Bài 1 trang 37 SBT GDCD 7: Tình huống nào dưới đây là tình huống gây tâm lí căng thẳng thường gặp ở học sinh?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu 1 lựa chọn)
A. Chuẩn bị phải báo với bố mẹ về kết quả học tập chưa tốt của bản thân
B. Sắp vào phòng thi.
C. Bị bạn bè hiểu nhầm
D. Trước một trận đấu thể thao
E. Gia đình đột ngột mất đi một người thân.
G. Bị vướng vào nợ nần.
H. Xem phim kinh dị.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 12 trang 36 SBT GDCD 7: Em hãy sưu tầm các cách để quản lí tiền hiệu quả theo gợi ý sau đây:
- Cách quản lí tiền mừng tuổi;
- Cách lựa chọn khi mua sắm;
- Cách tiết kiệm tiền hiệu quả;
- Cách kiểm soát thói quen chỉ tiêu tuỳ hứng.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 11 trang 36 SBT GDCD 7: Có quan điểm cho rằng, nếu chúng ta cứ mua những thứ không cần thiết thì sớm muộn chúng ta sẽ phải bán đi những thứ mình cần.
a) Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm trên? Vì sao?
b) Theo em, có những cách nào để quản lí chi tiêu hiệu quả?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 10 trang 36 SBT GDCD 7: Huy dự định tiết kiệm tiền để mua một chiếc cặp sách mới vào đầu năm học. Số tiền đã sắp đủ nhưng khi thấy bạn rủ đi chơi điện tử, Huy băn khoăn có nên dùng số tiền mình tiết kiệm được để đi chơi không. Sau khi suy nghĩ, Huy đã quyết định không đi chơi cùng bạn.
a) Huy có cân nhắc trước khi chi tiêu không?
b) Theo em, Huy đã thực hiện nguyên tắc nào trong quản lý tiền?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 9 trang 35 SBT GDCD 7: Hân có một cuốn sổ ghi chép chi tiêu của bản thân. Khi nhận được tiền mừng tuổi hay ai cho thêm để tiêu, Hân đều cần nhắc sử dụng số tiền đó một cách hợp lí, để dành một khoản cho vào lợn đất. Nhờ vậy, mỗi năm Hân đều tiết kiệm được một số tiền nhỏ để mua sách vở và đồ dùng học tập. Hân chia sẻ cách quản lý tiền của mình với Khánh, Khánh cho rằng việc làm này là mất thời gian, không cần thiết.
a) En đồng tình hay không đồng tình với thái độ, việc làm của các bạn học sinh trong tình huống trên?
b) Theo em, học sinh trung học có cần quản lí tiền không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 8 trang 35 SBT GDCD 7: Bố mẹ cho K một số tiền để ăn sáng hoặc phòng khi cần đến. Cầm tiền trong tay, K nghĩ ngay đến việc mua một số đồ chơi mình thích. Chỉ sau một tuần, K đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho và phải xin thêm tiền của bố mẹ. Thấy K chi tiêu không tính toán, bố mẹ nhắc nhở nhưng K vẫn sử dụng tiền tuỳ hứng.
a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của K.
b) Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 7 trang 35 SBT GDCD 7: A có thói quen ghi chép lại các khoản tiền mình có, lập kế hoạch quản lý tiền một cách hợp lí. Khi nhận được tiền mừng tuổi, tiền học bổng hay người thân cho, A đều tính toán cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu. A ưu tiên cho mục tiêu tiết kiệm chiếm khoảng 30% số tiền có được để thực hiện các dự định của bản thân. Số tiền còn lại, A sử dụng cho nhu cầu thiết yếu (ăn sáng, mua đồ dùng học tập) với tỉ lệ khoảng 50%; chỉ tiêu cá nhân (giải trí, cho đi,...) 20%. Nhờ vậy, mỗi năm A đều có được một số tiền để thực hiện các dự định của bản thân.
a) Hãy liệt kê các nguyên tắc quản lí tiền mà A đã thực hiện.
