Câu hỏi:

177 lượt xem
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng ( hoặc một thư viện) mà em biết.
b, Viết đoạn văn ngắn về một đội bóng ( hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a, Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng ( hoặc một thư viện) mà em biết.

Hè năm ngoái, tôi đã cùng các bạn trong lớp có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Những hình ảnh ấn tượng tại viện bảo tàng đã để lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi. Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm ở số 02 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, bên trong sở thú về phía bên trái và đối diện với Đền thờ Vua Hùng. Trước bảo tàng là một khoảng sân rộng và luôn lộng gió. Cả tòa nhà được xây theo lối kiến trúc Đông Dương cổ, với những mái ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Đã một thế kỉ trôi qua kể từ khi được xây dựng vào năm 1929, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vẫn giữ cho mình vẻ đẹp cuốn hút, khiến bất cứ ai cũng phải say đắm. Thời gian có lẽ chỉ làm tăng thêm nét quyến rũ, đượm màu rêu phong, cổ kính cho nơi đây. Dạo bước quanh Bảo tàng, tôi như vị khách du hành xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định, chuyên đề đặc biệt. Mỗi gian phòng là một thời kỳ khác nhau, giúp cho du khách được trải nghiệm lại nước Việt Nam từ thời kỳ tiền sử cho đến hết thời nhà Nguyễn. Bên cạnh mỗi hiện vật là những chú thích vô cùng chi tiết, giúp người đến tham quan cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về lịch sử cội nguồn của những đồ vật cổ xưa này. Qua đó mà ta hiểu thêm về cuộc sống của người dân nước ta ở nhiều nhiều năm về trước. Hiện vật được trưng bày không chỉ thể hiện quá trình lịch sử phát triển mà còn tô đậm nét văn hóa của Việt Nam. Một số khu vực trưng bày những bộ xiêm y sặc sỡ và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc, tạo thành một dải rực rỡ màu sắc. Những hiện vật và khung cảnh cổ kính trong bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã níu lấy bước chân, khiến tụi học sinh chúng tôi chẳng muốn ra về. Khiến tôi thêm yêu, tự hào về lịch sử lâu đời của Việt Nam. Tôi cũng đã chụp rất nhiều bức ảnh kỉ niệm trong không gian thơ mộng và cổ kính của bảo tàng. Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi đây vào một ngày không xa.

b, Viết đoạn văn ngắn về một đội bóng ( hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích.

Hôm vừa rồi em đã được xem trận đấu mở màn Asian cup 2019 của đội tuyển Việt Nam. Trận đấu diễn ra vô cùng sôi nổi ngay từ những phút đầu tiên. Đội hình ra sân của đội tuyển Việt Nam không có nhiều khác biệt ngoài vị trí của Đình Trọng phải nghỉ do chấn thương. Thiếu đi một mắt xích quan trọng ở hàng thủ nhưng sự thay thế là Thành Chung cũng mang lại sự yên tâm cho các đồng đội cũng như người hâm mộ. Ở tuyến giữa Quang Hải vẫn là cái tên không thể thiếu. Trận đấu bắt đầu mới được 4 phút thì Quang Hải đã có một cú sút xa vô cùng hoàn hảo. Bóng chạm vào tay thủ môn nhưng cuối cùng vẫn bay vào lưới. 1-0 cho đội tuyển Việt Nam. Đây cũng là tỉ số của hiệp 1. Sáng đến hiệp 2, cả hai đội có nhiều cơ hội nguy hiểm hơn. Thủ môn Văn Lâm ở phút thứ 65 của trận đấu đã có một pha bay người bắt bóng đầy đẳng cấp và giúp đội tuyển Việt Nam giữ sạch lưới. Phút thứ 89, Quang Hải chuyền bóng cho Công Phượng. Một mình Công Phượng đi bóng qua 3 cầu thủ của đội tuyển Iraq và đánh lừa cả thủ môn đội bạn để nâng tỉ số lên 2-0 cho đội tuyển Việt Nam. Trận đấu kết thúc, hàng triệu con tim của người dân Việt Nam như vỡ òa. Mỗi lần được xem đội tuyển Việt Nam thi đấu là em lại cảm thấy vô cùng hào hứng và phấn khích. Tình yêu thể thao trong em cũng ngày một lớn dần lên.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 26:
Tự luận

