Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” và nêu tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Soạn bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?
Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã sắp xếp tình huống để cho người ta đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc gia sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giềng ”
(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Tập 1 lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở):
STT |
Yếu tố Hán Việt |
Từ ghép Hán Việt |
1 |
Quốc (nước) |
Quốc gia, ... |
2 |
Gia (nhà) |
Gia đình, ... |
3 |
Gia (tăng thêm) |
Gia vị, ... |
4 |
Biến (tai họa) |
Tai biến, ... |
5 |
Biến (thay đổi) |
Biến hình, ... |
6 |
Hội (họp lại) |
Hội thao, ... |
7 |
Hữu (có) |
Hữu hình, ... |
8 |
Hóa (thay đổi, biến thành) |
Tha hóa,. . |
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Tập 1 lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:
a. Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới nỏng và cởi bỏ.
(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.
(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
c. Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.
(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Tập 1 lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn, ... ) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng senlớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Em hãy chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học |
Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. |
... |
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. |
... |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ. |
... |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. |
... |
Soạn bài Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Chỉ ra các câu văn thể hiện ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau:
Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất) , tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Soạn bài Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?
b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp.
Soạn bài Ôn tập trang 53 Tập 1 lớp 7 (Chân trời sáng tạo)