Bài 5 trang 55 SBT GDCD 7: Ý kiến nào sau đây là đúng về hậu quả của tệ nạn xã hội?
(Khoanh tròn trước của em lựa chọn)
A. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc
B. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình.
C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng đến xã hội,
D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 10: Tệ nạn xã hội
Bài 4 trang 54 SBT GDCD 7: Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Gia đình có sự giáo dục phù hợp
B. Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh.
C. Xã hội luôn tuyên truyền về tệ nạn xã hội.
D. Người mắc tệ nạn xã hội không làm chủ được bản thân.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 10: Tệ nạn xã hội
Bài 10 trang 51 SBT GDCD 7: Q là học sinh nam lớp 7, bị hai bạn nam ngồi cạnh hay trêu chọc cả trong và ngoài giờ học ở lớp. Hai bạn ấy có những hành động bạo lực như ném sách của Q, dùng sách đập vào đầu Q. Hai bạn ấy còn doạ, nếu mách cô giáo thì sẽ bị đánh. Không chịu được tình trạng này, sau một số lần bị trêu chọc Q đã báo với cô giáo chủ nhiệm lớp. Cô chủ nhiệm đã nói chuyện với hai bạn kia và Q, đồng thời yêu cầu chấm dứt những hành vi này. Được cô giáo nhắc nhở, lại được các bạn trong lớp góp ý, hai bạn cùng lớp nhận ra hành vi của mình là sai trái, từ đó không còn trêu chọc Q như trước nữa,
a) Hành vi nào của hai bạn học sinh trong trường hợp trên là hành vi học sinh không nên làm?
b) Em đồng ý hay không đồng ý với việc Q báo với cô giáo chủ nhiệm về hành vị trêu chọc của hai bạn nam đối với mình?
c) Cách giải quyết của cô giáo chủ nhiệm có phù hợp khi trong phó với bạo lực học đường không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 9 trang 51 SBT GDCD 7: Do xích mích với nhau, hai bạn học sinh Trường Trung học cơ sở K to tiếng, cãi cọ nhau ngay trước cổng trường sau giờ tan học; theo đó một bạn nữ đã xông vào đánh một nữ khác cùng trường nhưng khác lớp. Bạn bị đánh phản ứng, nhưng mỗi lần phản ứng thì lại càng bị đánh đau hơn. Nhiều bạn học sinh trong trường chứng kiến sự việc này nhưng không ai can ngăn; không những thế, một số bạn còn hô hoán, cổ vũ.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với cách phòng ngừa, ứng phó bạo lực của bạn học sinh bị bạo lực học đường? Vì sao?
b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, hành vi của các bạn chứng kiến?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 8 trang 51 SBT GDCD 7: Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chế N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm,
a) Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?
b) Em có thể tư vấn cho N như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 7 trang 51 SBT GDCD 7: Vào một ngày thứ 7, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu riếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.
a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không?
b) Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó như thế nào để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 6 trang 50 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG BẢNG TÌNH BẠN ĐẸP
Vấn đề bạo lực học đường đã và đang trở thành nỗi lo lắng, quan tâm của nhiều gia đình, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Trước thực trạng trên, nhiều trường: trung học cơ sở đã tổ chức diễn đàn “Xây dựng tỉnh bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” với sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên trong trường
Không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, một bạn học sinh cho biết, bạn thấy mình rất may mắn khi có những người bạn tốt luôn ở bên, cùng đồng hành trong học tập. Để có những tình bạn đẹp, không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, bản thân mỗi học sinh nên tự tin, sống hoà đồng với bạn bè, không nên tự co cụm, cô lập mình với mọi người xung quanh. Neu mình vô tình có những khúc mắc với bạn bè thì cân nhanh chóng cùng giải quyết êm đẹp, trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tránh để mâu thuẫn kéo dài. Trường hợp bị người khác bắt nạt thì liên mạnh dạn lên tiếng nhờ bạn bè, thầy cô, bố mẹ giúp đỡ.
