Bài tập 9 trang 54 SBT GDCD 8: Giả sử em có một người anh trai năm nay 20 tuổi và anh ấy được nhận vào làm việc cho một công ty tư nhân. Em hãy giúp anh trai soạn thảo một bản hợp đồng lao động để thoả thuận với công ty nhằm đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của anh ấy khi tham gia lao động
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài tập 8 trang 54 SBT GDCD 8: Một người bạn của em muốn đi xin việc làm thêm để có tiền phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, bạn ấy vẫn chưa biết các quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên. Em hãy viết một bức thư để tư vấn cho bạn ấy về các quyền và nghĩa vụ của lao động chưa thành niên nhằm giúp bạn có thể tìm kiếm, lựa chọn những công việc phù hợp.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài tập 7 trang 53 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏ
Tình huống 1. Được sự đồng ý của bố mẹ, bạn H (16 tuổi) đã kí một hợp đồng lao động với chú A có thời hạn là một năm. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chú A thường xuyên trả lương không đúng thời hạn, thậm chí còn trả lương không đủ theo như quy định trong hợp đồng. Sau ba tháng làm việc, bạn H muốn chấm dứt hợp đồng lao động với chú A. Tuy nhiên, chú A không đồng ý và cho rằng, vì bạn H đã kí hợp đồng một năm nên phải làm hết thời hạn này mới được nghỉ.
Câu hỏi:
Theo em, bạn H có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này không? Vì sao?
Tình huống 2. Chị M xin nghỉ làm không lương một tháng ở Công ty K để chăm sóc con ốm. Tuy nhiên, do bệnh của con trở nặng nên chị đã tự ý nghỉ thêm 10 ngày mà không thông báo. Sau đó, chị M trở lại làm việc nhưng Công ty K đã không tiếp nhận chị với lí do nghỉ quá thời gian xin phép.
Câu hỏi:
Theo em, việc làm của Công ty K có đúng quy định của pháp luật không? Giải thích tại sao.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài tập 6 trang 53 SBT GDCD 8: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Khi thảo luận về quyền của người lao động và người sử dụng lao động, bạn N cho rằng: “Người sử dụng lao động đã bỏ tiền ra để thuê người lao động làm việc cho mình, vì vậy, xét về mặt pháp luật, người sử dụng lao động có nhiều quyền hơn người lao động”. Câu hỏi:
Em có đồng ý với ý kiến của bạn N không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài tập 5 trang 53 SBT GDCD 8: Có quan điểm cho rằng: “Việc làm là tất cả các hoạt động tạo ra thu nhập và công dân có thể làm bất cứ việc gì mà mình muốn, miễn là tạo ra thu nhập”
Câu hỏi:
Theo em, quan điểm trên đúng hay sai? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài tập 4 trang 52 SBT GDCD 8: Em hãy cho biết những ý kiến sau là đúng hay sai. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao.
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
1. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người trong xã hội đều có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội. |
|
|
|
2. Lao động không phải là quyền mà là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước. |
|
|
|
3. Trẻ em cần phải lao động kiếm tiền, góp phần tạo thu nhập cho gia đình. |
|
|
|
4. Mọi hoạt động nhằm thu hút người lao động vào làm việc đều được Nhà nước khuyến khích. |
|
|
|
5. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không cần phải làm gì.
|
|
|
|
6. Nhà nước chỉ nên tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu 7 trang 51 SBT GDCD 8: Hành vi nào dưới đây không bị pháp luật cấm?
A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
B. Lạm dụng sức lao động của người dưới 18 tuổi.
C. Nhận người lao động đủ 15 tuổi vào làm công việc phù hợp.
D. Sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm công việc nguy hiểm.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu 6 trang 51 SBT GDCD 8: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về lao động?
A. Thuê mướn trẻ em đủ 15 tuổi vào làm việc.
B. Thuê mướn người nước ngoài vào làm việc.
C. Sử dụng sức lao động của người chưa đủ 18 tuổi.
D. Lạm dụng sức lao động của người dưới 18 tuổi.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu 4 trang 51 SBT GDCD 8: Pháp luật nước ta quy định về việc cấm sử dụng người lao động vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại khi người lao động chưa đủ bao nhiêu tuổi?