b) A đã chi tiêu số tiền mình có như thế nào? Hãy vẽ sơ đồ cách phân chia các khoản tiền của bạn A.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 6 trang 34 SBT GDCD 7: Bài học về quản lý tiền
Mỗi tháng, Mai được bố mẹ cho một khoản tiền nhỏ để chỉ tiêu cá nhân. Thời gian đầu, khi chưa hết tháng, Mai đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho, Mai rất băn khoăn chưa biết làm thế nào để quản lí tiền hiệu quả. Một lần, Mai đọc được một bài viết về cách quản lí tiền, Mai thấy thích thú và bắt đầu làm theo. Đầu tiên, Mai xác định các khoản chi tiêu cụ thể bằng cách: lập danh sách những chi phí bắt buộc như ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập. Sau đó, Mai chia số tiền mình có theo từng khoản đã liệt kê sao cho hiệu quả nhất. Để sử dụng tiền một cách hợp lí và hiệu quả, Mai áp dụng nhiều biện pháp như lựa chọn đi xe buýt để vừa tiết kiệm tiền vừa thân thiện với môi trường; giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập để có thể dùng lâu dài. Mai cũng ghi chép lại nhật kí chi tiêu hằng tháng để xem mình có hòan thành mục tiêu đề ra hay không. Đến cuối năm tổng kết lại, Mai thấy mình đã có một khoản tiền nhỏ đủ để mua sách vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi theo phong trào mà nhà trường phát động.
a) Việc làm của Mai có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?
b) Hãy liệt kê những biện pháp mà Mai sử dụng để quản lí tiền một cách hợp lí và hiệu quả.
c) Em học điều gì từ cách quản lí tiền của Mai?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 5 trang 34 SBT GDCD 7: Hãy liệt kê 5 việc làm thể hiện quản lý tiền hiệu quả và 5 việc làm thể hiện việc quản lí tiền không hiệu quả.
Việc làm thể hiện quản lý tiền hiệu quả |
Việc làm thể hiện quản lý tiền không hiệu quả |
1. |
1. |
2. |
2. |
3. |
3. |
4. |
4. |
5. |
5. |
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 4 trang 33 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Quản lí tiền hiệu quả góp phần giúp mỗi người có thể cân bằng cuộc sống hiện tại.
B. Khi quản lý tiền hiệu quả, chúng ta có thể giúp đỡ người có hòan cảnh khó khăn.
C. Chỉ những người chi tiêu không có kế hoạch mới cần học cách quản lí tiền.
D. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người tránh được tình trạng nợ nần.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 3 trang 33 SBT GDCD 7: Theo em, việc làm nào dưới đây thể hiện đúng nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Bạn G có thói quen tiết kiệm tiền đều đặn hằng tháng. Khi có bất kì khoản tiền nào, G thường để một phần cho tiết kiệm trước khi chi tiêu,
B. Bố mẹ cho tiền chi tiêu hằng tháng, nhưng tháng nào H cũng xin thêm tiền của bố mẹ để mua quà vặt.
C. Bạn P thường chi tiêu không tính toán. Có lần P dùng hết số tiền tiết kiệm được để mua đồ chơi đắt tiền, nhưng chơi một vài lần xong là P vứt bỏ.
D. Khi có tiền, bạn X thường chi tiêu trước, nếu còn thì tiết kiệm, không còn thì thôi.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 2 trang 33 SBT GDCD 7: Hãy ước lượng số tiền em có được trong năm vừa qua, các khoản chi tiêu theo mẫu dưới đây và nhận xét thói quen sử dụng tiền của bản thân.
Các khoản tiền em có được trong năm qua (nghìn đồng) |
Các khoản chi tiêu và tiết kiệm của em (nghìn đồng) |
Tỉ lệ % chi tiêu so với số tiền em có (%) |
1. Lì xì |
1. Mua đồ ăn vặt |
|
2. Người thân cho |
2. Mua đồ dùng học tập |
|
3. Tiền thưởng |
3. Giải trí |
|
4. Khoản khác |
4. Cho đi |
|
Tổng tiến Em có |
5. Khoản khác |
|
|
- Tông chi tiêu |
|
|
- Số tiền tiết kiệm được |
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 1 trang 32 SBT GDCD 7: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh nào thể hiện ý nghĩa của quản lý tiền hiệu quả. Em hãy phân tích ý nghĩa của quản lý tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 6: Quản lí tiền
Bài 10 trang 30 SBT GDCD 7: Hòan cảnh gia đình Mai không mấy dư dả, bố mẹ Mai phải làm việc quần quật suốt ngày để lo cho chị em Mai ăn học. Cuộc sống vất vả như vậy, nhưng bố mẹ vẫn luôn động viên Mai cố gắng học giỏi. Thấy các bạn trong lớp đều có xe đạp để đi học, Mai cũng xin mẹ mua cho mình một chiếc. Mẹ Mai muốn khuyến khích con gái học tập nên hứa nếu cuối năm Mai được học sinh xuất sắc mẹ sẽ mua cho Mai chiếc xe đạp mới. Mai cũng hứa với mẹ là sẽ cố gắng học để đạt kết quả tốt. Và cuối năm học Mai đã đạt được kết quả xuất sắc như mong đợi. Trên đường đi học về, cấm kết quả học tập xuất sắc trên tay, Mai vui sướng nghĩ về chiếc xe đạp mới. Mai về nhà khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu khen Mai và nói chiều sẽ dẫn Mai đi mua xe đạp. Thấy mẹ Mai nói vậy, bố nói riêng với mẹ: “Nhà mình còn khó khăn lắm, hay để từ từ hãy mua cho con”. Mẹ nói với bố: “Mình đã nói với con rồi thì khổ mấy cũng phải mua cho con, để con khỏi nghĩ là mình nói dối”. Ngay chiều hôm đó, bố mẹ của Mai đã đưa Mai đi mua xe đạp mới. Theo em:
a) Vì sao nhà Mai còn khó khăn và bổ mẹ Mai vẫn mua cho Mai xe đạp mới?
b) Bố mẹ Mai có phải giải quyết bằng cách khác không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 9 trang 30 SBT GDCD 7: Hôm nay là sinh nhật Quang, Hùng hứa với Quang sẽ qua dự sinh nhật bạn. Nhưng mẹ Hùng có việc bận đột xuất, bảo Hùng ở nhà trông bà đang bị ốm. Vì không muốn thất hứa với bạn nên nhân lúc bố mẹ đi vắng, Hùng đã nói dối bà là đi học thêm để đến dự sinh nhật Quang
a) Theo em, Hùng có phải người giữ chữ tín không? Vì sao?
b) Nếu là Hùng, em sẽ ứng xử như thế nào?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 8 trang 30 SBT GDCD 7: An và Dung là đôi bạn thân từ nhỏ, lại cùng học chung một lớp. Mấy hôm nay An bị ốm, Dung hứa với An buổi chiều sẽ mang vở đến cho bạn mượn để ghi lại bài và giúp bạn học. Nhưng gần hết buổi chiều mà mẹ Dung vẫn thấy Dung ngồi xem phim nên nhắc thì Dung nói: “Phim hay quá, con xem nốt đã. Chiều nay con không đến thì ngày mai cũng được mà, có sao đâu mẹ”.
a) Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của Dung?
b) Nếu là mẹ của Dung, em sẽ khuyên Dung điếu gì?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 7 trang 29 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
NIỀM TIN CỦA NGƯỜI CON
Năm 1989, một trận động đất 8,2 độ Rich-te gần như sinh bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút. Trong cơn hỗn loạn, có một người đàn ông hớt hải chạy đến trường, nơi con trai ông đang học. Nhìn thấy đống đổ nát, ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: “Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!”. Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học. Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào và lao đến bới đống gạch đá. Nhiều người thấy người đàn ông làm như vậy, họ vừa khóc vừa kéo ông ra, kêu lên: “Quá muộn rồi!”, “Anh không làm được gì đâu.', “Về nhà đi!” hoặc “Chúng ta phải chở cứu hộ đến thôi!',... Nhưng để đáp lại những lời đó, người đàn ông chỉ nói đúng một câu: “Giúp tôi một tay!', Và ông vẫn tiếp tục bới đống gạch, cẩn thận ném từng viên gạch, từng mảnh tưởng ra ngoài. Đội cứu hộ và cảnh sát đến, họ cũng cố lôi ông ra khỏi đống đổ nát vì sợ ông gặp nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm cho người khác. Nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch và chỉ đáp: “Giúp tôi một tay đi!' Một người rồi nhiều người vào giúp một tay, họ đào bới đống gạch suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... Và sau rất nhiều giờ đồng hồ, khi kéo một tảng bê-tông to ra, họ nghe thấy tiếng trẻ con.
- Hec-man? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại và ông nghe thấy tiếng trả lời:
- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con và tất cả các bạn nữa! Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà,...
14 học sinh trong số 38 em ở lớp của Hee-man đã được cứu sống hôm đó, vì khi ngôi trường sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái hang' nhỏ và các em bị kẹt. Hec-man đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì “Bố tớ sẽ đến cứu chúng ta!'. Các em nhỏ hoảng sợ, đói khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì có một người cha đã giữ lời hứa.
(Theo phapluatplus.vn)
a) Trong câu chuyện, Hec-man đã nói gì với các bạn? Vì sao Hec-man nói với các bạn như vậy?
b) Những hành động của bổ Héc-man đã thể hiện những điều gì?
c) Từ câu chuyện trên, em hiểu thế nào là giữ chữ tín?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 6 trang 28 SBT GDCD 7: Một trong những hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày, đó là không đúng giờ, không đúng hẹn. Ví dụ: Lịch họp vào lúc 8h thì nhiều người 8h05 - 8h10 mới đến; tiệc liên hoan bắt đầu lúc 18h30 thì nhiều người phải 19100 mới xuất hiện...
Theo em:
a) Việc không đúng giờ, không đúng hẹn có thể gây ra những hệ quả tiêu cực gì?
b) Đây có phải là thói quen khó sửa không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 4 trang 28 SBT GDCD 7: Em đồng ý hay không đồng ý với hành vi, việc làm nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi, việc làm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
A. Lần nào phạm lỗi Linh cũng hứa sẽ không phạm sai lầm, nhưng sau đó vẫn chứng nào tật ấy. |
|
|
B. Phong hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa, nhưng do xe bị hỏng giữa đường nên Phong không thực hiện được lời hứa. |
|
|
C. Lâm hứa với Minh 9 giờ sáng dạy Minh tập đản, nên dù trời mưa rất to Lâm vẫn đến nhà bạn đúng hẹn. |
|
|
D. Khi các bạn đến nhà rủ, Nam vẫn quyết tâm không đi chơi vì đã hứa với mẹ ở nhà trông em. |
|
|
E. Ngọc hứa với mẹ sẽ ở nhà dọn nhà, nên không đưa em Nhi đi công viên. |
|
|
G. Quân xin phép mẹ đi sang nhà các bạn chơi và hứa 6 giờ chiều sẽ về. Gần 6 giờ, Quân đứng dậy ra về, dù các bạn cố nài nỉ Quân chơi thêm lát nữa. |
|
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 3 trang 27 SBT GDCD 7: Để giữ chữ tín với mọi người xung quanh, em cần phải làm gì?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Làm cho mọi người tin những điều mình nói.
B. Tôn trọng và thực hiện đúng những cam kết của mình với mọi người xung quanh.
C. Tự kiểm tra và đánh giá việc thực hiện giữ lời đã hứa của bản thân
D. Luôn coi trọng lòng tin của mọi người với mình.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 2 trang 27 SBT GDCD 7: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây thể hiện giữ chữ tín?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.
B. Luôn giữ lời hứa trong mọi điều kiện, hòan cảnh.
C. Luôn đúng giờ, đúng hẹn.
D. Mượn đồ của bạn quên không trả.
E. Chỉ hứa suông.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 1 trang 27 SBT GDCD 7: Em hãy nêu những việc làm, hành vi thể hiện giữ chữ tín và 5 việc làm, hành vi không giữ chữ tín trong cuộc sống
Giữ chữ tín |
Không giữ chữ tín |
1. |
1. |
2. |
2. |
3. |
3. |
4. |
4. |
5. |
5. |
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 5: Giữ chữ tín
Bài 11 trang 26 SBT GDCD 7: Em hãy tự nhận xét, liên hệ bản thân mình về việc tự giác, tích cực trong học tập. Biểu hiện như thế nào?
Câu hỏi |
Trả lời |
1. Mục tiêu học tập của em trong năm học này là gì? |
|
2. Em đã sử dụng những phương pháp học tập nào? |
|
3. Khi gặp bài tập khó, em thường làm gì? |
|
4. Bố mẹ em có thường xuyên phải nhắc nhở em hòan thành bài tập ở nhà không? |
|
5, Em đã vận dụng kiến thức bài học để áp dụng vào cuộc sống chưa? |
|
6. Khi em cố gắng hòan thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, em cảm thấy như thế nào? |
|
7. Khi em tự giác, tích cực học tập để đạt được mục tiêu đã đề ra, gia đình, thầy cô và bạn bè động viên, khuyến khích em như thế nào? |
|
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 10 trang 25 SBT GDCD 7: Em hãy kể lại một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết và chia sẻ theo gợi ý
- Tóm tắt về tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết.
- Những biểu hiện cụ thể của học tập tự giác, tích cực của tấm gương đó là gì?
- Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 9 trang 25 SBT GDCD 7: Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về học tập tự giác, tích cực và viết một đoạn văn ngắn chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn mà em tâm đắc nhất.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 8 trang 25 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, học sinh không nên tham gia vào các nhiệm vụ học tập chung của nhóm vì như vậy sẽ làm mất đi sự tự giác của mỗi cá nhân.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 7 trang 25 SBT GDCD 7: Em hãy đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi
Đoạn hội thoại: Nhóm của Lan thảo luận về chủ đề học tập tự giác, tích cực, Một vài ý kiến được đưa ra như sau:
Lan: Tớ cho rằng hòan thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao là học tập tự giác, tích cực.
Mai: Nói như Lan cũng đúng nhưng chưa đủ, mình nghĩ là chúng ta còn cần phải vận dụng những điều thầy cô dạy vào trong cuộc sống nữa. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc học tập.
Hưng: Mình thấy ngày nào cũng có đống bài tập, khi nào thầy cô, bố mẹ nhắc nhở mình hòan thành cũng không sao.
a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
b) Theo em, làm thế nào để mỗi học sinh có thể tự giác, tích cực hòan thành các nhiệm vụ học tập của mình?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 6 trang 25 SBT GDCD 7: Trong giờ học trên lớp, nhóm em được giao một nhiệm vụ học tập. Trong khi các bạn khác đang tích cực thảo luận, H ngồi làm việc riêng. Khi các bạn nhắc nhở, H nói rằng chỉ cần đại diện một bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ này.
a) Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của bạn H.
b) Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 5 trang 24 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
CON GÁI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÀNH HỌC BỔNG CỦA ĐẠI HỌC HARVARD, MỸ
Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ làm lao công, song Liên luôn nỗ lực học tập hết mình. Nhà nghèo, chuyện ăn, học, quần áo của Liên lúc nào cũng thua thiệt chúng bạn ở lớp, ở trường nhưng không lúc nào Liên ca thán hay tự ti mà luôn năng nổ, chăm học. Kết quả sau 12 năm miệt mài đèn sách, Liên đã đoạt học bổng trị giá hơn 300000 USD (gần 7 tỉ đồng) của Đại học Harvard, Mỹ.
Ánh mắt đượm buồn xen lẫn niềm tự hào, bố Liên kể, từ hồi học mẫu giáo đến tận lớp 12, năm nào con gái đầu lòng cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Liên kế, hồi học trung học phổ thông, em xin phép bố mẹ đi dạy tiếng Anh ở các Mái ấm tình thương cho trẻ khuyết tật sau giờ học trên lớp. Việc làm từ thiện này xuất phát từ lời căn dặn của bố mẹ là phải biết chia sẻ, thương yêu những người có hòan cảnh kém may mắn hơn mình. Mỗi năm học, cô bé mang nhiều tấm giấy khen và dân khắp nhà. Đến khi bức tường bé xíu của căn nhà không đủ chỗ dán nữa, bố của Liên xếp những tấm giấy khen thành xấp đóng lên giá sách. Chỉ tay về bức tường treo đầy giấy khen, huy chương của con gái, mẹ Liên nói: “Mỗi lần mệt mỏi vì công việc hay tủi thân vì hòan cảnh nghèo khó, nhìn lên bức tưởng này là tôi quên hết tất cả'. Nói đến đây, mẹ Liên lại chực khóc. “Gặp phụ huynh khác hay hàng xóm, ai cũng khen con mình khiến tôi cảm thấy thơm lây. Mình làm lao công mà có con học giỏi nên ai cũng thương”, mẹ Liên sụt sùi. Liên thổ lộ, con đường du học mà em quyết theo đuổi không phải là duy nhất để đến thành công. “Em đeo đuổi học bổng du học vì muốn khám phá thêm thế giới, học hỏi được nhiều điều mới lạ”, Liên nói. Trước ngày sang Mỹ, hành trang lớn nhất nữ sinh này mang theo là nghị lực và tính tự lập được rèn luyện suốt mười mấy năm qua.
(Theo Mạnh Tùng, vnexpress.vn, ngày17/7/2016)
a) Theo em, vì sao chị Diệu Liên đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?
b) Ý thức tự giác, tích cực trong học tập của chị Diệu Liên có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 4 trang 23 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.
B. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.
C. Học sinh tự giác, tích cực sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
D. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
E. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.
G. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đặt ra.
Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 4: Học tập tự giác, tích cực