300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 8)

Bộ 4000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 8 chi tiết nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

1 349 lượt xem


300 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 8)

ĐỌC

Tri thức Ngữ văn trang 37

* Tri thức đọc hiểu

Câu 1: Truyện cổ tích là gì?

Lời giải:

Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật.

Câu 2: Truyện cổ tích được chia làm mấy loại? Kể tên.

Lời giải:

- Truyện cổ tích được chia thành ba loại sau:

+ Cổ tích về loài vật

+ Cổ tích thần kì

+ Cổ tích sinh hoạt

Câu 3: Nêu những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích

Lời giải:

- Đặc trưng của truyện cổ tích:

+ Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo

+ Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

+ Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

Câu 4: Đề tài là gì?

Lời giải:

Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản.

Câu 5: Chủ đề là gì?

Lời giải:

 Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cải thiện chiến thắng cái ác.

Câu 6: Người kể chuyện là gì?

Lời giải:

Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc.

Câu 7: Lời của người kể chuyện là gì?

Lời giải:

- Lời của người kể chuyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,...

*Tri thức tiếng Việt

Câu 8: Trạng ngữ là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.

- Ví dụ: Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le nguồn chiêm bờ cõi nước ta.

(Trạng ngữ: Hồi đó)

Câu 9: Có những loại trạng ngữ nào? Liệt kê một số trạng ngữ tiêu biểu.

Lời giải:

- Có nhiều loại trạng ngữ: trạng ngữ chỉ thời gian, phương tiện, nơi chốn, cách thức, …

- Một số trạng ngữ tiêu biểu:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

+ Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 10: Trạng ngữ có vai trò như thế nào trong câu?

Lời giải:

- Trạng ngữ có vai trò là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.

Câu 11: Trình bày đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ.

Lời giải:

Đặc điểm của trạng ngữ:

- Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;

+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.

- Chức năng liên kết câu:

+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.

+ Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, ...

VĂN BẢN ĐỌC

Sọ Dừa

Câu 1: Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?

Lời giải:

- Có những khi em đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài, ví dụ nhìn bạn nào xinh xắn em sẽ đánh giá là người tốt, còn bạn nào không ưa nhìn em sẽ nghĩ là người xấu.

- Cách đánh giá như vậy không hoàn toàn chính xác, vì hình thức bên ngoài không thể hiện hết được về một con người.

Câu 2: Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?

Lời giải:

- Nhan đề văn bản nghe rất lạ, gợi cho em liên tưởng đến một cái sọ dừa

Câu 3: Văn bản “Sọ Dừa” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Sọ Dừa” thuộc thể loại truyện cổ tích

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Sọ Dừa” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Sọ Dừa” là tự sự.

Câu 4: Truyện “Sọ Dừa” được kể theo ngôi nào? Vì sao?

Lời giải:

Truyện “Sọ Dừa” được kể theo ngôi thứ 3

- Vì kể theo ngôi thứ 3 sẽ giúp câu chuyện trở nên khách quan hơn.

Câu 5: Văn bản Sọ Dừa được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.

Lời giải:

Văn bản Sọ Dừa được chia thành 3 phần.

- Phần 1: Từ đầu đến “đặt tên cho nó là Sọ Dừa”: Sự ra đời của Sọ Dừa.

- Phần 2: Tiếp theo đến “phòng khi dùng đến”: Sự tài giỏi của Sọ Dừa và chàng lấy cô em út quay về hình dạng tuấn tú, đỗ trạng nguyên.

- Phần 3: Phần còn lại: Cô em út bị hãm hại và hai vợ chồng đoàn tụ.

Câu 6: Nêu nội dung chính của văn bản Sọ Dừa.

Lời giải:

- Nội dung chính: Truyện cổ tích Sọ Dừa với nhân vật chính có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật, bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

Câu 7: Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?

Lời giải:

- Phần mở đầu có chi tiết bà mẹ vào rừng hái củi, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước đã uống và rồi có mang. Sau đó, bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như quả dừa.

