với trẻ em.
B. Nhà văn dùng từ ngữ phổ biến với nhiều người.
C. Nhà văn sử dụng từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
D. Nhà văn dùng những từ ngữ trừu tượng, mơ hồ.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 23 Bài 4: Bến sông tuổi thơ - Kết nối tri thức
Bài 1 trang 24 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
BẾN SÔNG TUỔI THƠ
Từ khi sinh ra và lớn lên, tôi đã thấy trước nhà có một dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng...
Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít. Chúng tôi thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn. Hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quả thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay.
Những ngày nước ròng nước lớn, con sông mang phù sa bồi đắp cho cây bần ngày một lấn ra sông. Chiều chiều, gió từ phía sông thổi về man mác, những bông hoa bần tim tím nở xoè, từng cánh hoa thi nhau rơi xuống rồi cuốn trôi theo dòng nước. Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rất tỏm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này.
Trái bần chua cũng là một đặc sản của quê tôi. Vì trái bần mà đem nấu canh chua cá bống sao hay cá bông lau thì khó có món nào ngon hơn được. Cá bông lau là thứ cá ngon quý hiếm, chỉ có theo mùa, còn cá bống sao thì ngược lại, có quanh năm. Khi rảnh rỗi, chúng tôi chỉ cần xuống bãi sông lội một lát là kiếm được cá, lượm vài ba trái bần là nấu được nồi canh chua. Ai đến cù lao quê tôi mà chưa từng thưởng thức món canh này thì cũng xem như chưa đến.
Mỗi lần đi đâu xa nhà, tôi lại nhớ bến sông quê có hàng bần nở hoa tím chờ gió thổi qua. Khi đó, tôi tưởng đâu như có hương thơm của những trái bần chín và mùi vị của canh cá bống sao nấu với trái bần chua. Những cây bần con bên sông vẫn cứ tiếp tục mọc lên để duy trì màu xanh bờ bãi cù lao quê hương tôi.
(Theo Lê Văn Trường)
Từ ngữ
- Bần: cây to, mọc ở vùng nước lợ, có rễ phụ nhọn và xốp đâm ngược lên khỏi mặt bùn.
- Cù lao (đảo): vùng đất nổi lên giữa sông hoặc ở biển.
Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 23 Bài 4: Bến sông tuổi thơ - Kết nối tri thức
Bài 2 trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Lập dàn ý.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)
Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).
– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.
– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).
Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 21 Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo - Kết nối tri thức
Bài 3 trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc câu chuyện dưới dây và trả lời câu hỏi.
Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:
– Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được.
Ngô liền nói:
- Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.
Hạt thóc nghe xong, im lặng.
(Phan Tự Gia Bách)
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 20 Bài 3: Đại từ - Kết nối tri thức
Bài 2 trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?
a. Cốc! Cốc Cốc! – Ai gọi đó? – Tôi là thỏ… (Võ Quảng) |
b. Bé nằm ngẫm nghĩ - Nắng ngủ ở đâu? – Nắng ngủ nhà nắng Mai lại gặp nhau. (Thụy Anh) |
c. Mùa nào phượng vĩ Nở đỏ rực trời Ở khắp nơi nơi Ve kêu ra rả? (Câu đố) |
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 20 Bài 3: Đại từ - Kết nối tri thức
Bài 1 trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương' của các cô bác nông dân.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 20 Bài 3: Đại từ - Kết nối tri thức
Bài 1 trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
TUỔI NGỰA
– Mẹ ơi, con tuổi gì? – Tuổi con là tuổi Ngựa Ngựa không yên một chỗ Tuổi con là tuổi đi...
– Mẹ ơi, con sẽ phi Qua bao nhiêu ngọn gió Gió xanh miền trung du Gió hồng vùng đất đỏ Gió đen hút đại ngàn Mấp mô triền núi đá... Con mang về cho mẹ Ngọn gió của trăm miền. Ngựa con sẽ đi khắp Trên những cánh đồng hoa Loá màu trắng hoa mơ Trang giấy nguyên chưa viết Con làm sao ôm hết Mùi hoa huệ ngọt ngào Gió và nắng xôn xao Khắp đồng hoa cúc dại.
Tuổi con là tuổi Ngựa Nhưng mẹ ơi, đừng buồn Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách biển Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ dường. (Xuân Quỳnh) |
Tuổi Ngựa: sinh năm Ngựa (năm Ngọ), theo âm lịch.
Qua trò chuyện với mẹ, vì sao bạn nhỏ lại tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruổi đó đây?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 18 Bài 3: Tuổi ngựa - Kết nối tri thức
Bài 3 trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Trao đổi với bạn về câu chuyện đã dọc.
Gợi ý:
Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:
- Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật chính.
- Nêu điều thú vị về thế giới tuổi thơ được thể hiện trong câu chuyện.
- Chia sẻ những điều em học tập được về cách kể chuyện.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 17 Bài 2: Đọc mở rộng - Kết nối tri thức
Bài 2 trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | ||||
Tên câu chuyện: | Tác giả: | Ngày đọc: | ||
Nội dung chính của câu chuyện: | Nhân vật em thích nhất | |||
Chi tiết thú vị hoặc sự việc đáng nhớ | Mức độ yêu thích: |
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 17 Bài 2: Đọc mở rộng - Kết nối tri thức
Bài 2 trang 15 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.
- Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật nào? Nhân vật kể chuyện xưng là gì?
- Các sự việc trong câu chuyện được kể như thế nào theo cảm nhận của nhân vật?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 15 Bài 2: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo ( tiếp theo) - Kết nối tri thức
Bài 1 trang 15 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Chào các bạn. Tôi là chuột xù. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện phiêu lưu li kì của tôi và cậu bạn thân mèo nhép.
Hôm ấy là một ngày rất đẹp trời, chúng tôi đều muốn đi chơi. Tôi thì muốn chơi ở bên này sông, còn cậu bạn của tôi lại nằng nặc đòi di chơi ở bên kia sông. Tôi vẫn nhớ lời dặn của bác ngựa là bên kia sông nguy hiểm lắm. Thế mà chẳng hiểu sao mèo nhép lại cứ muốn di chơi ở dó. Cậu ấy quả là thích phiêu lưu. Nhưng phiêu lưu mà mất an toàn thì thật đáng sợ. Tôi cố gắng thuyết phục mèo nhép. Cậu ấy chẳng những không nghe mà còn chê tôi nhát. Cuối cùng, tôi đành chịu thua và đi theo cậu ấy vì không nỡ để cậu ấy mạo hiểm một mình.
Trên lưng bác ngựa trở về, tôi vẫn giả vờ nằm thiêm thiếp. Mèo nhép chắc là biết lỗi, cứ sụt sịt, sụt sịt, nước mắt rơi ướt cả bộ lông của tôi. So với lúc cậu ấy khăng khăng đòi sang sông chơi thì bây giờ trông cậu ấy thật quá khác biệt. Tôi phải cô nén cười. Cứ dễ cậu ấy ăn hận một lúc nữa, như thế mới có bài học chứ.
a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật nào?
b. Nhân vật đó dùng những từ ngữ nào để gọi mình và các nhân vật khác?
c. Những từ ngữ in đậm thể hiện điều gì? Chọn đáp án đúng.
A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.
B. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mình.
C. Chuột xù dự doán được sự việc xảy ra tiếp theo.
D. Chuột xù thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện.
d. Cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có gì khác với cách kể chuyện trong bài văn trang 11?
- Cách mở đầu câu chuyện
- Cách kể lại các sự việc trong câu chuyện
- Cách kết thúc câu chuyện
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 15 Bài 2: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo ( tiếp theo) - Kết nối tri thức
Bài 1 trang 15 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Xếp những từ in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp.
- Mỗi lần Ja Ka vỏ trồng, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng.
- Bọn mình còn dâu chỗ mà vui chơi!
- Biết ý tưởng đó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng.
- Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.
Động từ | Tính từ |
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Bài 2: Cánh đồng hoa - Kết nối tri thức
Bài 4 trang 14 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý dưới đây:
- Niềm vui trên đồng cỏ.
- Nguy cơ đồng cỏ trở thành bãi rác và ý tưởng cải tạo đồng cỏ.
- Thực hiện ý tưởng.
- Kết quả tốt đẹp.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Bài 2: Cánh đồng hoa - Kết nối tri thức