Qua trao đổi, các bạn học sinh có cơ hội nói lên tiếng nói của bản thân để thầy cô giáo hiệu được tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề mà mình đang quan tâm. Từ đó có trách nhiệm xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và lành mạnh hơn cho học sinh, thực hiện hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em.
Một cán bộ Đoàn Thanh niên chia sẻ, qua chương trình, rất mong muốn được lăng nghe những tâm tư, sự nhìn nhận của các em học sinh về bạo lực trong học đường. Từ đó, các em nhìn nhận, biết trau dồi kĩ năng sống, hiểu rõ hơn về những đạo đức tốt đẹp trong việc xây dựng tình bạn đẹp của tuổi học trò. Đồng thời, chính các em có thể là những người tuyên truyền, phòng chống tình trạng bạo lực học đường, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện.
a) Việc các trường học tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” có phải là thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp phòng chống bạo lực học đường không? Vì sao?
b) Em học được điều gì từ diễn đàn về cách phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 5 trang 49 SBT GDCD 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây là cần thiết để ứng phó với bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tìm cơ hội thoát ra khỏi tình trạng bạo lực.
B. Nhanh chóng tấn công lại hành vi bạo lực.
C. Nhanh chóng kêu to để mọi người nghe thấy, giúp đỡ.
D. Nói những cầu thách thức người có hành vi bạo lực.
E. Trình báo với Công an, Uỷ ban nhân dân nơi cư trú.
G. Bảo với bố mẹ và thầy cô giáo
H. Kéo bạn đi trả thù người gây,ra hành vi bạo lực với mình.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 4 trang 49 SBT GDCD 7: Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp.
B. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè.
C. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực.
D. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực.
E. Không xem phim ảnh bạo lực.
G. Không tham gia trò chơi bạo lực.
H. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích.
I. Để mặc cho sự việc xảy ra.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 2 trang 48 SBT GDCD 7: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây về bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng.
B. Đùa nghịch nơi công cộng.
C. Gây rối trật tự, an ninh nơi công cộng.
D. Xúc phạm học sinh khác.
E. Nói to nơi công cộng.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Bài 10 trang 47 SBT GDCD 7: Ở trường, lớp em có xảy ra bạo lực học đường không? Em hãy nói một số biểu hiện bạo lực học đường mà em chứng kiến hoặc biết, trong đó tiêu rõ:
- Biểu hiện của vụ việc.
- Nguyên nhân xảy ra vụ việc
- Hậu quả của vụ việc,
- Biểu hiện, hành vi, thái độ của em và những người chứng kiến hoặc biết về vụ việc này.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 9 trang 47 SBT GDCD 7: H là một học sinh học giỏi, nhiệt tình công tác tập thể và hay giúp đỡ các bạn trong lớp nên được các bạn quý mến. Tuy nhiên, H thường hay nhắc nhở góp ý với các bạn học hành chểnh mảng, hay quậy phá trong lớp. Thấy vậy, V đã lập một nhóm trên Facebook gồm 5 người thường xuyên nói xấu, xúc phạm H và kêu gọi các bạn khác tẩy chay H. Thời gian đầu, H bị “sốc” nên cảm thấy rất buồn bã và bất lực. Nhưng rồi H được các bạn khác giúp đỡ, chủ động cùng H gặp các bạn đã nói xấu, xúc phạm mình. Sự việc được giải quyết, hai bên giảng hoà với nhau, gác lại chuyện cũ để cùng nhau học tập.
a) Hành vi bạo lực của nhóm bạn cùng lớp H biểu hiện như thế nào?
b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, hành vi của các bạn đã giúp H vượt qua sự việc bị bạo lực học đường?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 8 trang 47 SBT GDCD 7: Trong khi phần lớn những vụ việc bạo lực học đường xảy ra ở trong và ngoài trường học, thì lại có vụ việc xảy ra ở ngay lớp học. Như trường hợp của M bị 5 bạn nam cùng lớp hành hung ngay tại lớp học, vì không cho bạn chép bài tập về nhà, hay vụ nữ sinh N bị nhóm bạn bắt quỳ gối yêu cầu xin lỗi ngay trên bục giảng trong giờ nghỉ giải lao vì không trả lời tin nhắn điện thoại. Sau vụ việc này, các bạn bị hành vi bạo lực cảm thấy rất lo sợ mỗi khi đến lớp, chỉ mong sao cho buổi học qua mau để thoát nạn, được về nhà.
Em có thể nói gì về hành vi của các bạn gây ra hành vi bạo lực trong hai trường hợp trên? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 7 trang 46 SBT GDCD 7: Vào đầu năm học 2021 2022, tại cổng trường một trường trung học cơ sở có hai nữ sinh mặc áo thể thao lao vào đánh nhau trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè. Được biết, trước đó, một trong hai bạn từng nhắc nhở bạn mình đừng pha đèn xe vào mặt, từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn. Sau đó, một bạn đã nhắn tin hẹn bạn ra gặp nhau để giảng hoà vì quen biết trước đó. Thế nhưng, một trong hai bạn không đồng ý giảng hoà nên đã xảy ra vụ việc này.
a) Em có thể nói gì về nguyên nhân dẫn đến việc hai bạn nữ sinh đánh nhau?
b) Em có đồng ý với hành vi, biểu hiện của các bạn chứng kiến không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 6 trang 46 SBT GDCD 7: Vào tháng 3/2020, trên mạng xã hội lan truyền clip ba nữ sinh lớp 7 đánh hội đồng, vung tay tát liên tục vào mặt một nữ sinh lớp 8, vì nữ sinh này dám “xưng chị, gọi em trên Facebook'. Đáng chú ý, trong đoạn clip này, các bạn học sinh còn đưa điện thoại để bạn quay lại sau đó đăng tải lên mạng xã hội vào tối cũng ngày. Trong khi đó, những bạn khác đứng ngoài chỉ nhìn xem và không hề can ngăn. Hậu quả, nữ sinh lớp 8 này bị xây xát mặt, bấm vùng thái dương hai bên.
a) Em hãy chỉ ra những hành vi có tính chất bạo lực học đường của các nữ sinh qua sự việc trên.
b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, việc làm của các bạn chứng kiến sự việc trên?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 5 trang 44 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG - NỖI ÁM ẢNH CỦA NHIỀU HỌC SINH
Những câu chuyện thứ nhất
Trường học lẽ ra phải là nơi an toàn với học sinh, thế nhưng, chẳng biết từ bao giờ mà vẫn nạn bạo lực học đường lại xuất hiện và gây nhức nhối' tới như vậy. Những câu chuyện về bắt nạt bạn bè trong trường học ngày một gia tăng khiến ai nấy đều vô cùng quan tâm và lo lắng.
Bạn M học sinh trung học phổ thông nhớ lại thời học trung học cơ sở của mình, trong lớp có mấy bạn nữ là thành phần cá biệt, thành tích học tập thì rất thấp nhưng lại rất hay đi bắt nạt người khác, lôi kéo những người khác không chơi với M. M không cho chép bài kiểm tra cũng bị đánh, chăm chỉ học tập cũng bị gắn mác là chảnh. M cảm thấy căng thẳng mỗi khi đến trường, vì sẽ đối diện với những con người xấu xa đó. Mỗi sáng thức dậy nghĩ đến việc đi học là M lại sợ hãi. Đến trường không có ai chơi cùng, học tập thì cứ bị quấy rầy, làm phiền. Lúc đó, M chỉ mong lớn thật nhanh để chăng phải đi học nữa.
Bạn K, học sinh trung học cơ sở thì kể lại, chuyện này không xảy ra với K nhưng lại xảy ra với bạn cùng lớp. Không rõ lí do ra sao, nhưng bạn ấy là đối tượng công kích của đám con trai trong lớp. Ngày nào đến trường cũng bị mấy đứa con trai giấu đồ, nhổ nước bọt lên cặp, túm tóc, xịt lốp xe. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài nhưng chẳng ai dám đến can ngăn vì sợ liên luỵ. Mãi cho đến khi bạn ấy chuyển trường, điều duy nhất mà K còn nhớ về bạn ấy là sau những lần bị bắt nạt bạn ấy rất mạnh mẽ, không hề khóc, dù là con gái.