A. 15 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 20 tuổi.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu 3 trang 51 SBT GDCD 8: Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm Luật Lao động của người sử dụng lao động?
A. Không sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc.
B. Nghỉ việc dài ngày không có lí do.
C. Kéo dài thời gian thử việc.
D. Tự ý bỏ việc không báo trước.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu 2 trang 51 SBT GDCD 8: Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm Luật Lao động của người lao động?
A. Thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc.
B. Không trả đủ tiền công theo thoả thuận.
C. Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.
D. Tự ý bỏ việc không báo trước.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu 1 trang 51 SBT GDCD 8: Quyền nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân?
A. Tìm kiếm việc làm.
B. Thành lập công ty, doanh nghiệp.
C. Quản lí tài sản cá nhân.
D. Mở trường dạy học, đào tạo nghề.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài tập 2 trang 50 SBT GDCD 8: Em hãy xác định các hành vi vi phạm Luật Lao động dưới đây thuộc về người lao động hay người sử dụng lao động bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng
Hành vi vi phạm |
Người lao động |
Người sử dụng lao động |
1. Đi xuất khẩu lao động nhưng chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài. |
|
|
2. Không trả công cho người thử việc. |
|
|
3. Cổ tình kéo dài thời gian thử việc của người lao động. |
|
|
4. Không sử dụng, trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. |
|
|
5. Tự ý bỏ việc không báo trước. |
|
|
6. Nghỉ việc dài ngày không có lí do. |
|
|
7. Không trả đủ tiền công theo thoả thuận. |
|
|
8. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hợp đồng lao động. |
|
|
9. Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng. |
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài tập 1 trang 49 SBT GDCD 8: Em hãy sắp xếp các nội dung dưới đây bằng cách viết số tương ứng vào bảng cho phù hợp để thể hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người lao động và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp.
2. Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
4. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
5. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động.
6. Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
7. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
8. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.
9. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
10. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
11. Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
12. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
Nội dung thể hiện |
Trả lời |
Quyền của người lao động |
Ví dụ: 1; |
Nghĩa vụ của người lao động |
|
Quyền của người sử dụng lao động |
|
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động |
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài tập 8 trang 48 SBT GDCD 8: Em hãy tìm hiểu về nguy cơ mất an toàn từ các chất độc hại tại nơi em sinh sống và đề xuất các biện pháp phòng tránh những nguy cơ đó. Sau đó, giới thiệu, chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả tìm hiểu của mình.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài tập 7 trang 48 SBT GDCD 8: Thực hiện dự án “Cuộc sống an toàn”
Em hãy cùng nhóm bạn trong lớp tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn cháy, nổ. Sau đó, thiết kế các sản phẩm tuyên truyền để giới thiệu đến người dân ở nơi sinh sống nhằm giúp mọi người nâng cao hiểu biết, ý thức về phòng, chống tai nạn cháy, nổ và đảm bảo an toàn cuộc sống.
Gợi ý: Hình thức thể hiện các sản phẩm tuyên truyền như: tranh vẽ, bài viết, infographic,...
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài tập 6 trang 48 SBT GDCD 8: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Bạn P đang ở nhà một mình tại căn hộ tầng 27 của một chung cư 30 tầng. Bất chợt, bạn P phát hiện có tiếng chuông báo cháy. Bạn P liền mở cửa nhà ra và thấy mọi người đang hỗn loạn, một người hàng xóm báo động rằng đang có cháy lớn ở tầng 22, khói đang bốc lên.
Câu hỏi:
Theo em, trong trường hợp này, bạn P cần làm gì? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài tập 5 trang 47 SBT GDCD 8: Em hãy nêu một số biện pháp mà em biết hoặc đã thực hiện để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Nguy cơ tai nạn |
Biện pháp phòng ngừa |
1. Từ vũ khí |
|
2. Từ chất cháy, nổ |
|
3. Từ chất độc hại |
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu 7 trang 46 SBT GDCD 8: Quy trình bốn bước để xử lí một vụ cháy lớn được sắp xếp theo thứ tự nào dưới đây?
A. Báo động; cắt điện; gọi 114; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy.
B. Cắt điện; báo động; gọi 114; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy.
C. Báo động; cắt điện; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy; gọi 114.
D. Gọi 114; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy; báo động; cắt điện.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu 6 trang 46 SBT GDCD 8: Hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.
B. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
C. Buôn bán vũ khí, súng đạn.
D. Báo cháy giả.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu 5 trang 46 SBT GDCD 8: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần tránh thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Sử dụng thuốc bảo quản thực phẩm theo đúng quy định.
B. Chuyên chở vũ khí theo sự điều động của Nhà nước.
C. Đốt pháo trong ngày Tết, ngày cưới.
D. Sử dụng bếp gas để nấu ăn.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu 3 trang 46 SBT GDCD 8: Ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy là ngày nào dưới đây?
A. Ngày 4 tháng 10.
B. Ngày 10 tháng 4.
C. Ngày 14 tháng 4.
D. Ngày 14 tháng 10.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài tập 2 trang 44 SBT GDCD 8: Em hãy cho biết những ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
1. Tự do sử dụng vũ khí cần được Nhà nước và pháp luật tôn trọng. |
|
|
|
2. Những loại đạn pháo còn sót lại trong lòng đất sau chiến tranh sẽ không thể phát nổ. |
|
|
|
3. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. |
|
|
|
4. Chỉ những cá nhân nào được Nhà nước giao nhiệm vụ mới được sử dụng vũ khí. |
|
|
|
5. Súng săn không gây nguy hiểm lớn nên mọi người được phép sử dụng tự do. |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài tập 1 trang 44 SBT GDCD 8: Em hãy kể tên một số loại vũ khí, chất cháy, nổ, chất độc hại mà em biết, sau đó, nêu những nguy cơ tai nạn và hậu quả có thể xảy ra bằng cách hoàn thiện bảng dưới đây
|
Vũ khí |
Chất cháy, nổ |
Chất độc hại |
1. Các loại |
|
|
|
2. Nguy cơ gây tai nạn |
|
|
|
3. Hậu quả có thể xảy ra |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài tập 10 trang 43 SBT GDCD 8: Em hãy tìm hiểu và chia sẻ với các bạn trong lớp về một số trường hợp chi tiêu có kế hoạch mà em biết. Từ đó, rút ra cho mình những bài học về việc lập kế hoạch chi tiêu hợp lí
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài tập 9 trang 43 SBT GDCD 8: Em hãy trao đổi với bố mẹ để tìm hiểu về tình hình tài chính của gia đình trong một tháng. Sau đó, hãy lập một kế hoạch chi tiêu phù hợp trong mỗi tháng cho gia đình mình
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài tập 7 trang 43 SBT GDCD 8: Em hãy thiết kế một cuốn sổ ghi chép chi tiêu mà em học hỏi được từ trong cuộc sống và mọi người xung quanh. Sau đó, chia sẻ với các bạn trong lớp về cuốn sổ ghi chép đầy ý nghĩa này
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài tập 6 trang 42 SBT GDCD 8: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Vì bà nội bị ốm nặng nên bố mẹ bạn N phải về quê chăm sóc bà một tuần. Mẹ đưa bạn N và em trai 500 000 đồng để chi tiêu cho việc ăn uống trong một tuần. Ngày đầu tiên, bạn N không nấu cơm mà dẫn em trai ra ngoài ăn. Ngày thứ hai, bạn ấy lại tiếp tục mua những món ăn khoái khẩu của hai anh em. Do vậy, trong hai ngày, bạn N đã tiêu hết 150 000 đồng. Bạn N bắt đầu cảm thấy lo lắng và tự hỏi rằng, với số tiền còn lại, hai anh em sẽ chi tiêu như thế nào nếu bố mẹ chưa về.
Câu hỏi: Nếu em là bạn N, em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cho những ngày tiếp theo như thế nào?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài tập 5 trang 41 SBT GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Hằng tháng, bạn K đều lập kế hoạch chi tiêu của bản thân để cân đối các khoản chi tiêu sao cho hợp lí như: mua đồ ăn sáng, đồ dùng học tập, tiết kiệm, đi xem phim,... Khi thấy bạn K có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu, bạn M (bạn cùng lớp với bạn K) cho rằng việc làm này là không cần thiết.