Nhà bác học Niu-tơn lớp 4 (trang 107, 108) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Từ nhỏ, Niu-tơn đã có tài quan sát. Một lần, trên đường đến trường, cậu bé Niu-tơn thấy cái bóng của mình ngả dài ra phía trước; đến trưa thì bóng ngắn lại; chiều, nó lại đổi hướng và dài ra. Cậu bé phát hiện ra rằng: Bóng người là do ảnh Mặt Trời chiếu xuống tạo thành, mà Mặt Trời thì luôn dịch chuyển trên bầu trời nên cái bóng cũng thay đổi theo. Về nhà, cậu làm ngay một chiếc đồng hồ dựa vào bóng nắng. Cậu chỉ vào một vạch trên đồng hồ, nói với bà ngoại: “Khi bóng đổ xuống đây thì bà có thể biết là cháu đã tan học.”.

Năm 22 tuổi, Niu-tơn trở thành giảng viên đại học. Nhưng một trận dịch hạch lớn xảy ra, trường học phải đóng cửa, ông đành về quê lánh nạn. Một lần, Niu-tơn ngồi đọc sách trong vườn. Bỗng một quả táo rụng xuống đầu ông. Ông băn khoăn tự hỏi: “Tại sao quả táo chín lại rơi xuống mà không bay lên trời? Trái Đất có cái gì hút nó chăng?'. Từ đó, ông bắt tay vào nghiên cứu và khám phá ra một định luật nổi tiếng.

Những thành tựu rực rỡ mà Niu-tơn đạt được chủ yếu là do ông say mê nghiên cứu. Khi suy nghĩ về một vấn đề gì, ông thường quên hết mọi thứ xung quanh. Có lần, Niu-tơn mời bạn đến ăn cơm. Người bạn đến giữa lúc ông đang mải mê làm việc. Chờ không được, người bạn đành ăn trước rồi ra về. Mãi lâu sau, Niu-tơn mới bước ra khỏi phòng làm việc. Nhìn thấy bát đĩa đã dùng để trên bàn, ông ngạc nhiên nói: “Chết thật! Vậy mà mình cứ tưởng là chưa ăn.”.

Nhờ thông minh, lại say mê nghiên cứu, Niu-tơn đã có những cống hiến lớn cho nhân loại.

Theo Nguyễn Trang Hương

Chi tiết nào cho thấy cậu bé Niu-tơn rất có tài quan sát?


6 tháng trước 62 lượt xem
Câu 34:
Câu 37:
Tự luận

Vòng quanh trái đất lớp 4 (trang 111, 112) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ngày 20-9-1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiến thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Mác-fan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8-9-1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của hạm đội Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái

Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng được giao nhiệm vụ gì?


6 tháng trước 73 lượt xem
Câu 49:
Tự luận

Nụ cười Ga-ga-rin lớp 4 (trang 113, 114) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ngày 14-4-1961, báo chí tất cả các nước đều đưa tin: “Con người đã bay vào vũ trụ.'. Người đầu tiên thực hiện chuyến bay ấy hai ngày trước trên con tàu Phương Đông 1 của Liên Xô là phi công vũ trụ Ga-ga-rin.

Tin tức về chuyến bay chấn động toàn thế giới. Ở Mát-xcơ-va đã diễn ra một cuộc diễu hành tự phát dài 10 ki-lô-mét xuyên thành phố với sự tham gia của hàng triệu người dân mừng sự kiện này.

Ga-ga-rin sinh ra trong một gia đình nông dân ở miền tây nước Nga. Làng quê ông bị phát xít Đức xâm chiếm khi ông mới là cậu bé lên bảy. Gia đình ông bị đuổi khỏi nhà và phải sống trong một túp lều đắp bằng bùn. Chiến tranh kết thúc, Ga-ga-rin vừa đi học vừa làm trong một xưởng đúc. Có một chi tiết thú vị là khi tên lửa chuẩn bị xuất phát, nhà du hành vũ trụ xuất thân thợ đúc đã buông một câu nói mộc mạc không theo nghi thức vào máy bộ đàm: “Đi thôi!”.

Ga-ga-rin là một nhân vật đầy sức cuốn hút, với gương mặt luôn nở nụ cười. Người ta từng nói rằng nụ cười của Ga-ga-rin có thể làm tan chảy những trái tim sắt đá nhất. Sức hút và nụ cười dễ mến của ông đã nhanh chóng chinh phục mọi người. Những lời mời dành cho nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã đến trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Y-oóc (Mỹ) và thăm hàng chục nước.

Ở Anh, có một khoảnh khắc khá nổi tiếng khi ông đến thành phố Man-che-xtơ. Bất chấp trời mưa, ông vẫn đứng trong chiếc xe mui trần để vẫy chào công chúng. Ông giải thích điều đó với lí lẽ thật giản dị: “Mọi người đến đây để nhìn thấy tôi mà.”.

Theo XTI-Vân Đạo-Linh

Tin tức về chuyến bay của Ga-ga-rin được thế giới đón nhận như thế nào?


6 tháng trước 59 lượt xem
Câu 57:
Tự luận

Một trí tuệ Việt Nam lớp 4 (trang 116, 117) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Tôn Thất Tùng sinh ra trong một gia đình quan lại nhưng chọn con đường làm bác sĩ. Thời trai trẻ của ông trôi qua trong bốn bức tường bệnh viện. Miệt mài suốt bốn năm trong các phòng mổ xác, Tôn Thất Tùng đã mổ và nghiên cứu hơn 200 lá gan. Kết quả lao động ấy đã giúp ông hoàn thành một công trình về gan, được Trường Đại học Pa-ri tặng Huy chương Bạc. Đến năm 1939, Tôn Thất Tùng đề xuất một phương pháp cắt gan mới. Công trình được gửi sang Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri nhưng không được hoan nghênh vì nó quá mới.

Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bác sĩ Tôn Thất Tùng rời Hà Nội lên chiến khu. Những lần bị giặc càn quét, nhà cửa, tài sản của ông bị đốt trụi nhưng bộ đồ mổ thì không suy suyển. Vừa dạy học để đào tạo cán bộ y tế, vừa cầm dao mổ, ông luôn có mặt trong các trạm phẫu thuật tiền phương của nhiều chiến dịch lớn.

Hoà bình lập lại, ông làm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn. Năm 1958, ông thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng là người đặt nền móng cho khoa mổ sọ não. Năm 1963, ông hoàn thiện và giới thiệu phương pháp cắt gan của mình. Phương pháp này được ghi vào một số từ điển y khoa quốc tế với tên gọi “phương pháp Tôn Thất Tùng”.

Với những cống hiến xuất sắc của mình, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông cũng là một trong mười hai người trên thế giới và là người duy nhất ở Việt Nam được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri tặng Huy chương Phẫu thuật Quốc tế.

Theo Linh Quang

Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọn tâm huyết cho con đường mình chọn như thế nào?


6 tháng trước 85 lượt xem
Câu 67:
Tự luận

Tự đánh giá trang 119, 120 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô sáu tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc lớn. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ lẻn ra khỏi phòng khách.

Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng, cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hỉ hả nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.

Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben.

Theo sách Gương hiếu học của 100 danh nhân đoạt giải Nô-ben

Khi nhận thấy hiện tượng lạ, cô bé Ma-ri-a đã làm gì? Tìm ý đúng:

a, Chỉ ngồi lặng lẽ quan sát

b, Chỉ tự đặt cho mình câu hỏi

c, Chỉ ngồi nghĩ cách giải thích

d, Vào bếp, tự mình làm thí nghiệm


6 tháng trước 88 lượt xem