Việc bị bạn bè bắt nạt đã biến quãng đời học sinh của D thành chuỗi ngày sống trong bất an. Năm ấy, D là một trong những đứa đầu tiên sở hữu máy tính cầm tay khá hiện đại. Bạn ngồi cùng bàn với D nhiều lần mượn để làm trò ma trận gì đó, thậm chí những lúc D cần bạn ấy cũng không trả. Một lần, D đã lớn tiếng trách cứ khiến bạn nam này khó chịu và đấm vào mặt D. Không chỉ thế, bạn còn ném vỡ mất chiếc máy tính khiến D vô cùng đau xót. Sau đó, bạn ấy phải viết tường trình với cô giáo và xin lỗi D, dù vậy thái độ bạn nam kia cũng không hối lỗi lắm.
Còn vô vàn những câu chuyện như vậy xảy ra từng phút, từng giờ xung quanh chúng ta. Đối với người ngoài cuộc, đó chỉ là những câu nói vu vơ, những hành động trong thoáng chốc, nhưng với nạn nhân thì câu chuyện sẽ chẳng dừng lại ở đó mà trở thành 'bóng ma' đeo bám mãi không thôi. Bản chất của bạo lực học đường là sự việc xảy ra trong nháy mắt, nhưng hậu quả lưu mãi về sau.
Một bạn học sinh đã chia sẻ: “Em cảm thấy khó hiểu, tại sao trong rất nhiều người duy chỉ có em là bị bắt nạt, em đã làm sai điều gì sao?'. Có thể thấy sau mỗi lần bị bắt nạt là sự hoài nghi và phủ nhận bản thân của chính nạn nhân, sẽ không hào hứng khi được học môn yêu thích, sẽ không vui vẻ khi được gặp bạn bè, sẽ không hồi hộp khi đón nhận thành tích nữa. Điều còn lại sau đó, chỉ là một “bóng tối' bao trùm mà không ai có thể cứu giúp được ngoài chính bản thân mình.
Những câu chuyện thứ hai
Khi chứng kiến những vụ bạo lực học đường, nhiều bạn không thể tin được vì không nghĩ học sinh lại có thể đối xử với nhau như vậy. Thực tế, ở nhiều trường học, bạo lực học đường xảy ra rất nhiều, nó không thể hiện ở việc đánh nhau, rủ đánh nhau, nhưng có thể bắt nạt nhau qua mạng, bắt đối phượt'g phải cúi chào hoặc ép nạn nhân thỉnh thoảng phải đem tiền,...
Nhưng vì sao nạn nhân không dám “đứng lên', vì họ sợ, sợ bị đánh. Vấn đề nhức nhối này không chỉ năm nay mà diễn ra nhiều năm rồi và chưa có một giải pháp triệt để nào cả.
Trong các hành vi bắt nạt, có rất nhiều hành động dễ dẫn đến các xung đột như: gửi các bình luận đe doạ, gây tổn thương thông qua email hoặc tin nhắn; chế nhạo các bình luận trong nhóm, diễn đàn, đăng tải công khai những bức ảnh gây xấu hổ. Bắt nạt trực tuyến cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn học đường và có thể dẫn đến bạo lực học đường.
Câu hỏi:
a) Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong các câu chuyện trên là hành vi bạo lực học đường?
b) Trong các câu chuyện trên, bạo lực học đường đã để lại những hậu quả gì đối với người bị bạo lực học đường?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 4 trang 44 SBT GDCD 7: Bạo lực học đường gây ra hậu quả nào dưới đây với người gây ra bạo lực?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu lựa chọn)
A. Bị mọi người chê trách, xa lánh.
B. Có thể bị nhà trường kỉ luật.
C. Luôn sống trong cảnh lo lắng không yên.
D. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
E. Luôn nghĩ đến điều không vui trong cuộc sống.
G. Phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 3 trang 44 SBT GDCD 7: Bạo lực học đường gây ra hậu quả nào dưới đây với người bị bạo lực?
(Khoanh tròn chữ cái trước cất ti lựa chọn)
A. Tổn thương về thể chất do bị đánh cá nhân hoặc hội đồng
B. Lo lắng, bất an, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.
C. Lo lắng, căng thẳng đối với mọi người trong gia đình.
D. Bị bạn bè chê cười vì không biết cách phòng tránh.
E. Kết quả học tập giảm sút.
G. Buồn chán, có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 2 trang 43 SBT GDCD 7: Hành vi nào dưới đây là bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nói xấu, xúc phạm bạn khi bạn không chép bài cho mình.
B. Đánh hội đồng bạn học cùng trường vì không chịu làm “ôsin' sai vặt trong lớp.
C. Giận bạn vì bạn không cho tình nhìn bài.
D. Lăng mạ bạn khi bạn không chơi với nhóm của mình.
E. Đánh bạn cùng trường vì cho là nhìn đều minh.
G. Lập nhóm đánh nhau với nhóm ở lớp khác
H. Quay mặt đi khi nghe người khác nói.
I. Ghen ghét, đố kị khi bạn học giỏi hơn mình
K. Đánh bạn trong lớp chỉ vì hiểu lầm.
L. Gửi tin nhắn đe doạ bạn cùng trường vi đã không ủng hộ mình.
M. Nhiều lần giơ nắm đấm đe doạ người khác.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường
Bài 12 trang 42 SBT GDCD 7: Những câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây cho em bài học gì về ứng phó với căng thẳng tâm lí?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu êm lựa chọn)
A. Giận quá mất không
B. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
C. Giận cá chém thớt,
D. Kim vàng ai nỡ uốn câu / Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
E. Sảy chân, gượng lại còn vừa / Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
G. Chưa đánh được người mặt đỏ như vàng / Đánh được người mặt vàng như nghệ.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 10 trang 41 SBT GDCD 7: Đọc tình huống và cho biết suy nghĩ của bạn nào dưới đây là đúng.
A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ.
B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.
C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến rượu bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.
D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 9 trang 41 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, để ứng phó với tâm lí căng thẳng, mỗi người cần có một sở thích, đam mê để theo đuổi, bởi nó giúp con người tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, tránh được những suy nghĩ việc làm tiêu cực.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 8 trang 40 SBT GDCD 7: Căng thẳng tâm lí khi học online
Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Hà Nội), trong số những người có biểu hiện tâm lí bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.
Đang là một học sinh chăm chỉ học hành, bạn TH (học sinh lớp 7) bỗng trở nên chán học, học không tập trung, thường ngủ gục, kể từ khi em chuyển sang học online. Bạn cũng ít nói chuyện với ông bà, cha mẹ như trước.
Hay như tình trạng của bạn Nh, trải qua thời kì dài học online do dịch bệnh, lần đầu tiên trải nghiệm, bạn háo hức được mấy tngày đầu. Sau đó, ngày nào vào bạn cũng than chán, mệt và không thích học. Ngược lại, S (học sinh lớp 8) thì lại dành quá nhiều thời gian học và làm bài tập trên máy tính khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, mắt kém do tiếp xúc với máy tính nhiều, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí. Gần như bạn ở lì trong phòng riêng với máy tính cả ngày, tính nết trở nên lặng lẽ, dễ cáu kỉnh.
a) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tâm lí căng thẳng của học sinh khi học online trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19?
b) Theo em, học sinh có thể làm gì để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 7 trang 40 SBT GDCD 7: Gia đình Tô không được hạnh phúc, Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như vậy Tô cảm thấy rất chán nản, cậu thường bỏ nhà ra cửa hàng chơi game online. Có lần cậu ở lì tại cửa hàng 3 ngày chỉ ăn bánh mì và mì tôm cho qua bữa. Em nhận xét gì về việc Tô bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau? Em có lời khuyện gì cho bạn trong tình huống trên?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 6 trang 40 SBT GDCD 7: Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thưởng được điểm cao. Nam đã giải bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thì việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam
căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi, Vi quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.
a) Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của Nam trước tình huống gây tâm lí căng thẳng Nam gặp phải?
b) Theo em, học sinh trung học Cơ sở cần làm gì để từng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng