Câu hỏi:
95 lượt xemLời giải
Hướng dẫn giải:
a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Mẫu: Từ nhỏ, em đã được bà kể cho nghe rất nhiều những câu chuyện cổ tích. Nào là Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa… Nhưng em thích nhất vẫn là truyện Cây tre trăm đốt.
b. Thân bài: Kể lại truyện Cây tre trăm đốt theo sườn các sự kiện sau:
- Anh nông dân chăm chỉ, hiền lành đến làm thuê cho nhà phú ông
- Thấy anh làm việc giỏi, ông hứa nếu ở lại và làm cho nhà ông 3 năm không lấy tiền công thì sẽ gả con gái cho
- Sau ba năm, anh nông dân đã giúp phú ông có thêm nhiều của cải
- Đến hẹn, anh xin phú ông cưới con gái nhưng bị lão tìm cớ để lừa gạt
- Phú ông đòi sính lễ là một cây tre có trăm đốt
- Anh nông dân lên rừng tìm mãi nhưng không có cây tre nào đủ 100 đốt
- Ở nhà, phú ông tổ chức đám cưới cho con gái mình với con trai của một phú hộ khác
- Nhờ có bụt giúp đỡ, dạy cho 2 câu thần chú để gắn 100 đốt tre rời thành một cây tre, anh nông dân liền chạy về để cưới vợ
- Nhìn thấy đám cưới đang tổ chức linh đình, anh phát hiện mình bị lừa nên rất tức giận
- Anh dùng câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập, dính lão phú ông vào thân tre trăm đốt, lão nhà giàu kia muốn cứu ông ta nên cũng dính vào
- Mãi khi lão phú ông chịu thực hiện lời hứa ba năm trước, anh mới thả ra
- Thế là, anh nông dân hiền lành cưới được vợ như mong ước và sống cuộc sống bình yên, hạnh phúc
c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa của câu chuyện
Mẫu: Qua câu chuyện Cây tre trăm đốt, em học được bài học vô cùng ý nghĩa. Đó là không được tham lam, lừa dối người khác. Phải biết làm việc chăm chỉ, trung thực. Như vậy mới được mọi người yêu quý, tin tưởng. Đây cũng chính là ý nghĩa của những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể cho em nghe.
Câu 9: Có những loại trạng ngữ nào? Liệt kê một số trạng ngữ tiêu biểu.
Câu 11: Trình bày đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Sọ Dừa” là?
Câu 5: Văn bản Sọ Dừa được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.
Câu 7: Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?
Câu 14: Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?
Câu 2: Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Cậu bé thông minh” là?
Câu 7: Văn bản “Cậu bé thông minh” được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.
Câu 9: Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Câu 13: Theo em, chủ đề của truyện Em bé thông minh là gì?
Câu 2: Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?
Câu 5: Nêu bố cục và ý nghĩa của các phần trong văn bản “Chuyện cổ nước mình”.
Câu 8: Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.
Câu 10: Theo em, cụm từ 'người thơm' trong câu 'thị thơm thì giấu người thơm' có ý nghĩa gì?
Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:
a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.
c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.
Câu 2: Văn bản “Non-bu và Heng-bu” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Non-bu và Heng-bu” và ý nghĩa của từng phần.
Câu 3: Để kể lại một truyện cổ tích, ta cần thực hiện theo mấy bước? Kể tên.
Câu 5: Viết một bài văn ngắn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.
Câu 2: Để kể lại một truyện cổ tích, cần chuẩn bị theo mấy bước? Kể tên.
Câu 4: Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?