Như vậy, những chi tiết này giúp em biết sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa

Câu 8: Theo em, Sọ Dừa có tìm được lễ vật hay không?

Lời giải:

- Theo em, Sọ Dừa sẽ tìm được lễ vật.

- Vì Sọ Dừa là người thiện mà những con người thiện thường được giúp đỡ “Ở hiền gặp lành”

Câu 9: Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người mang lốt vật...), nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?

Lời giải:

- Truyện cổ tích Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh - người có hình dạng xấu xí.

Câu 10: Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện:

a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.

b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.

c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.

d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.

đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.

e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.

g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.

Lời giải:

Sắp xếp các sự việc theo trình tự đúng: a - h - d - b - đ - e - c - g

Câu 11: Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa?

Lời giải:

- Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm:

+ Chàng chăn bò rất giỏi

+ Tài thổi sáo rất hay

+ Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông

+ Đỗ trạng nguyên

+ Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến)

Câu 12: Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa. Theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?

Lời giải:

- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

+ Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

+ Sọ Dừa không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Vai trò của các yếu tố kì ảo:

+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiến lên một trang mới.

+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống

+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn hơn với người đọc.

Câu 13: Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Lời giải:

Đề tài của truyện: Đề cao giá trị vẻ đẹp đích thực bên trong của con người.

Câu 14: Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?

Lời giải:

Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người: Chúng ta không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà nên nhìn nhận những phẩm chất, tính cách tốt đẹp bên trong con người họ.

Câu 15: Tóm tắt văn bản Sọ Dừa.

Lời giải:

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo, ăn ở hiền lành, đã ngoài năm mươi nhưng vẫn chưa có con. Một hôm người vợ ra đồng khát nước, thấy cái sọ dừa đầy nước, bà bèn uống nước, sau đó mang thai và sinh ra đứa trẻ không chân, không tay, tròn như quả dừa. Bà nuôi nấng, tới khi lớn lên, Sọ Dừa nhờ mẹ xin phú ông cho đi chăn bò. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Một hôm, cô con gái út nhà phú ông mang cơm thì thấy Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô nên đem lòng yêu thương, có của ngon đều giấu cho chàng. Cuối mùa, Sọ Dừa giục mẹ sang đến hỏi con gái phú ông làm vợ, chỉ có cô con gái út đồng ý làm vợ Sọ Dừa. Ngày cưới, Sọ Dừa bước ra là một chàng trai tuấn tú. Trước khi Sọ Dừa lên kinh thi dặn dò vợ luôn mang theo mình quả trứng gà, con dao, hòn đá lửa. Sau đó, vợ Sọ Dừa bị hai chị hãm hại, nàng bị cá kình nuốt cô vào bụng. Cô lấy dao, rạch bụng cá, thoát chết, trôi dạt vào một hòn đảo. Đến khi Sọ Dừa đỗ quan trạng trở về, Sọ Dừa đón vợ trên đảo trở về và mở tiệc mừng. Hai cô chị sau bữa tiệc nhìn thấy em út xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

Em bé thông minh

Câu 1: Người như thế nào được xem là người thông minh?

Lời giải:

- Theo em, người thông minh là người có năng lực hiểu nhanh, tiếp thu nhanh mọi vấn đề, tìm ra cách xử lí nhanh chóng mọi tình huống, vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Câu 2: Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?

Lời giải:

- Theo em, người thông minh có thể giúp mọi người tìm được phương án giải quyết nhanh những khó khăn trong cuộc sống.

Câu 3: Chi tiết em bé giải câu đố bằng cách “hát lên một câu” cho em biết điều gì về nhân vật này?

Lời giải:

Chi tiết em bé 'hát lên một câu' cho em thấy trước câu đố hóc búa không ai giải được, cậu bé vừa chơi đùa vừa cất lên câu hát. Điều này chứng tỏ thử thách không làm cậu bé sợ hãi mà cậu vẫn hồn nhiên.

Câu 4: Văn bản “Cậu bé thông minh” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

Văn bản “Cậu bé thông minh” thuộc thể loại truyện cổ tích.

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Cậu bé thông minh” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong văn bản “Cậu bé thông minh” là tự sự.

Câu 6: Truyện “Cậu bé thông minh” được kể theo ngôi nào? Vì sao?

Lời giải:

Truyện “Cậu bé thông minh” được kể theo ngôi thứ 3

- Cách kể theo ngôi này giúp câu chuyện trở nên khách quan hơn.

Câu 7: Văn bản “Cậu bé thông minh” được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần.

Lời giải:

Văn bản “Cậu bé thông minh” được chia thành 3 phần.

- Phần 1: Từ đầu đến “về tâu vua”: Vua sai quan đi tìm người tài.

- Phần 2: Tiếp theo đến “ban thưởng rất hậu”: Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé

- Phần 3: Phần còn lại: Cậu bé được phong làm trạng nguyên.

Câu 8: Nêu nội dung chính của văn bản “Cậu bé thông minh”.

Lời giải:

- Nội dung chính: Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm…) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Câu 9: Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

Lời giải:

- Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.

Câu 10: Đọc đoạn văn sau:

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Đây là lời của người kể chuyện hay lời nhân vật? Vì sao em cho là như vậy?

Lời giải:

- Đây là lời của người kể chuyện

- Vì đây là phần lời người kể đang tường thuật lại sự việc diễn ra.

Câu 11: Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

Lời giải:

- Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:

+ Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi trâu của cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

+ Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.

+ Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

+ Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần hỏi làm sao để xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc xoắn dài.

- Các thử thách có ý nghĩa trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh là: Cậu bé đã trải qua các thử thách theo cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Từ đó, ta thấy rõ sự thông minh của cậu bé.

Câu 12: Em đánh giá như thế nào về kết thúc của truyện?

Lời giải:

- Truyện kết thúc có hậu, em bé được phong làm trạng nguyên. Em thấy đó là phần thưởng xứng đáng với tài năng, trí tuệ của em.

Câu 13: Theo em, chủ đề của truyện Em bé thông minh là gì?

Lời giải:

- Theo em, chủ đề của truyện là đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo.

Câu 14: Lời giải đố của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta.

Lời giải:

- Lời giải đó của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ hiện thực đời sống giúp chúng ta có thể giải quyết những tình huống từ thực tiễn mà sách vở không thể cung cấp hết cho chúng ta.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Chuyện cổ nước mình

Câu 1: Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Lời giải:

- Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Thạch Sanh, Thánh Gióng,…

Câu 2: Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?

Lời giải:

- Em thích những nhân vật như: cô Tấm, Sọ Dừa, Sơn Tinh, Thạch Sanh,..Những câu chuyện này ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của những con người lao động hiền lành, chân thật, sống với lòng hiếu thảo, tình yêu tha thiết, mạnh mẽ đứng lên chống lại cái ác, cái xấu và sự chung thuỷ qua các kiểu nhân vật.

Câu 3: Văn bản “Chuyện cổ nước mình” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

- Văn bản “Chuyện cổ nước mình” thuộc thể loại thơ lục bát.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Chuyện cổ nước mình” là?

Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Chuyện cổ nước mình” là biểu cảm.

Câu 5: Nêu bố cục và ý nghĩa của các phần trong văn bản “Chuyện cổ nước mình”.

Lời giải:

- Phần 1 (Từ đầu đến …chẳng ra việc gì): Bài học cha ông để lại qua câu chuyện cổ.

- Phần 2 (Còn lại): Ý nghĩa của những câu chuyện cổ.

Câu 6: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết những dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó.

Lời giải:

- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

- Dấu hiệu: Bài thơ gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

Câu 7: Qua lời thơ, em nhận thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

Lời giải:

- Qua lời thơ, em nhận thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ đó là:

“Ở hiền thì lại gặp hiền”: liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh

“Thị thơm thị giấu người thơm”: liên tưởng đến chuyện Tấm Cám

“Đẽo cày theo ý người ta”: liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.

Câu 8: Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.

Lời giải:

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì”

Câu 9: Em hiểu thế nào về các câu thơ 'Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình'.

Lời giải:

- Câu thơ 'Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình' có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.

Câu 10: Theo em, cụm từ 'người thơm' trong câu 'thị thơm thì giấu người thơm' có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Câu thơ 'thị thơm thì giấu người thơm' thì 'người thơm' được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện

Câu 11: Qua câu thơ 'Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau', tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Lời giải:

- Qua câu thơ 'Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau', tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí.

Thực hành tiếng Việt trang 48

Câu 1: Trạng ngữ là gì? Nêu ví dụ.

Lời giải:

Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.

- Ví dụ: Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le nguồn chiêm bờ cõi nước ta.

(Trạng ngữ: Hồi đó)

Câu 2: Nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu.

Lời giải:

- Trạng ngữ có vai trò là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.

Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:

a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.

c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.

Lời giải:

a. Trạng ngữ chỉ thời gian: “ngày cưới”

Trạng ngữ chỉ nơi chốn: “trong nhà Sọ Dừa”

b. Trạng ngữ chỉ thời gian: “đúng lúc rước dâu”

c. Trạng ngữ chỉ thời gian: “Lập tức”

d. Trạng ngữ chỉ thời gian: “Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ”

Câu 4: Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau:

a. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.

b. Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.

Lời giải:

a. Các trạng ngữ trong đoạn văn đứng đầu các câu: Năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay

Tác dụng: giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

b. Các trạng ngữ chỉ thời gian, mục đich đứng đầu hoặc cuối các câu: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng

Tác dụng: góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau:

Một hôm, cô út vừa mang cơm đến chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.

a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.

b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.

Lời giải:

a. Các từ láy trong đoạn văn: véo von, rón rén

b. Tác dụng: các từ láy có tác dụng miêu tả âm thanh, làm cho đoạn văn thêm sống động, hấp dẫn người đọc.

Câu 6: Đọc đoạn văn sau:

Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

a. Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.

b. Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó.

Lời giải:

a. Thành ngữ: “mở cờ trong bụng”

b. Ý nghĩa: thể hiện niềm vui mừng, hạnh phúc

Câu 7: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

Lời giải:

Đoạn văn mẫu tham khảo

Trong kho tàng truyện cổ tích, “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích hấp dẫn. Trong truyện, em bé là nhân vật có tài năng hơn người. Mỗi thử thách trong truyện được giải quyết, người đọc lại cảm thấy thật thích thú. Trải qua mỗi thử thách, em bé đều có thể dễ dàng giải quyết một cách tài tình, hợp lí. Trí thông minh của nhân vật có được là từ kinh nghiệm trong cuộc sống, chứ không phải trải qua quá trình học tập. Qua truyện này, nhân dân ta muốn đề cao trí thông minh của con người. Nhưng kết thúc truyện nhà vua đã đón em bé vào cung cho học tập. Thì điều này cũng khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục trong cuộc sống. Sau khi đọc xong truyện, em đã nhận ra nhiều bài học ý nghĩa.

Trạng ngữ: Trong kho tàng truyện cổ tích, Trong truyện, Sau khi đọc xong truyện.

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

Non-bu và Heng-bu

Câu 1: “Non-bu và Heng-bu” thuộc thể loại nào?

Lời giải:

- “Non-bu và Heng-bu” thuộc thể loại truyện cổ tích.

Câu 2: Văn bản Non-bu và Heng-bu” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Lời giải:

- Văn bản Non-bu và Heng-bu” được kể theo ngôi thứ 3

- Cách kể theo ngôi này giúp câu chuyện trở nên khách quan hơn.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản Non-bu và Heng-bu” là?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản Non-bu và Heng-bu” là tự sự.

Câu 4: Nêu bố cục của văn bản Non-bu và Heng-bu” và ý nghĩa của từng phần.

Lời giải:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...vô cùng giàu có): Quá trình Heng-bu trở nên giàu có

- Phần 2 (Còn lại): Sự trả giá của Non-bu vì sự tham lam.

Câu 5: Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu.

Lời giải:

- Đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu:

+ Cốt truyện: truyện kể theo trình tự thời gian, bắt đầu từ “ngày xưa” và kết thúc có hậu, người ở hiền gặp lành, kẻ độc ác bị trừng trị. Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo: người em bổ hạt bầu ra, nhả ra trân châu, hồng ngọc, tiền bạc; người anh bổ quả bầu thì hiện ra các tráng sĩ, yêu tinh…

+ Kiểu nhân vật: truyện thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại, phải trải qua nhiều thử thách và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu.

+ Phẩm chất nhân vật: thông qua những hành động, các nhân vật thể hiện phẩm chất của mình. Nhân vật người em bộc lộ phẩm chất hiền lành, tốt bụng, có tám lòng nhân hậu. Người anh trai tham lam, độc ác, tàn nhẫn.

+ Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng, kẻ độc ác bị trừng trị.

Câu 6: Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản này?

Lời giải:

- Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản là: trong cuộc sống cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống hiền lành, thiện lương, không lam tham

Câu 7: Tóm tắt văn bản “Non-bu và Heng-bu”.

Lời giải:

Ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em, anh trai Non-bu tham lam xấu tính và em trai Heng-bu tốt bụng, hiền lành. Tuy bị người anh cướp hết tài sản người cha để lại nhưng Heng-bu vẫn chăm chỉ làm ăn, thậm chí còn giúp đỡ người khác. Còn người anh thì xua đuổi em mình lúc em khốn khó nhất. Trong một lần cứu chú chim nhạn non, gia đình Heng-bu được đền ơn bằng hạt bầu. Khi trồng, cây bầu mang đến trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, tiền bạc. Người anh biết được sự tình đó, cố tình bắt bước người em nuôi một đôi chim nhạn. Chờ mãi không được, Non-bu đã lôi một chú chim non bẻ chân rồi băng bó lại, dặn dò nhớ trả ơn. Rồi con chim cũng quay lại ngậm một hạt bầu. Người anh hớn hở trồng thế nhưng cứ bổ một quả bầu thì mọi tai họa, trừng phạt người anh trai. Người anh trai trở nên nghèo đói. Heng-bu nghe tin vội chạy đến mời gia đình anh trai về chung sống với mình.

VIẾT

Kể lại một truyện cổ tích trang 52
 

Câu 1: Kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn gì?

Lời giải:

Kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện.

Câu 2: Nêu các yêu cầu khi kể lại một truyện cổ tích.

Lời giải:

Các yêu cầu khi kể lại một truyện cổ tích:

+ Người kể sử dụng ngôi thứ ba

+ Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian

+ Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường

+ Bài văn gồm có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

Câu 3: Để kể lại một truyện cổ tích, ta cần thực hiện theo mấy bước? Kể tên.

Lời giải:

Để kể lại một truyện cổ tích, ta cần thực hiện theo 4 bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

+ Bước 3: Viết bài

+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Câu 4: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một truyện cổ tích.

Lời giải:

a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Mẫu: Từ nhỏ, em đã được bà kể cho nghe rất nhiều những câu chuyện cổ tích. Nào là Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa… Nhưng em thích nhất vẫn là truyện Cây tre trăm đốt.

b. Thân bài: Kể lại truyện Cây tre trăm đốt theo sườn các sự kiện sau:

- Anh nông dân chăm chỉ, hiền lành đến làm thuê cho nhà phú ông

- Thấy anh làm việc giỏi, ông hứa nếu ở lại và làm cho nhà ông 3 năm không lấy tiền công thì sẽ gả con gái cho

- Sau ba năm, anh nông dân đã giúp phú ông có thêm nhiều của cải

- Đến hẹn, anh xin phú ông cưới con gái nhưng bị lão tìm cớ để lừa gạt

- Phú ông đòi sính lễ là một cây tre có trăm đốt

- Anh nông dân lên rừng tìm mãi nhưng không có cây tre nào đủ 100 đốt

- Ở nhà, phú ông tổ chức đám cưới cho con gái mình với con trai của một phú hộ khác

- Nhờ có bụt giúp đỡ, dạy cho 2 câu thần chú để gắn 100 đốt tre rời thành một cây tre, anh nông dân liền chạy về để cưới vợ

- Nhìn thấy đám cưới đang tổ chức linh đình, anh phát hiện mình bị lừa nên rất tức giận

- Anh dùng câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập, dính lão phú ông vào thân tre trăm đốt, lão nhà giàu kia muốn cứu ông ta nên cũng dính vào

- Mãi khi lão phú ông chịu thực hiện lời hứa ba năm trước, anh mới thả ra

- Thế là, anh nông dân hiền lành cưới được vợ như mong ước và sống cuộc sống bình yên, hạnh phúc

c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa của câu chuyện

Mẫu: Qua câu chuyện Cây tre trăm đốt, em học được bài học vô cùng ý nghĩa. Đó là không được tham lam, lừa dối người khác. Phải biết làm việc chăm chỉ, trung thực. Như vậy mới được mọi người yêu quý, tin tưởng. Đây cũng chính là ý nghĩa của những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể cho em nghe.

Câu 5: Viết một bài văn ngắn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.

Lời giải:

Bài văn mẫu

Ở trước nhà em có trồng rất nhiều cây tre. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường ngồi đếm các đốt của cây tre. Có lần em hỏi ông: “Ông ơi, có cây tre nào có một trăm đốt không ạ?”. Nghe vậy ông bật cười: “Muốn có cây tre trăm đốt thì phải có thần chú cơ.” Nghe vậy em liền quấn lấy ông đòi biết được câu thần chú. Vậy là ông bảo em ngồi xuống rồi kể cho em nghe câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

Chuyện kể về một anh chàng thanh niên tuy nghèo khó nhưng rất khỏe mạnh, chịu khó làm lụng. Anh làm đầy tớ cho một ông lão, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm lụng cho nhà lão mà không lấy tiền thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm lụng mà không lấy dù chỉ một đồng điền công.

Tuy nhiên, khi đến lúc cô con gái xinh đẹp trưởng thành thì ông ta đổi ý. Muốn gả cô cho tên phú hộ trong làng. Vì vậy, hắn nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm đũa cưới thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai hì hục thi tìm cây tre trăm đốt. thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra để tiện di chuyển.

Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế là, chàng vội chạy lại, gọi ông lão lại xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre, trở thành đốt tre một trăm linh một. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

Từ đó, mọi người ai cũng nể phục chàng lắm. Còn chàng thì cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

NÓI VÀ NGHE:

Kể lại một truyện cổ tích trang 57

Câu 1: Mục đích của em khi kể lại một truyện cổ tích là gì?

Lời giải:

Mục đích của em khi kể lại một truyện cổ tích là muốn kể lại cho mọi người về câu chuyện cổ tích mà mình từng đọc, từ đó truyền đạt đến mọi người về những bài học, thông điệp sâu sắc mà tác giả câu chuyện cổ tích đó đem đến.

Câu 2: Để kể lại một truyện cổ tích, cần chuẩn bị theo mấy bước? Kể tên.

Lời giải:

Để kể lại một truyện cổ tích, ta cần thực hiện theo 4 bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

+ Bước 3: Viết bài

+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Câu 3: Việc chúng ta kể lại một truyện cổ tích, có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc?

Lời giải:

Việc chúng ta kể lại một truyện cổ tích, có vai trò giữ gìn và truyền bá rộng rãi những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

Ôn tập trang 58

Câu 1: Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau:

Lời giải:

Tên truyện

Tóm tắt cốt truyện

Chủ đề truyện

Sọ Dừa

Sọ Dừa là câu chuyện về cậu bé mang hình hài kì lạ, xấu xí làm công việc chăn bò cho nhà phú ông, lấy được cô Út làm vợ và thi đỗ trạng nguyên. Mặc cho sự ghen ghét đố kị của hai người chị vợ, hai vợ chồng Sọ Dừa vẫn vượt những thử thách éo le để đoàn tụ.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị

Em bé thông minh

Có ông vua nọ sai viên quan tìm người tài giỏi. Viên quan đi khắp nơi để tìm. Khi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm ruộng. Viên quan đã ra câu đố trâu một ngày cày được mấy đường. Đứa bé hỏi ngược lại: Ngựa một ngày đi được mấy bước ông ta cứng miệng cho đấy là người có tài viên quan về tâu với Vua. Nhà vua rất mừng, nhưng vẫn tìm cách thử tài tiếp. Vua ra câu đố làm cho trâu đực đẻ con, thịt một con chim sẻ dọn ba cỗ thức ăn? Cậu bé giải đố bằng cách: Ba cậu không đẻ, rèn cây dao bằng kim? Vua phục tài ban thưởng cho cậu. Vua láng giềng muốn xâm phạm bờ cõi nước ta sai sứ đem một vỏ ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được. Cậu bé giúp vua giải đố: Lấy con kiến càng buộc chỉ vào, thoa mỡ đầu bên kia kiến đánh hơi sang trước sự thán phục của sứ giả.Vua phong em bé làm trạng nguyên xây dinh thự bên hoàng cung để tiện hỏi han.

Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú.

Non-bu và Heng-bu

Ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em, anh trai Non-bu tham lam xấu tính và em trai Heng-bu tốt bụng, hiền lành. Tuy bị người anh cướp hết tài sản người cha để lại nhưng Heng-bu vẫn chăm chỉ làm ăn, thậm chí còn giúp đỡ người khác. Còn người anh thì xua đuổi em mình lúc em khốn khó nhất. Trong một lần cứu chú chim nhạn non, gia đình Heng-bu được đền ơn bằng hạt bầu. Khi trồng, cây bầu mang đến trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, tiền bạc. Người anh biết được sự tình đó, cố tình bắt bước người em nuôi một đôi chim nhạn. Chờ mãi không được, Non-bu đã lôi một chú chim non bẻ chân rồi băng bó lại, dặn dò nhớ trả ơn. Rồi con chim cũng quay lại ngậm một hạt bầu. Người anh hớn hở trồng thế nhưng cứ bổ một quả bầu thì mọi tai họa, trừng phạt người anh trai. Người anh trai trở nên nghèo đói. Heng-bu nghe tin vội chạy đến mời gia đình anh trai về chung sống với mình.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị

 

Câu 2: Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?

Lời giải:

- Em thích nhất truyện cổ tích “Em bé thông minh”, vì nhân vật em bé đã bộc lộ được trí thông minh, cách xử lí tình huống rất khéo léo qua các thử thách.

Câu 3: Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?

Lời giải:

- Với hình thức viết cần phải chú ý:

+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích.

+ Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.

Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.

+ Bước 3: Khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

- Đối với hình thức nói, cần lưu ý:

+ Bước 1: Xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.

+ Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.

+ Bước 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết.

Câu 4: Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Lời giải:

- Truyện cổ tích là những giá trị văn hoá dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện là những bài học đạo lí làm người mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu sau này.

1 349 lượt xem