Câu hỏi:
96 lượt xemCâu 4: Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau:
a. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
b. Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a. Các trạng ngữ trong đoạn văn đứng đầu các câu: Năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay
Tác dụng: giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
b. Các trạng ngữ chỉ thời gian, mục đich đứng đầu hoặc cuối các câu: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng
Tác dụng: góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.
Câu 9: Có những loại trạng ngữ nào? Liệt kê một số trạng ngữ tiêu biểu.
Câu 11: Trình bày đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Sọ Dừa” là?
Câu 5: Văn bản Sọ Dừa được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.
Câu 7: Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?
Câu 14: Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?
Câu 2: Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Cậu bé thông minh” là?
Câu 9: Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Câu 13: Theo em, chủ đề của truyện Em bé thông minh là gì?
Câu 2: Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?
Câu 5: Nêu bố cục và ý nghĩa của các phần trong văn bản “Chuyện cổ nước mình”.
Câu 8: Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.
Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:
a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.
c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.
Câu 2: Văn bản “Non-bu và Heng-bu” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Non-bu và Heng-bu” và ý nghĩa của từng phần.
Câu 3: Để kể lại một truyện cổ tích, ta cần thực hiện theo mấy bước? Kể tên.
Câu 5: Viết một bài văn ngắn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.
Câu 2: Để kể lại một truyện cổ tích, cần chuẩn bị theo mấy bước? Kể tên.
Câu 4: Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?