Câu hỏi:
– Theo em, việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn K?
– Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn M? Vì sao?
Tình huống 2. Bạn H và nhóm bạn rủ nhau đi xem phim. Bạn H và các bạn muốn mua thêm nước uống, bỏng ngô nhưng không đủ tiền. Bạn H không suy nghĩ và lấy ngay số tiền mua đồ dùng học tập mà mẹ vừa đưa sáng nay để mua nước, bỏng ngô cho các bạn. Thấy vậy, các bạn trong nhóm đã khuyên bạn ấy không nên chi tiêu như vậy. Thế nhưng, bạn H lại nói: “Không cần phải tính toán làm gì, hết tiền thì mình lại xin bố mẹ”.
Câu hỏi:
– Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của bạn H?
– Nếu em là bạn của bạn H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào để có thói quen chi tiêu tốt hơn?
Tình huống 3. Bạn T có dự định sẽ tặng quà sinh nhật mẹ vào năm tháng tới. Vì vậy, bạn T đã lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân mình trong năm tháng. Tháng thứ nhất và thứ hai, bạn thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập. Nhưng đến tháng thứ ba, bạn T không thực hiện được vì đã chi tiêu không kiểm soát. Bạn T đang băn khoăn vì không biết liệu mình có thể mua được món quà tặng mẹ vào ngày sinh nhật được hay không.
Câu hỏi:
Nếu em là bạn của bạn T, em sẽ hướng dẫn bạn T như thế nào để bạn ấy biết các cách chi tiêu và có thể hoàn thành kế hoạch chi tiêu đã lập?
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài tập 4 trang 40 SBT GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao.
STT |
Ý kiến |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Giải thích |
1 |
Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu nhằm mục an đích tiết kiệm. |
|
|
|
2 |
Người dư dả tiền bạc thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. |
|
|
|
3 |
Lập kế hoạch chi tiêu nhằm giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống và học tập. |
|
|
|
4 |
Lập kế hoạch chi tiêu giúp mỗi người không lãng phí và không bị nợ nần. |
|
|
|
5 |
Lập kế hoạch chỉ tiêu sẽ giúp mỗi người quản lí được tài chính của bản thân ở hiện tại và tương lai. |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài tập 3 trang 39 SBT GDCD 8: Em hãy trả lời và nêu ví dụ minh hoạ đối với các nội dung/ câu hỏi trong bảng dưới đây
STT |
Nội dung/ câu hỏi |
Trả lời |
Ví dụ minh họa |
1 |
Kế hoạch chi tiêu là gì? |
|
|
2 |
Vì sao cần phải lập kế hoạch chi tiêu? |
|
|
3 |
Liệt kê các cách chi tiêu phù hợp mà em biết. |
|
|
4 |
Kể tên các bước để lập kế hoạch chi tiêu. |
|
|
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài tập 2 trang 39 SBT GDCD 8: Em hãy nối nội dung của cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp
Cột A |
|
Cột B |
Bước 1 |
|
a. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. |
Bước 2 |
|
b.Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân. |
Bước 3 |
|
c. Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu. |
Bước 4 |
|
d. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. |
Bước 5 |
|
e. Điều chỉnh cách thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi. |
Bước 6 |
|
g. Cam kết thực hiện kế hoạch. |
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu 4 trang 38 SBT GDCD 8: Khi lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần phải làm gì? (Chọn câu trả lời đúng nhất).
A. Xác định mục tiêu.
B. Thay đổi mục tiêu tài chính.
C. Xác định thời hạn.
D. Xác định mục tiêu và thời hạn.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Câu 3 trang 38 SBT GDCD 8: Để tạo thói quen chi tiêu hợp lí, chúng ta cần làm gì?
A. Ghi lại nhật kí chi tiêu.
B. Chi tiêu cho đến khi hết tiền.
C. Quyết định mua khi đi ra cửa hàng.
D. Kiểm tra số tiền có trong túi/ ví của mình.
Sách bài tập GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu