+2764 câu hỏi
Câu 848248:
Tự luận

Bài tập 7 trang 53 SBT GDCD 8Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏ

Tình huống 1. Được sự đồng ý của bố mẹ, bạn H (16 tuổi) đã kí một hợp đồng lao động với chú A có thời hạn là một năm. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chú A thường xuyên trả lương không đúng thời hạn, thậm chí còn trả lương không đủ theo như quy định trong hợp đồng. Sau ba tháng làm việc, bạn H muốn chấm dứt hợp đồng lao động với chú A. Tuy nhiên, chú A không đồng ý và cho rằng, vì bạn H đã kí hợp đồng một năm nên phải làm hết thời hạn này mới được nghỉ.

Câu hỏi:

Theo em, bạn H có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này không? Vì sao?

Tình huống 2. Chị M xin nghỉ làm không lương một tháng ở Công ty K để chăm sóc con ốm. Tuy nhiên, do bệnh của con trở nặng nên chị đã tự ý nghỉ thêm 10 ngày mà không thông báo. Sau đó, chị M trở lại làm việc nhưng Công ty K đã không tiếp nhận chị với lí do nghỉ quá thời gian xin phép.

Câu hỏi:

Theo em, việc làm của Công ty K có đúng quy định của pháp luật không? Giải thích tại sao.

7 tháng trước 214 lượt xem

Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu 848236:
Tự luận

Bài tập 1 trang 49 SBT GDCD 8Em hãy sắp xếp các nội dung dưới đây bằng cách viết số tương ứng vào bảng cho phù hợp để thể hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người lao động và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp.

2. Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

4. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

5. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động.

6. Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

7. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

8. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.

9. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

10. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

11. Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

12. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Nội dung thể hiện

Trả lời

Quyền của người lao động

Ví dụ: 1;

Nghĩa vụ của người lao động

 

Quyền của người sử dụng lao động

 

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 

7 tháng trước 62 lượt xem

Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu 848216:
Tự luận

Bài tập 5 trang 41 SBT GDCD 8Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Hằng tháng, bạn K đều lập kế hoạch chi tiêu của bản thân để cân đối các khoản chi tiêu sao cho hợp lí như: mua đồ ăn sáng, đồ dùng học tập, tiết kiệm, đi xem phim,... Khi thấy bạn K có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu, bạn M (bạn cùng lớp với bạn K) cho rằng việc làm này là không cần thiết.

Câu hỏi:

– Theo em, việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn K?

– Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn M? Vì sao?

Tình huống 2. Bạn H và nhóm bạn rủ nhau đi xem phim. Bạn H và các bạn muốn mua thêm nước uống, bỏng ngô nhưng không đủ tiền. Bạn H không suy nghĩ và lấy ngay số tiền mua đồ dùng học tập mà mẹ vừa đưa sáng nay để mua nước, bỏng ngô cho các bạn. Thấy vậy, các bạn trong nhóm đã khuyên bạn ấy không nên chi tiêu như vậy. Thế nhưng, bạn H lại nói: “Không cần phải tính toán làm gì, hết tiền thì mình lại xin bố mẹ”.

Câu hỏi:

– Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của bạn H?

– Nếu em là bạn của bạn H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào để có thói quen chi tiêu tốt hơn?

Tình huống 3. Bạn T có dự định sẽ tặng quà sinh nhật mẹ vào năm tháng tới. Vì vậy, bạn T đã lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân mình trong năm tháng. Tháng thứ nhất và thứ hai, bạn thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập. Nhưng đến tháng thứ ba, bạn T không thực hiện được vì đã chi tiêu không kiểm soát. Bạn T đang băn khoăn vì không biết liệu mình có thể mua được món quà tặng mẹ vào ngày sinh nhật được hay không.

Câu hỏi:

Nếu em là bạn của bạn T, em sẽ hướng dẫn bạn T như thế nào để bạn ấy biết các cách chi tiêu và có thể hoàn thành kế hoạch chi tiêu đã lập?

7 tháng trước 135 lượt xem

Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu